Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu 0310 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại trong quá trình thẩm định, phê duyệt cho vay và giải ngân món vay, đặc biệt là các khoản vay được nâng quyền phán quyết nhưng chưa đảm bảo tính pháp lý của dự án đầu tư, chưa xác định tính khả thi của vốn tự có tham gia vào phương án, dự án dẫn đến nhiều doanh nghiệp không đảm bảo được tỷ lệ vốn tự có theo quy định; xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi chưa căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng; chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả tài sản đảm bảo tiền vay, đặc biệt là tài sản hình thành trong tương lai; hồ sơ giải ngân một số khoản vay chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.

Thứ hai, trình độ năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng còn yếu, khả năng đánh giá, phân tích tổng thể hiệu quả của dự án còn hạn chế. Ý thức chấp hành quy trình, chế độ tín dụng chưa nghiêm, còn trường hợp nới lỏng các điều kiện cho vay, chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay nhưng vẫn giải ngân khoản vay.

Chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh chưa được thống nhất, đồng bộ chặt chẽ trên toàn hệ thống. Quy trình thẩm định và cho vay còn một số điểm chưa hợp lý liên quan đến việc phân cấp trách nhiệm của cán bộ thẩm định nên trách nhiệm trong công việc chưa cao. Nhiều phương án, dự án vay vốn thẩm định còn sơ sài, chiếu lệ gây nên nguy cơ rủi ro cao.

Thứ ba, việc đánh giá lại tài sản đảm bảo làm cơ sở xác định mức dư nợ cao nhất có bảo đảm bằng tài sản nhiều trường hợp còn mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng nên dễ tạo khe hở để cán bộ tín dụng cấu kết với

khách hàng đánh giá tăng giá trị tài sản đảm bảo, từ đó khách hàng được vay vốn nhiều hơn, làm cho rủi ro cho vay tăng lên.

Thứ tư, việc khai thác và xử lý thông tin còn nhiều hạn chế, ngân hàng không có đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn. Trong nhiều trường hợp nguồn thông tin khai thác được không còn kịp thời, chất lượng chưa cao. Hiện nay nguồn thông tin thu thập chủ yếu do khách hàng cung cấp và bản thân ngân hàng tự tìm hiểu thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Tuy nhiên, nhiều báo cáo tài chính thiếu chính xác, làm sai lệch thông tin tình hình tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu thông tin ngành hàng cũng như diễn biến thị trường trong ngành hàng mà khách hàng kinh doanh nên ngân hàng khó đánh giá đúng hiệu quả phương án kinh doanh, khả năng trả nợ dẫn đến việc tiềm ẩn rủi ro là điều khó tránh khỏi.

Thứ năm, tại trụ sở chi nhánh chưa có hệ thống cung cấp thông tin về các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế một cách hoàn chỉnh, điều này gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong quá trình đánh giá tình hình hoạt động khách hàng, tính khả thi của dự án, phương án vay vốn.

Thứ sáu, số lượng khách hàng một cán bộ tín dụng quản lý thường lớn,

nhiều trường hợp không quản lý tốt tình hình sử dụng vốn vay, tình hình trả nợ,

thiếu việc đôn đốc khách hàng trả nợ nên nợ bị quá hạn, chuyển nhóm làm tăng

nợ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, đặc biệt là cho vay doanh nghiệp.

Thứ bảy, công tác kiểm tra sau khi cho vay của cán bộ tín dụng còn yếu, chưa được chú trọng nhiều. Nhiều món vay không được kiểm tra, theo dõi thường xuyên hoặc chỉ kiểm tra mang tính hình thức nên khi có biến động về thị trường, về khả năng trả nợ, về tài sản đảm bảo cán bộ tín dụng không nắm bắt được nên không có phương án xử lý kịp thời gây ra nguy cơ rủi ro mất vốn.

Thứ tám, từ phía khách hàng vay vốn, nhiều doanh nghiệp thiếu trung thực trong khai báo tình hình tài chính, lập báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều phuơng án kinh doanh không đúng với thực tế. Khách hàng lập phuơng án, dự án để vay vốn thuờng đua ra những con số, những bằn g chứng thể hiện tính hiệu quả nhung khi tiếp nhận vốn vay lại sử dụng vốn sai mục đích, trong khi đó việc kiểm tra sử dụng vốn khi giải ngân của cán bộ tín dụng lại lỏng lẻo dẫn đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra một số doanh nghiệp cố tình chây ỳ trong việc trả nợ cũng là nguyên nhân làm nợ xấu gia tăng.

