Thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu

Một phần của tài liệu 0404 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 86)

5. Ket cấu của luận văn

2.2.3. Thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu

Trong thời gian qua hệ thống NHTM Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn điển hình là nợ xấu. Nợ xấu đã trở thành một nỗi lo thường trực của nhiều ngân hàng thương mại không chỉ ở trên thế giới mà còn ở hệ thống các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nợ xấu đã, đang và có thể sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế. Đây được coi là nguyên nhân chính gây kìm hãm, hạn chế sự lưu thông của dòng tín dụng trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu không tốt hay để xảy ra tình trạng nợ

59

xấu diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Hiện nay, nợ xấu trong các ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện diện ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu vẫn rơi vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng..do ảnh hưởng của thị trường bất động sản. Hậu quả của nợ xấu vô cùng nan giải, bởi nó tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng thương mại, khách hàng nói riêng. Đối với nền kinh tế, nợ xấu sẽ làm gia tăng sức ép tình trạng lạm phát, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh và nếu nợ xấu với dòng tín dụng lớn rất có thể sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây ra khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng và khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế. Đối với hệ thống các ngân hàng thương mại, nợ xấu sẽ là nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại giảm thiểu hiệu quả trong việc sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, chịu rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán cho các khoản thanh toán của ngân hàng... Đặc biệt, nếu tình trạng nợ xấu diễn ra thường xuyên, liên tục và không được xử lý dứt điểm sẽ khiến các ngân hàng thương mại bị mất uy tín trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình.

Dựa vào Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 6 tháng 6 năm 2007;

2. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt

Nhóm Loại Tỷ l ệ trích lập dự phòng

Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn "0%

60

động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014;

3. Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2014.

4. Quyết định ngày 04 tháng 06 năm 2014 số 22/VBHN -NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm những khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2- Nợ cần chú ý: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ nay được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc hoặc lãi.

Nhóm 4- Nợ nghi ngờ: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng gây tổn thất cao.Ví dụ về một khoản vay “nghi ngờ” là một khoản cho vay có đặc điểm của khoản vay “dưới chuẩn” thêm vào đó, khoản cho vay này quá hạn lâu và không được đảm bảo đầy đủ bằng giá trị có thể thực hiện được của tài sản thế chấp.

Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm những khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi. Điều này không có nghĩa là các khoản cho vay này hoàn toàn bị mất nhưng trên thực tế đó là các khoản vay cần

61

được xóa mặc dù trong tương lai ngân hàng có thể thu hồi được phần nào khoản vay bằng nhiều biện pháp.

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý được xem là nợ thông thường, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn được xem là nợ xấu. Theo đó các ngân hàng cũng áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng cố định cho từng nhóm nợ. Rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay khách hàng được tính bằng giá trị còn lại của các khoản vay sau khi đã trừ đi giá trị các tài sản đảm bảo được chiết khấu theo tỷ lệ. Dự phòng cụ thể được trích lập trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm như sau:

B ảng 2.13: Tỷ l ệ trích lập dự phòng theo QĐ 493 và QĐ18 (được thay thế bởi

Nhóm 2 Nợ cần chú ý ^5%

Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn ^^20%

Nhóm 4 Nợ nghi ngờ 50%

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 3.630.000 92,6 4.722.000 96,5 5.610.00 0 95,38 Nợ cần chú ý 208.000 5.3 80.800 1,65 159.800 2,70

Nợ dưới tiêu chuẩn 8.000 0.20 11.200 0,23 24.000 0,40

Nợ nghi ngờ 14.000 0.35 10.800 0,22 33.000 0,56 Nợ có khả năng mất vốn 62.600 1,60 67.600 1,4 56.800 0,96 Tổng dư nợ 3.923.000 100.00 4.892.000 100.00 5.560.00 0 1000.00 Nợ quá hạn 199.964 5,5 180.346 3,68 167.356 3,01 Nợ xấu 84.800 2,16 89.700 1.83 114.000 1,94

