5. Ket cấu của luận văn
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và triển khaicác biện pháp cụ thể hạn
thể hạn chế rủi ro
- Công tác kiểm tra, giám sát với các khoản tín dụng phải được thực hiện trong suốt quá trình cấp tín dụng, tức là trước trong sau khi cấp tín dụng.
- Thường xuyên đánh giá lại các hoạt động tài chính và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, tư đó phát hiện sớm nhưng dấu hiệu đáng ngờ để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
- Thu thập thông tin khách hàng từ nhiều kênh khách nhau để đánh giá được đầy đủ khách hàng. Tạo ra nhiều tiện ích sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, tích cực bán chéo khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán từ đó nắm bắt được tình hình và hiệu quả hoạt động tín dụng của khách hàng.
- Xây dựng bộ phẩn quản trị rủi ro chuyên biệt. Hiện nay Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên chưa có bộ phận chuyên riêng biệt kiểm tra giám sát tín dụng độc lập chi nhánh mà hoạt động kiểm tra chỉ có các đoàn kiểm tra, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng cấp trên theo từng chuyên đề, chương trình. Cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ không có kỹ năng quản trị rủi ro chuyên sâu mà chủ yếu chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các chi nhánh. Vì vậy, ngân hàng cần thành lập bộ phận quản trị rủi ro riêng biệt về tín dụng tại chi nhánh để quản trị rủi ro, phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, ngành kinh tế và khu vực. Bộ phận quản trị rủi ro thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định lượng hàng quý để xác định đúng chất lượng tín dụng và làm cơ sở trích lập dự phòng để hạn chế rủi ro tín dụng.
92