Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0310 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 40)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng(VPBank)

Khoảng chục năm trước, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - khi ấy có tên là Ngân hàng Ngoài quốc doanh) từng được coi là "hiện tượng" của nhóm các nhà băng tư nhân làm ăn hiệu quả, tăng trưởng cao qua các năm. Tuy nhiên đến từ năm 1997 đến năm 2004, VPBank rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nợ quá hạn lên đến hơn 80% do nội bộ ngân hàng mâu thuẫn, quản trị rủi ro lỏng lẻo. Đến tháng 9/2002, Ngân hàng nhà nước đã đưa VPBank vào diện kiểm soát đặc biệt. Trước tình trạng đó VPBank đã diễn ra một cuộc cải cách mạnh mẽ từ mô hình, tổ chức, hoạt động. Đến nay, VPBank đã là một trong những Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và năm trong nhóm 12 đơn vị dẫn đầu thị trường. Để đạt được thanh công như ngày hôm nay phải kể đến thành công trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng của VPBank. Chi tiết như sau:

- Ban hành sổ tay tín dụng mới: đây là cuốn cẩm nang hệ thống các văn bản, quy định chung về hoạt động cho vay mà mỗi cán bộ tín dụng phải tuân thủ chặt chẽ trong quá trình tác nghiệp của mình. Bên cạnh đó sổ tay tín dụng còn đề cập đến quy trình quản lý rủi ro tín dụng để các cán bộ tín dụng tuân thủ thực hiện đồng thời các nhà quản lý có thể dễ ràng theo dõi,

giám sát hoạt động cho vay của đơn vị mình. Từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất.

- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay: các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp quản lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến khoản vay. Đồng thời có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát sau cho vay của các khoản vay nhằm đảm bảo an toàn vốn vay.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: VP bank đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho 2 nhóm đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Thông qua hệ thống này để tiến hành chấm điểm, xếp hạng khách hàng từ đó đưa ra các chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. Mục tiêu của chính sách nhằm tăng cường quan hệ, đưa ra các chính sách ưu đãi riêng cho từng đối tượng, điều kiện cho vay cụ thể của từng khách hàng, hạn chế quan hệ tín dụng, tăng cường các biện pháp bảo đảm với các nhóm khách hàng có xếp hạng tín dụng thấp hơn.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: VPBank thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cán bộ nhằm nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ công nhiên viên, đồng thời cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận biết và cách thức hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Techcombank đã ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với đối tác là Ngân hàng HSBC, đây là một bước ngoặt có tác động rất lớn đến cuộc cải cách của Techcombank đặc biệt Techcombank đã chuyển đổi thành công mô hình quản trị tín dụng của mình dưới sự hỗ trợ của HSBC. Chi tiết mô hình quản trị tín dụng của Techcombank như sau:

- Tại chi nhánh, nhân viên tín dụng sẽ là đầu mối bán hàng, tìm kiếm các khách hàng, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng.

- Công tác phê duyệt tín dụng sẽ được thực hiện phê duyệt tập trung tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng. Tại đây các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định bề mặt hồ sơ kết hợp với gọi điện kiểm tra các thông tin của khách hàng đối chiếu với hồ sơ khách hàng. Sau đó sẽ tiến hành đưa ra quyết định cho vay hay từ chối. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng. Trường hợp vượt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc hội đồng tín dụng trụ sở chính.

- Sau khi món vay đã được phê duyệt, hồ sơ khách hàng sẽ được chuyển qua trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản bảo đảm và giải ngân cho khách hàng.

- Sau khi giải ngân cho khách hàng xong, phòng quản lý nợ sẽ phụ trách việc theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến gặp khách hàng để thông báo nhắc nợ, nếu quá thời hạn trả nợ quy định thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản bảo đảm.

- Tại phòng quản lý rủi ro tín dụng, định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý sẽ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biến dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của các NHTM Trung Quốc

Kinh nghiệm từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại Trung Quốc cho thấy để nâng cao chất lượng tín dụng thì các ngân hàng nước này đã thực hiện các tiêu chí sau:

Thứ nhất, mở rộng tín dụng nhưng phải đi kèm với đảm bảo chất lượng tín dụng. Thực tế nhiều ngân hàng ở nước này có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng quá nhanh, trong khi không kiểm soát được các món vay từ khâu thẩm

định đến khâu sau cho vay. Đặc biệt các ngân hàng nuớc này còn cho vay những lĩnh vực ngoài thị truờng truyền thống dựa vào thế chấp, nguời bảo lãnh, danh tiếng là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

Thứ hai, đề ra các tiêu chuẩn khắt khe về trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng, thuờng xuyên đào tạo, bồi duỡng nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên đồng thời kiểm tra và đào thải các cán bộ không đạt yêu cầu.

Thứ ba, luôn đặt các tiêu chuẩn về an toàn tín dụng lên hàng đầu.

Thứ tư, tăng cuờng kiểm tra, giám sát sau cho vay. Nghiêm cấm các hành vi không tuân thủ các quy trình về kiểm tra, giám sát sau cho vay nhu không giám sát thỏa đáng các khoản cho vay xây dựng, nhu đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với doanh nghiệp, hồ sơ pháp lý không đầy đủ, không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay, không nhận biết đuợc các dấu hiệu cảnh báo nhu chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Thứ năm, việc áp dụng các mô hình quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; triển khai hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; sắp xếp lại mô hình theo khối, tách bạch khối quản lý rủi ro theo ba vòng kiểm soát, coi trọng đầy đủ các loại rủi ro trong ngân hàng, cấu trúc lại các công ty con, cùng với việc đua ra một số tiêu chí buớc đầu phục vụ cảnh báo sớm rủi ro kinh doanh ngân hàng...là những kết quả đáng ghi nhận đối với các ngân hàng Trung Quốc. Nó không chỉ là sự đòi hỏi khách quan của mỗi NHTM huớng đến sự phát triển ổn định, mà còn là đòi hỏi của nền kinh tế, của khách hàng.

Một phần của tài liệu 0310 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w