Quyết định 493 cũng yêu cầu các ngân hàng duy trì mức dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, giá trị của cá khoản bảo lãnh, các cam kết cho vay không hủy ngang và các cam kết chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Điếm đáng lưu ý của thông tư 02 là dựa trên kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cung cấp, toàn bộ số dư nợ và giá trị cam kết ngoại bảng của một khách hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ và xếp vào nhóm có mức độ rủi ro cao. Nghĩa là nếu một doanh nghiệp có nhiều khoản nợ tại một ngân hàng hoặc các ngân hàng khác nhau, nếu 1 khoản nợ bất kỳ bị xếp vào nợ nhóm 5 thì tất cả các khoản nợ tại các ngân hàng đó hoặc các ngân hàng khác cũng bị xếp vào nợ nhóm 5. Định kỳ hàng tháng, TCTD chỉ đạo các bộ phận có liên quan nhanh chóng rà soát, gửi kết quả tự phân

62

loại nợ khách hàng cho CIC chậm nhất ngày 10 tháng tiếp theo của tháng báo cáo và thực hiện báo cáo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thông tư 02 về cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chậm nhất ngày 15 của tháng tiếp theo tháng báo cáo.

Dựa trên các quy định của NHNN và thực tế hoạt động cho vay tại ngân hàng, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên đã tiến hành phân loại nợ như sau:

Bảng 2.14: Tình hình phân loại nợ tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank tỉnh Điện Biên năm 2014,2015,2016)

- Ve tỷ lệ nợ quá hạn

Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã giảm từ 199.964 triệu đồng năm 2014 còn 180.346 triệu đồng năm 2015 chiếm tới 3,8% tổng dư nợ. Đến năm 2016, nợ quá hạn của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên đã giảm về mức 167.356 triệu đồng, và chỉ chiếm 2,98% tổng dư nợ. Tỷ nợ nợ quá hạn năm 2014 cao vượt bậc, so với năm 2013 nợ quá hạn chỉ là 79.000 triệu đồng, nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến 199.964 triệu đồng. Tỷ lệ thu lãi còn thấp, lãi đọng cao, chủ yếu lãi đọng không thu được trong năm này do một số khách hàng như: nhà máy xi

6.00 % 5.00 5.10% ^l3 .67% 63

măng Điện Biên, Cty TNHH MTV Tiến Mạnh, công ty CP cà phê Thái Hòa Mường Ăng, Công ty TNHH ĐT&PT Điện Biên và các khoản vay khác tại chi nhánh Mường Ăng. Cơ cấu nợ cho vay năm 2014 chưa hợp lý, tỷ lệ cho vay Hộ sản xuất cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn còn thấp (chỉ chiếm 35,5%/tổng dư nợ), trong khi đó dư nợ tập trung quá lớn vào một số khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng có liên quan như Tập đoàn Hưng Hải, Công ty CP Xi măng Điện Biên, Công ty TNHH TMV Tiến Mạnh Lai Châu. Tuy nhiên nợ quá hạn đã dần được kiểm soát, cùng với sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, nợ quá hạn giảm dần qua các năm và đảm bảo ở mức cho phép, giúp nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của đơn vị

- về tỷ l ệ nợ xấu

Quan bảng trên ta thấy cùng với việc tăng dư nợ tín dụng thì nợ xấu cũng có xu hướng gia tăng. Nợ xấu năm 2014 là 84.800 triệu đồng nhưng đến cuối 2016 đã tăng lên 114.000 triệu đồng (tăng 34,43%). Tỷ lệ nợ xấu luôn được đảm bảo dưới 3% theo quy định của NHNN, nợ xấu tăng vào năm 2014 do việc tăng nợ quá hạn cũng như hoạt động doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Tuy nhiên sang năm 2015 nợ xấu đã giảm xuống duy trì ở mức 1,83%, đến năm 2016 nợ xấu tăng nhẹ 1,94% nhưng vẫn dưới 2%.

Nợ đủ tiêu chuẩn chiếm trên 90% tổng dư nợ và có xu hướng tăng cao đều qua các năm, năm 2016 là 5.610.000 triệu đồng tăng 18,8% so vơi năm 2015. Nợ dưới tiêu chuẩn có tỉ trọng tăng nhẹ trong gian đoạn từ 2014-2016. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng từ 62.600 triệu đồng năm 2014 lên 67.600 triệu năm 2015 nhưng sau đó dần được ổn định và giảm sang năm 2016 còn 56.800 triệu đồng (giảm 16% so với năm 2015).