Thứ chín, cho vay của Chi nhánh hiện vân tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng lớn nhu Tập đoàn FPT, tập đoàn Hoà Phát, Tập đoàn Điện lực,... việc phát triển khách hàng mới có quy mô lớn còn hạn chế. Hiệu quả hoạt động cho vay chua đuợc cải thiện rõ rệt. Lợi nhuận từ cho vay ngắn hạn đối với nhóm khách hàng lớn, quan trọng của Chi nhánh còn ở mức thấp, ảnh huởng không nhỏ đến nguồn thu từ hoạt động cho vay. Điều này khiến quy mô du nợ của Chi nhánh dễ bị biến động khi những khách hàng này giảm hoạt động tại Chi nhánh.

Cho vay chua đuợc kiểm soát chặt chẽ, chua có sự tăng truởng hợp lý, ổn định, tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp và đay là các khách hàng có nhu cầu vốn lớn nhung tài sản đảm bảo lại ít và việc thanh toán chậm phụ thuộc vào ngân sách nhà nuớc. Tỷ trọng cho vay xây lắp đã đuợc giảm xuống cả về giá trị tuơng đối và tuyệt đối, và tiếp tục đuợc sàng lọc và hạn chế.

Thứ mười, tình hình thu hồi nợ xấu đã xử lý rủi ro còn nhiều bất cập, chưa đạt hiệu quả. Trong nhiều truờng hợp phát mại tài sản đảm bảo kéo dài làm

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tình hình biến động kinh tế bất thường, đặc biệt là khủng hoảng, suy thoái kinh tế đã tác động sâu sắc, ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Chẳng hạn như việc đăng ký tài sản đảm bảo là tài sản hình thành trong tương lai còn nhiều bất cập, chưa thực hiện được, ở một số phòng công chứng gây khó khăn cho ngân hàng; vấn đề phát mãi tài sản thế chấp: Hiệu lực của cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng, thời gian và thủ tục phát mại tài sản thường kéo dài, chi phí cao dẫn đến kéo dài thời gian thu hồi nợ của ngân hàng.

Thứ ba, môi trường kinh tế, môi trường đầu tư chưa ổn định, thị trường trong nước thiếu tính dự báo. Các chính sách vĩ mô, nhất là các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, nhà đất thay đổi, có nhiều biến động bất lợi cho hoạt động ngân hàng.

Thứ tư, Việt Nam có rất nhiều ngân hàng thương mại hoạt động cạnh tranh khá gay gắt, bên cạnh việc thay đổi cơ cấu sản phẩm và lãi suất, các ngân hàng thương mại còn có chiêu thu hút người lao động có năng lực, lôi kéo những cán bộ có năng lực, trình độ cho mình bằng nhiều hình thức ưu đãi như chế độ lương, thưởng... Điều này cũng là một trong những yếu tố t ác động mạnh mẽ đến chất lượng cho vay.

Thứ năm, việc biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, không thể dự tính được việc này. Việc này cũng là một trong những yếu tố gây rủi ro cho khách hàng và ngân hàng, có thể việc này cũng có được sự chia sẻ thiệt hại từ các Công ty bảo hiểm hoặc của Nhà nước, tuy vậy điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng.

Thứ sáu, các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống, chưa có các sản phẩm tạo được tính đột phá trên thị trường. Một số các sản phẩm cho vay như cho vay đồng tài trợ, cho vay dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài, các dịch vụ bảo lãnh vẫn chưa được khách hàng tiếp cận sâu rộng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã tập trung phân tích đánh giá thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của hoạt động này đồng thời phân tích làm rõ nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế đó. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV Chi nhánh Hà Thành ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Định hướng phát triển chung của BIDV trong thời gian tới Trong thời gian tới, BIDV ưu tiên cho các mục tiêu sau:

Thứ nhất, hoàn tất quá trình chuyển đổi BIDV thành Ngân hàng TMCP đại chúng niêm yết, hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa BIDV (cấu phần bán chiến lược) và hướng đến xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cường năng lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Thứ hai, tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững.

