Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Một phần của tài liệu 0404 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 74)

5. Ket cấu của luận văn

2.2.1 Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

2.2.1.1 Thông qua chỉ tiêu tổng dư nợ

Chi nhánh Agribank tỉnh Điện Biên là ngân hàng được đánh giá là chủ lực, kinh doanh và phục vụ trên địa bàn tỉnh. Những năm qua Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên luôn xác định thị trường, khách hàng truyền thống và chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở bám sát các chính sách, chủ trương của tỉnh về kinh tế để tập trung đầu tư, mở rộng tín dụng. Song song với việc tập trung giữ vững thị trường ở nông nghiệp nông thôn, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên cũng chủ động nâng cao, phát triển thị phần ở khu vực huyện thị phát triển về kinh tế, tiếp cận các dự án lớn của khách hàng trong và ngoài tỉnh, chủ động đưa ra các sản phẩm tín dụng mới, đa dạng đối tượng cho vay. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn vốn hiện có, tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.

Cơ cấu sử dụng vốn được phản ánh qua bảng số liệu 2.5 dưới đây. 48

Bảng 2.5: Cơ cấu sử dụng vốn qua các năm

Cho vay khách hàng bằng vốn của NHNo 3.769.00 0 95,32 4.733.000 95,83 5.735.00 0 96,55 Trong đó: + Vốn tự huy động từ Chi nhánh 2.174.00 0 54,98 2.970.000 60,14 3.699.00 0 62,27 + Vốn Sử dụng của TW 1.595.00 0 40,34 1.763.000 35,69 2.036.00 0 34,28 Cho vay khách hàng bằng vốn UTĐT 154.000 3,89 159.000 3,22 149.000 2,51 Tổng 3.954.114 100 4.938.963 100 5.939.858 100

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng 3.923 100 4.892 100 5.884 100 Dư nợ tín dụng 3.923 100 4.892 100 5.884 100 Ngắn hạn 1.783 45,45 2.473 50,55 2.887 49,07 Trung hạn 798 20,33 1.175 24,02 1.824 31 Dài hạn 1.020 26,00 912 18,64 849 14,42

Dư nợ cho vay

UTĐT 154 3,92 159 3,25 149 2,53 Tổng nguồn vốn 3.923 3.325 3.388 Tỷ trọng dư nợ/tổng nguồn vốn 135% 147,13 173,67

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank tỉnh Điện Biên năm 2014,2015,2016)

Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam dù đã có chuyến biến theo tình hình kinh tế thế giới song vẫn còn nhiều biến động xảy ra, Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên cũng đã nỗ lực trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn cho vay khách hàng bằng vốn của chính chi nhánh tăng đều qua các năm và luôn chiếm tỷ lệ cao trên 95%, từ hơn 95% năm 2014 và 2015, đến năm 2016 đã tăng lên 96,55%, chứng tỏ chi nhánh luôn phấn đấu tăng tỷ lệ cho vay khách hàng bằng nguồn vốn của mình đế giúp an toàn và chủ động hơn trong hoạt động cho vay. Ngoài vốn huy động từ chi nhánh, Agribank tỉnh Điện Biên vẫn phải sử dụng thêm nguồn vốn từ TW đế đáp ứng hoạt động cho vay của mình, do đó trong thời gian tới đơn vị cần tiếp tục nâng cao tỷ lệ huy động đế đáp ứng sự tăng trưởng nhanh của vốn vay. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng sử dụng chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro giúp điều chỉnh nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ đế vừa đảm bảo an toàn hoạt động

49

thanh khoản, vừa đảm bao phù hợp với cơ cấu nguồn vốn vay trong hoạt động kinh doanh của mình.

B ảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng qua các năm

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Cho vay các tô chức kinh tế, cá nhân trong nước

3.560.000 90,74 4.506.000 92,11 5.354.000 90,99

Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá

- - - - - -

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư

363.000 9,26 386.000 7,89 530.000 9,01

Nợ cho vay được khoang và nợ chờ xử lý

- - - - - -

Tong 3.923.000 Tõõ 4.892.000 "700 5.884.000 “100

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank tỉnh Điện Biên năm 2014,2015,2016)

về cơ cấu sử dụng vốn trong tổng nguồn vốn có thì dư nợ tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng vốn. Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên năm 2014 và năm 2016 lớn hơn so với cho vay ngắn hạn, năm 2015 tỷ trọng này gần tương đương nhau. Điều này là vấn đề mà ngân hàng phải thực hiện để có chính sách cụ thể giảm mức cho vay dư nợ trung dài hạn để cân đối với nguồn tiền gửi. Do nguồn huy động hàng năm với khoản tiền gửi trung dài hạn trên 12 tháng là thấp hơn so với tiền gửi dưới 12 tháng, nguồn vốn chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn của Agribank việt Nam.

Ta thấy tỷ trọng dư nợ/tổng nguồn vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên luôn ở mức cao trên 135%, chứng tỏ khả năng sử dụng vốn vay của chi nhánh rất hiệu quả. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn hiệu quả, vốn không bị đọng trì trệ vốn

50

hay lãng phí vốn, điều này ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Có thể thấy qua các năm, tỷ trọng này càng ngày càng tăng, đến năm 2016 là 173%. Tuy nhiên mức chênh lệch quá lớn khiến cho việc cân bằng giữa huy động và cho vay của chi nhánh sẽ gặp khó khăn và tiềm ẩn rủi ro, cần phải cân đối để vừa tăng hiệu quả sử dụng vốn vừa đảm bảo chất lượng kinh doanh.

Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế vẫn còn diễn biến phức tạp dù đang phục hồi dần dần hiện nay. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được đảm bảo. Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên đã tăng cường việc kiểm soát tín dụng tập trung, từ khâu thẩm tra, phê duyệt đến giải ngân, áp dụng hệ thống chấm điểm khách hàng để chuẩn hóa việc kiểm soát rủi ro và phân loại khách hàng, tăng cường giám sát khách hàng trong và sau khi cho vay để nắm vững tình hình khách hàng, thu hồi các khoản nợ đến hạn.

2.2.1.2. Kết cấu dư nợ

a) Ket cấu tín dụng theo lo ại cho vay

B ảng 2.7: Chi ti ết dư nợ theo loại cho vay

Thành phần kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng 3.923 100 4.892 100 5.884 100

Dư nợ cho vay theo

Doanh

2.491 63,5 2.742 56,05 2.759 46,89

Dư nợ cho vay HSX&CN

1.432 36,5 2.150 43,95 3.125 53,11

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank tỉnh Điện Biên năm 2014, 2015, 2016)

51

Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên là chi nhánh cấp I, loại I (tính đến thời điếm 31/12/2016) của hệ thống ngân hàng Agribank Việt Nam. Dưới chi nhánh còn có các phòng giao dịch và chi nhánh huyện, thị, thành phố nên địa bàn cho vay của chi nhánh rộng lớn. Phần lớn nguồn vốn vay của Agribank tập trung vào hoạt động cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước, chiếm hơn 90% hoạt đông cho vay qua các năm. Ngoài ra các hoạt động cho vay khác như cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư chiếm khoảng 10% dư nợ cho vay.

b) Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

Cơ cấu dư nợ cho vay của được thế hiện theo bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng 3.923 100 4.892 100 5.884 100

Dư nợ cho vay NNNT

2.881 73,43 3.801 77,7 4.585 77,92

Dư nợ cho vay lĩnh vực khác

1042 26,57 1.091 22,3 1.299 22,08

52

Bi ểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng kinh tế giai đoạn 2014-2016

Từ bảng trên ta có thể thấy, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tổ chức chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2014 là 63,5%. Tuy nhiên cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế có xu hướng thay đổi của các năm, đến năm 2015 dư nợ cho vay theo HSX&CN tăng mạnh từ 36,5% lên tới 43,95%, đến năm 2016 vượt 50%/tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ cơ cấu cho vay của ngân hàng Agribank tỉnh Điện Biên đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lĩnh vực cho vay doanh nghiệp tổ chức sang cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ...phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển của Agribank tỉnh Điện Biên nói riêng và Agribank toàn hệ thống nói chung.