Ta có thể nhận thấy trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên, việc phân loại nợ đánh giá nợ đã được điều chỉnh theo hướng tích cực, điều chỉnh kỳ hạn nợ gia hạn nợ được thực hiện để cơ cấu hỗ trợ doanh nghiệp cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

64

Đối với chi nhánh tỉnh Điện Biện, nợ cần chú ý năm 2016 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2015 (từ 80.800 triệu đồng lên đến 159.800 triệu đồng, tăng 97,77%), do đó nếu không được cơ cấu hợp lý thì sẽ dễ dẫn đến chuyển sang nợ xấu nhóm 3, từ đó sẽ gây khó khăn hơn cho công tác xử lý và phân loại nợ. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho chi nhánh trong thời gian tới. Việc tăng trưởng quá nhanh chưa chú ý đi kèm với tăng trưởng chất lượng tín dụng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu, nợ khó đòi trong tương lai.

Ngoài ra có thể thấy sự chênh lệch đánh kể giữa tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2014-2016 như sau:

% 4.00 % 3.00 % 2.00 % 3.01% 2.16% ... 1.83% 1.94%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

—Nợ quá hạn 5.1 3.67 3.01

Chỉ tiêu Năm 2014 (%) Năm 2015(%) Năm 2016(%) NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Điện Biên 2,16 1,83 1,94 NHTM CP ĐT&PT chi nhánh Điện Biên 1,80 1,92 1,78 NHTM CP công thương chi nhánh Điện Biên

1,54 1,93 1,88

Ngân hàng Liên Việt - chi nhánh Điện Biên

- 0,8 1,12

♦ Nợ quá hạn

■ Nợ xấu

Bi ểu đồ 2.4: Bi ến động nợ xấu và nợ quá hạn của Agribank Đi ện Biên

Quan hình trên ta thấy, đối với nợ quá hạn luôn chiếm trên 3% tỷ trọng tổng dư nợ trong khi nợ xấu bình quân 2%. Đặc biệt năm 2014 khi nợ quá hạn tăng nhanh chiếm 5,1% tổng dư nợ thì nợ xấu chỉ chiếm gần một nửa là 2,16%, thậm chí các năm trước như năm 2013 thì khi nợ quá hạn là 2,01% thì nợ xấu chỉ có 0,13%. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy do hiện tại Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên không chỉ dựa trên chỉ tiêu định lượng (số ngày quá hạn) khi tiến hành phân loại nợ mà còn sử dụng các chỉ tiêu định tính từ hệ thống xếp hạng tín dụng. Theo đó việc xác định nợ quá hạn được tính trên khách hàng chứ không tính trên khoản vay.

65

Nghĩa là nếu một khách hàng có 1 khoản vay tại một chi nhánh bất kỳ nào bị quá hạn thì tất cả các khoản vay còn lại của khách hàng đó kể cả chưa đến thời hạn trả nợ cũng bị chuyển sang nợ quá hạn, cùng với đó là việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493, do vậy ngoài yếu tố định lượng thì còn tính đến yếu tố định tính, với việc sử dụng yếu tố định tính thì việc thu thập thông tin theo bộ chỉ tiêu theo quy định để phân loại nợ của khách hàng được áp dụng đối với toàn bộ khách hàng là tổ chức và khách hàng cá nhân có dư nợ trên 500 triệu đồng.

Do đó, có thể thấy Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên thực hiện việc phân loại nợ theo đúng quy định của Nhà nước trên cơ sở chủ động đánh giá về hiện trạng tài chính của khách hàng và xác định tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn được thực hiện chặt chẽ. Để có tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% theo quy định của NHNN thì đơn vị đã phải tập trung cố gắng phân tích nhằm đưa ra các đánh giá, phân tích xử lý nợ quá hạn và các khoản nợ có khả năng quá hạn để có các biện pháp tiến hành phân loại nợ, thu hồi nợ, hạn chế thấp nhất các khoản nợ xấu tại chi nhánh.

B ảng 2.15: So sánh nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nợ xấu Tỷ trọng (%) Nợ xấu Tỷ trọng (%) Nợ xấu Tỷ trọng (%) Sản xuất và chế biến - - - - - -

Vận tải và viễn thông - - 751 0,84 - -

Thương mại 5.568 “656 5.612 6,25 6.626 “681

Xây dựng 9.427 11.11 8.480 9,45 31.511 27,63

SXPP điện, khí đốt, nước - - - - - -

Công nghiệp khai thác mỏ - - - - - -

Nông lâm nghiệp 65.249 76.90 70.340 78,39 69.880 61,27

Thủy sản - - - - - -

Các ngành khác 4.610 5,43 4.547 5,06 6.029 5,29

Một phần của tài liệu 0404 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w