Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu 0404 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 36)

5. Ket cấu của luận văn

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá định tính

Mức độ hài lòng của khách hàng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng

Hiệu quả hoạt động tín dụng được phản ánh thông qua mức độ hài lòng của khách hàng khi đến với ngân hàng. Sự hài lòng của khách hàng sẽ đến từ các yếu tố sau:

Thứ nhất: Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm khi đến giao dịch với ngân hàng, nếu ngân hàng có bảo vệ, có bãi gửi xe và có bảo vệ trông giữ không thu phí, thì khi đó ngân hàng sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp đầu tiên trong lòng khách hàng. Sơ đồ bố trí các phòng ban làm việc sẽ giúp khách hàng không bị bỡ ngỡ và dễ dàng tìm kiếm. Ngoài ra cách bố trí, trang trí phong ban, trang phục của nhân viên trang trọng, lịch sự, chuyên nghiệp, cùng với thái độ nhiệt tình niềm nở của nhân viên ngân hàng sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp tròng lòng khách hàng.

Thứ hai: Khi ngân hàng đáp ứng tốt được nhu cầu của khách hàng về lượng vốn, lãi suất, kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản nhanh gọn, ..qua đó sẽ thỏa mãn cơ hội kinh doanh của khách hàng, đem lại sự hài lòng nhất của khách hàng đối với ngân hàng.

Thứ ba: Phong cách phục vụ và cách chăm sóc khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hài lòng của khách hàng.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô tăng trưởng tín dụng a/ Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng là giá trị tín dụng do ngân hàng cấp cho khách hàng tại một thời điểm nhất định.

tín dụng, khả năng quản lý và thu hồi các khoản tín dụng đó. Một số chỉ tiêu quan

trọng với ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng lãi tín dụng = Lã tin dìụng kkỳ nmy

_________x 100% Lãi tín dụng kỳ trước

20

Tốc độ tăng trưởng tín dụng = D nợ tín dụng kỳ này x 100% Dư nợ tín dụng kỳ trước

Tỷ trọng dư nợ tín dụng = Dư nợ tin dụng x 100% Tổng tài sản có

Tỷ trọng dư nợ tín dụng cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng là bao nhiêu so với tổng tài sản, hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của ngân hàng.

b/ Doanh số tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng

Doanh số tín dụng: là tổng số tiền cho vay trong kỳ tính theo tháng, quý, năm.Doanh số tín dụng phản ánh dung lượng cho vay trong kỳ.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Tốc độ tăng trưởng tln dụng = Doan h s tín dụng k này , x 100% Doanh số tín dụng kỳ trước

1.2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng

• Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình. Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức:

Hiệu suất sử dụng vốn = y_________' ,________x 100% Tổng nguồn vốn huy động

• Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động tín dụng không những phụ thuộc vào sự tăng trưởng dư nợ tín dụng mà còn phụ thuộc vào chất lượng của các khoản

Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Công thức sau giúp đánh giá lợi nhuận hoạt động tín dụng của NHTM:

Tỷ trọng thu lãi từ hoạt động tín dụng = x 100%

Tồng thu nhập

Thu lãi dự tính và thu lãi thực trong kỳ từ hoạt động tín dụng. Thu lãi dự tính trong kỳ này có thể do dư nợ bình quân và lãi suất kỳ trước quyết định. Thu lãi thực từ hoạt động tín dụng trong kỳ là tổng lãi từ các hợp đồng tín dụng đến kỳ trả lãi trong kỳ. Việc so sánh số lãi thực thu và số lãi dự tính phản ánh chất lượng tín dụng và hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng.

• Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Doanh số thu nợ

Vòng quay vồn tín dụng = Dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao.

22

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Khi sosánh sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì nó phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng, cũng như chất lượng tín dụng qua các năm.

Hệ số thu hồi nợ giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, hay khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao, cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng càng chặt chẽ, hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao.

• Sự đa dạng hóa các khoản tín dụng của ngân hàng

Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các TCTD trong hoạt động tín dụng nói chung, việc đa dạng hóa các sản phẩm từ tín dụng ngân hàng và sự phát triển của các sản phẩm đó trên thị trường tạo ra tính linh hoạt cho ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro.

Chỉ tiêu cơ cấu tín dụng theo mức độ rủi ro

Dựa vào các tiêu chí của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 v/v “Ban hành quy định về phân loại nợ trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng”; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22/04/2007 “V/v sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005”; Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 " v/v quy định về phân loại tài sản có, mức trích phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong ho ạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" thì dư nợ của ngân hàng được chia làm 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

23

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn; Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = y___________________x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ xấu = N xau_____________x 100% Tổng dư nợ

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao.

Mặt khác, để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn ra làm hai loại:

Tỷ lệ NQH có khả năng NQH có khả năng thu hồi

= ___________________________________x 100% thu hồi Nợ quá hạn

Tỷ lệ NQH không có khả NQH không có khả năng thu hồi

= _____________________________________x 100% năng thu hồi Nợ quá hạn

24

Hai chỉ tiêu này cho chúng ta biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Do vậy sử dụng thêm chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng.

• Hi ệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

Hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chịu tác động của nhiều yếu tố, liên quan đến mọi hoạt động của ngân hàng. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng như sau:

Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ Dự phòng tổn thất tín dụng

' = ' ______________________x 100% bình quân Tổng dư nợ tín dụng

Tỷ lệ này cho biết ngân hàng dự tính bao nhiêu đồng không thể thu hổi trên tổng cấp tín dụng trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết đánh giá của ngân hàng về mức độ rủi ro của các khoản tín dụng. Đây là biện pháp để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong tương lai của ngân hàng. Việc dự phòng ít giúp vốn của ngân hàng nhiều hơn đáp ứng được nhiều khoản vay hơn, nhưng việc trích lập dự phòng phải được thực hiện đầy đủ để tránh rủi ro sau này.

Tỷ lệ dự phòng trên tổn Dự phòng tổn thất tín dụng

/ , < ɪɪ-rɪʃʒ—x 100%

thất tín dụng thực tế Tổn thất tín dụng thực tế

Chỉ tiêu này cho biết trên 100 đồng vốn khó đòi thì ngân hàng có thể bù đắp được tổn thất bằng bao nhiêu đồng từ chi phí dự phòng đã trích lập. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả trong việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0404 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w