Thứ ba, cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Cty con, Cty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Thứ tư, duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường

tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

Thứ năm, nâng cao năng lực Quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

Thứ sáu, phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

Thứ bảy, nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.

Thứ tám, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất luợng cao, lực luợng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động.

Thứ chín, phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng đuợc xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.

Thứ mười, bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa Doanh nghiệp và phát triển thuơng hiệu BIDV.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của BIDV Hà Thànhtrong thời gian tới trong thời gian tới

Nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay vẫn phải đối mặt với những thách thức cơ bản: (i) Lạm phát được kiểm soát nhưng chưa ổn định ; (ii) tổng cầu, sức mua yếu, tỷ lệ hàng tồn kho lớn, hoạt động sản xuất hồi phục chậm, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn ở mức cao ; (iii) Hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư công chưa được cải thiện, bội chi ngân sách lớn.

Trên cơ sở định hướng chỉ đạo toàn ngành của Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng quản trị BIDV đã thông qua mục tiêu, yêu cầu, định hướng kế hoạch nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh của toàn hệ thống, trong đó một số mục tiêu cụ thể như sau :

Thứ nhất, nỗ lực, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành và triển khai kế hoạch kinh doanh, bám sát các diễn biến thị trường, môi trường kinh doanh phấn đầu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, cải thiện cơ cấu nguồn thu, quyết liệt xử lý nợ xấu, cải thiện chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển an toàn và bền vững theo nghị quyết số 516/NQ-HĐQT ngày 24/04/2013; Tập trung cấu trúc lại tổ chức và mạng lưới kinh doanh.

Thứ ba, đẩy mạnh tăng trưởng gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng; Tiếp tục triển khai đồng bộ, thông suốt, khẩn trương, kịp thời các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng khách hàng.

Thứ tư, tập trung xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch, tăng cường năng lực điều hành, giám sát thực hiện kế hoạch ; thực hiện phân cấp chịu trách nhiệm và đánh giá rõ ràng, minh bạch đến từng thành viên Ban điều hành, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, các đơn vị thành viên.

Thứ năm, tập trung cải thiện và nâng cao năng suất lao động thông qua việc đề cao tính kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.

Thứ sáu, tạo sự phát triển bứt phá trong tất cả các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng, xây dựng BIDV Hà Thành trở thành một ngân hàng hàng đầu trên địa bàn về quy mô nghiệp vụ, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiện ích và phong cách phục vụ hướng tới chuyên nghiệp. Phục vụ một cách tốt nhất tất cả các đối tượng khách hàng trong đó trọng tâm là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, lấy an toàn - hiệu quả - phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu.

Thứ bảy, phát huy tốt nhất các lợi thế, khắc phục các bất lợi của Chi nhánh để tạo sức mạnh trong cạnh tranh. Xây dựng và phát triển một nền khách hàng tốt, khai thác tốt các khách hàng tiềm năng.

Thứ tám, tập trung triển khai nhiệm vụ kinh doanh giai đoạn 2015 - 2020.

Thứ chín, cùng với thành phố thực hiện tốt các chủ trương của Chính phủ, của ngành nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của thành phố. Cung cấp nguồn vốn tín dụng có hiệu quả giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất từ đó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh và đất nước.

Thứ mười, tập trung chuyển đổi phuơng thức hoạt động nhằm thỏa mãn cao nhất các nhu cầu của từng đối tuợng khách hàng, gia tăng nhanh hiệu quả và kiểm soát đuợc rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh, từng loại hình sản phẩm. Mục tiêu tạo sự tăng truởng cả quy mô và chất luợng các mặt nghiệp vụ với phuơng châm an toàn - hiệu quả - phát triển bền vững.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH

Để mở rộng hoạt động cho vay và nâng cao chất luợng tín dụng doanh nghiệp thì ngân hàng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.2.1. Xây dựng chiến lược khách hàng

Hiện nay, BIDV đưa ra định hướng về xây dựng chiến lược khách hàng theo hướng chú trọng thị trường mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và ưu tiên các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. Để có thể thực hiện được chiến lược này, BIDV cần đẩy mạnh các biện pháp sau:

- Có chính sách giữ chân khách hàng quen, khách hàng truyền thống thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chất lượng phục vụ, chủ động tìm kiếm lôi kéo khách hàng tiềm năng để mở rộng cho vay, có chính sách thiết

Một phần của tài liệu 0310 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w