53

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay theo lĩnh vực kinh tế

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Sản xuất và chế biến 126.100 3,21 92.400 1,90 95.300 1,62

Vận tải và viễn thông 44.000 “Ũ2 38.000 0,78 46.000 "0,78

Thương mại 94.000 2,40 119.000 2,44 153.000 2,60

Xây dựng 1.333.000 33,98 1.663.000 33,99 1.921.000 32,65

SXPP điện, khí đốt, nước 215.000 5,48 282.000 5,76 358.000 6,08

Công nghiệp khai thác mỏ 0 0 0 0 0 0

Nông lâm nghiệp 2.082.000 53,07 2.663.000 54,43 3.271.000 55,59

Thủy sản 3.900 0,10 4.600 0,09 4.700 “0,08

Các ngành khác 25.000 0,64 30.000 0,61 35.000 0,60

Tổng 3.923.000 “100 4.892.000 100 5.884.000 1ÕÕ

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank tỉnh Điện Biên năm 2014, 2015, 2016)

Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực kinh tế của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên tập trung chủ yếu vào khách hàng là hộ gia đình. Là ngân hàng thương mại cho vay chủ đạo lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, hiện dư nợ cho vay của Agribank tỉnh Điện Biên luôn chiếm phần lớn, góp hần quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Xác định nông nghiệp, nông thôn là thị trường truyền thống nông dân là người bạn đồng hành, Agribank Điện Biên tập trung phát triển cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đã góp phần đa dạng hóa đầu tư theo các thành phần kinh tế của Agribank Điện Biên. Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của chi nhánh luôn chiếm trên 70% dư nợ cho vay toàn tỉnh, chứng tỏ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn là ưu tiên hàng đầu của tỉnh, đảm bảo mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính của Agribank là ngân hàng của người dân.

Đối với cho vay doanh nghiệp nhà nước: hiện tại chi nhánh đang cho vay tài trợ các dự án lớn thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm: Thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu và,...cho vay dự án cây cà phê tại Mường Nhé. Đối với loại hình

54

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện chưa phát sinh loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên chú trọng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, công nhân viên chức nhà nước có thủ nhập ổn định, đặc biệt là các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như cho vay mua nhà, mua ô tô, du học, du lịch.

c) Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế

Bảng 2.10: Chi ti ết cho vay theo ngành nghề kinh tế

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank tỉnh Điện Biên năm 2014,2015,2016)

Mỗi ngân hàng đều có thế mạnh và lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhưng với Agribank Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên nói riêng, thì hoạt động tín dụng cúa đơn vị luôn tập trung vào sự phát triển bền vững của nông

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Bất động sản 3.577.000 5.093.000 6.393.000

55

nghiệp nông thôn. Do đó, nông lâm nghiệp luôn là ngành nghề kinh tế được chú trọng và ưu tiên đầu tư nhất.

Qua bảng trên ta thấy, hoạt động tín dụng ở chi nhánh tỉnh Điện Biên tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp, xây dựng cơ bản, sản xuất chế biến và sản xuất sản phẩm điện (có nhiều dự án thủy điện lớn tập trung ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu). Do Điện Biên là một tỉnh vùng núi, địa bàn phân cách, đất đai màu mỡ gạo nổi tiếng như cánh đồng Mường Thanh,...nên hoạt động sản xuất nông nghiệp nhiều lợi thế. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị còn yếu nên hoạt động sản xuất chỉ chủ yếu tập trung ở một số lĩnh vực trên, cụ thể như sau:

Ngành nông lâm nghiệp tỷ trọng tăng qua các năm, năm 2016 có dư nợ là 3.271.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 55,59% tổng dư nợ cho vay. Năm 2014 và 2015 tỷ trọng nông lâm nghiệp cũng đều chiếm trên 50% tổng dư nợ. Hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên tập trung chủ yếu vào hoạt động của các trang trại, dịch vụ nông nghiệp, phát triển cây cà phê, cây ăn quả tại các huyện trên địa bàn tỉnh.

