Nâng cao hiệu quả từng bước trong quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu 0404 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 111)

5. Ket cấu của luận văn

3.2.3. Nâng cao hiệu quả từng bước trong quy trình tín dụng

Một quy trình vay hoàn chỉnh bao gồm các bước sau: Bước 1: Thẩm định và phê duyệt tín dụng

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ Bước 3: Cấp tín dụng

Bước 4: Giám sát sau khi cấp tín dụng Bước 5: Xử lý nợ có vấn đề

Bước 6: Xử lý nợ xấu

Quy trình cho vay cần có độ chính xác, linh hoạt và thống nhất khoa học để phòng ngừa rủi ro và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, từ đó cải thiện hiệu quả tín dụng, cụ thể như sau:

88

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm đị nh

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định là một giải pháp quan trọng vì đây là khâu quyết định xem có chấp nhận cho khách hàng vay vốn hay không. Trong quá trình thẩm định, việc thu thập thông tin và xử lý thông tin là hai yếu tố không thể tách rời.

Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau: do khách hàng cung cấp thông qua các báo cáo tài chính, hồ sơ xin vay của khách hàng; trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước CIC; các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng về các lĩnh vực, ngành nghề mà khách hàng đang hoạt động; thông tin từ các tổ chức tín dụng khác hoặc của các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương nơi khách hàng đặt địa điểm.

Khi đã nắm được các thông tin cần thiết, việc tiếp theo là phải lựa chọn khách hàng phù hợp. Ngân hàng cần chú ý đến những khách hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả, làm ăn có uy tín và trả nợ đúng hạn. ngân hàng cũng có thể xem xét quan hệ kinh doanh của khách hàng với các tổ chức kinh tế khác qua nhiều giai đoạn để đánh giá mức độ, uy tín của khách hàng.

Trong quá trình thẩm định, cần tập trung vào phân tích các vấn đề sau: - Năng lực pháp lý của khách hàng:

Ngân hàng có thể đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng thông qua các giấy chứng nhận tư cách pháp nhân hay thể nhân của khách hàng, giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động của công ty. Các giấy tờ đó phải chứng minh được doanh nghiệp hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật như luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư nước ngoài.

- Năng lực tài chính của khách hàng

Thông qua các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp, cán bộ tín dụng có được một cái nhìn khái quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp đó trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính. Bên cạnh đó, phân tích kết hợp với các thông tin thu thập được từ bên ngoài để đưa ra những nhận định đúng đắn nhất về khả năng thực sự của ngân hàng. Đồng thời cần dự báo các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện của doanh nghiệp để có biện pháp phối hợp kịp thời.

89

- Đánh giá các phương án đảm bảo tiền vay

Tài sản đảm bảo là cơ sở để ngân hàng thu nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Do đó khi thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra chính xác giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn của tài sản trên cơ sở định giá tài sản theo quy định hiện hành.

Hiện nay có nhiều trường hợp, khách hàng sử dụng một tài sản đảm bảo để đi vay vốn ở nhiều ngân hàng. Vì vậy cán bộ tín dụng cần sáng suốt hơn trong việc thẩm định tài sản đồng thời phải xác định rõ giá trị tài sản đảm bảo nhằm cung cấp cho khách hàng các khoản tín dụng tối đa mà vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

- Đánh giá hiệu quả của phương án vay vốn

Khả năng ngân hàng có thu hồi được vốn hay không phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của dự án, vào tính khả thi của dự án đó. Vì vậy, đây là bước quan trọng nhất trong công tác thẩm định.

- Phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi lên kế hoạch sản xuất kinh doanh hay lập một dự án nào đó đều tính đến những tác động và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, cán bộ tín dụng cũng cần phải chú ý đến công tác phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn và trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo an toàn cho cả khách hàng và ngân hàng.

Sau khi thu thập và xử lý thông tin, nếu khách hàng không thoả mãn với các điều kiện cho vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên, các cán bộ tín dụng ghi rõ ý kiến của mình trong tờ trình gửi thủ trưởng đơn vị xem xét.

3.2.3.2. Chú trọng công tác kiểm tra, quản lý sau vay

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay là một việc làm cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tín dụng. Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, các cán bộ tín dụng phải luôn chủ động theo sát quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm đảm bảo cho mỗi đồng vốn của ngân hàng luôn được sử dụng đúng mục đích và không trái với các quy định của pháp luật. Trong mỗi lần liên lạc với khách hàng, cán bộ tín dụng cần ghi nhật ký nội dung trao đổi với khách hàng. Phương thức

90

liên lạc có thể thông qua điện thoại, thư điện tử hoặc trực tiếp gặp gỡ khách hàng. Nhật ký này được lưu giữ trong hồ sơ khách hàng 6 tháng/lần.

Cán bộ tín dụng cần thông báo kịp thời cho thủ trưởng đơn vị hoặc các cấp có thẩm quyền về các thông tin thay đổi (nếu có) của khách hàng như pháp lý, tài chính, nhân sự, thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.3.3. Xử lý nợ có vấn đề

Khi phát sinh các khoản nợ có vấn đề, nợ đã quá hạn hoặc nợ chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc do doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật. Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ.

Cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các dấu hiệu về khoản vay có vấn đề như: Doanh nghiệp trì hoãn nộp báo cáo tài chính, sự chậm trễ trong việc trả lãi và gốc, có sự thay đổi ban lãnh đạo,...Khi thấy dấy hiệu của nợ có vấn đề, ngân hàng cần tiến hành ngay các biện pháp cần thiết như:

- Tư vấn cho khách hàng về việc bán sản phẩm, thu hồi công nợ hoặc thêm vốn cho doanh nghiệp khi thấy có triển vọng trong phương án sản xuất kinh doanh để duy trì hoạt động và có lãi trả ngân hàng, đồng thời phải giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay cho đến khi số nợ được thanh toán hết

- Đề nghị doanh nghiệp cắt giảm bớt kế hoạch đầu tư trung dài hạn, mua sắm tài sản không cần thiết và một số hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thậm chí phải kiểm tra thu nhập và chi phí của người vay để tập trung nguồn thu trả nợ..

3.2.3.4. Thu hồi nợ xấu

Cần lập ban riêng để xử lý nợ xấu. Khi các cấp có thẩm quyền quyết định chuyển nợ quá hạn sang bộ phận quản lý và thu hồi nợ, các cán bộ tín dụng dừng liên lạc trực tiếp với khách hàng, các cán bộ quản lý và thu hồi nợ sẽ tiếp nhận và là đầu mối duy nhất làm việc với khách hàng. Sau khi nhận chuyển giao, bộ phận quản lý và thu hồi nợ phải tiến hành đánh giá lại khoản vay và đề xuất các giải pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

91

Neu khách hàng hợp tác và có khả năng trả nợ trong tương lai, cán bộ quản lý nợ có thể trình lên lãnh đạo tờ trình tái cấu trúc khoản vay đồng thời phải giám sát các khoản nợ và khách hàng đến khi tình trạng khách hàng quay trở lại bình thường (nợ nhóm 1).

Trường hợp doanh nghiệp lỗ lớn không thể duy trì hoạt động và ngân hàng đã áp dụng các biện pháp khai thác, thương lượng những khách hàng vẫn không có thiện chí trả nợ thì ngân hàng cần có biện pháp xử lý tài sản đảm bảo hoặc đưa ra cơ quan pháp luật giải quyết.

Một phần của tài liệu 0404 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w