Ngành xây dựng: Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong các ngành dịch vụ, ngành xây dựng luôn chiếm trên 3 0% trên tổng dư nợ cho vay. Điện Biên vẫn đang là một trong những vùng trọng điểm kinh tế khu vực Tây Bắc, các hoạt động xây dựng đầu tư đang được mở rộng và chú trọng do đó hoạt động xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu.

Ngành thương mại, dịch vụ: Đây là một lĩnh vực còn mới trên địa bàn. Dư nợ đối với ngành thương mại dịch vụ ngày càng tăng, cụ thể năm 2014 là 94.000 triệu đồng chiếm 2,4%, năm 2015 là 119.000 triệu đồng nhưng đến năm 2016 đã lên tới 153.000 triệu đồng. Dự kiến trong những năm tiếp theo, dư nợ với ngành này tiếp tục tăng cao trên toàn địa bàn tỉnh Điện Biên.

Dư nợ các ngành khác năm 2016 là 35.000 triệu đồng, chiếm 0,6% tổng dư nợ.

Trong thời gian tới Agribank Chi nhánh Điện Biên tập trung cơ cấu lại danh mục đầu tư tín dụng vào các ngành nghề được định hướng đầu tư phát triển theo

56

mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên và của ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên cũng đặt ra mục tiêu riêng cho việc cơ cấu lại danh mục đầu tư. Ngân hàng sẽ ưu tiên đối với các linh vực như cho vay tiêu dùng: mua nhà, mua xe, chữa bệnh....và ngành dịch vụ thương mại.

d) Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo

Cùng với việc gia tăng của các khoản vay thì số lượng và giá trị của các tài sản đảm bảo cũng tăng qua các năm.

Bảng 2.11: Tỷ l ệ tài sản bảo đảm dư nợ qua các năm

Động sản 430.000 690.000 919.000

Chứng từ có giá 43.000 52.000 47.000

Tài sản khác 3.403.000 4.153.000 4.744.000

Tống TSĐB 7.453.000 9.988.000 12.103.000

Dư nợ tín dụng 3.923.000 4.892.000 5.884.000

Tỷ lệ tài sản đảm bảo/tổng dư nợ (lần)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Huy động Dư nợ Hệ số SD vốn Huy động nợ Hệ số SD vốn Huy động Dư nợ Hệ số SD vốn Ngắn hạn 2.552 1.783 69,87 2.959 2.473 83,58 2.913 2.88 7 99,11 Trung và DH 355 2.140 602,82 366 2.419 660,9 3 475 72.99 5 630,9 Tổng 2.907 3.923 3.325 4.892 3.388 5.88 4

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank tỉnh Điện Biên năm 2014,2015,2016)

Năm 2014 tổng tài sản đảm bảo là 3.923.000 triệu đồng tỷ lệ đảm bảo nợ là 1,90 lần; thì sang năm 2015 giá trị tài sản đảm bảo đã tăng lên là 4.892.000 triệu đồng, tỷ lệ đảm bảo nợ là 2,04 lần; năm 2016 giá trị tài sản đảm bảo là 5.884.000 triệu đồng và tỷ lệ là 2,06 lần. Như vậy năm 2016 cứ 1 đồng nợ của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên được đảm bảo bằng 2,06 đồng tài sản đảm bảo. Có thể thấy chi nhánh rất chú trọng đến việc gia tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo để đảm bảo khoản nợ vay, tính hợp pháp và khả năng thanh khoản của tài sản đảm bảo. Cho vay không có tài sản đảm bảo của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên đang hướng tới giảm dần về lượng, chủ yếu chỉ áp dụng đối với những khoản vay tiêu dùng cá nhân nhỏ, vay

57

cho hộ gia đình thực hiện hoạt động nông nghiệp với mức vay dưới 50 triệu đồng, hoặc cho khách hàng là cán bộ công nhân viên chức những người có nguồn thu nhập và có nguồn thu nhập được chuyển vào tài khoản mở tại ngân hàng Agribank

Một phần của tài liệu 0404 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w