Giải pháp về thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 0310 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 91)

Trong công tác cho vay, ba khâu tác nghiệp quan trọng mà cán bộ tín dụng cần phải thực hiện là kiểm soát truớc, trong và sau khi cho vay, trong đó kiểm soát truớc khi cho vay - thẩm định tín dụng - đuợc xem là khâu quan trọng nhất bởi chất luợng công tác thẩm định với chất luợng tín dụ ng có mối quan hệ nhân quả: chất luợng thẩm định càng tốt bao nhiêu thì chất luợng tín dụng càng cao bấy nhiêu. Trong quá trình thẩm định cho vay, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt các phân tích tín dụng theo nguyên tắc nhu sau: thẩm định tu cách nguời đi vay, thẩm định năng lực nguời vay, thẩm định thu nhập nguời vay, thẩm định bảo đảm tiền vay, thẩm định các điều kiện, kiểm soát.

Tuy nhiên, trên thực tế tại BIDV Hà Thành hiện nay, vì nhiều lý do khác

nhau không phải cán bộ tín dụng nào khi thẩm định đều tuân thủ các nguyên tắc này, tiến hành cho vay theo cảm quan từ đó ảnh huởng đến chất luợng tín dụng của bản thân chi nhánh và của cả toàn ngành. Do vậy BIDV Hà Thành trong thời gian tới cần có biện pháp quy trách nhiệm cao hơn, thực hiện chế tài xử phạt mạnh hơn đối với các cán bộ thẩm định và các cấp phê duyệt không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trên khi thẩm định cho vay. Bên cạnh đó BIDV Hà Thành cần xây dựng các tiêu chí cần thiết tối thiểu trong quá trình thẩm định từ đó làm cơ sở để cán bộ tiến hành thẩm định, cụ thể nhu sau:

Thứ nhất, thẩm định tư cách pháp lý của doanh nghiệp: Trên cơ sở giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc, kế toán truởng, quyết định của cấp có thẩm quyền về việc xin vay vốn ngân hàng, giấy tờ chứng minh nguời đại diện pháp luật hay nguời đuợc ủy quyền đủ thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, quyết định về việc đồng ý thực hiện đảm bảo tiền vay,.. .cán bộ tín dụng thẩm định xem xét doanh nghiệp có đủ tu cách pháp lý vay vốn ngân hàng hay không, hạn chế tối đa truờng hợp không đủ tu cách pháp lý vay vốn.

Đối với mỗi loại doanh nghiệp khác nhau, tùy theo điều lệ hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau, danh mục hồ sơ pháp lý cũng khác nhau. Do hệ thống luật pháp của Việt Nam thuờng xuyên đuợc sửa đổi, bổ sung nên BIDV Hà Thành cần thuờng xuyên cập nhật các hồ sỏ pháp lý doanh nghiệp cần thiết, giúp cán bộ thẩm định tham khảo quá trình xem xét cho vay.

Thứ hai, thẩm định về tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn:

Xem xét tổng tài sản, nguồn vốn, cơ cấu vốn luu động và vốn cố định đã phù hợp với ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp hay chua, cơ cấu nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, các khoản đầu tu tài chính.Việc thẩm định tình hình tài chính của khách hàng căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính của khách hàng qua nhiều năm (thường là 3 năm gần nhất). Cán bộ tín dụng cần đuợc yêu cầu phải có đủ kiến thức về tài chính để đánh giá tính phù hợp của các báo cáo tài chình mà doanh nghiệp cung cấp, nguyên nhân tăng giảm các chỉ tiêu tài chính và mức độ tác động của việc thay đổi các chỉ tiêu đó đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra BIDV Hà Thành cần xây dựng đuợc hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau của nền

kinh tế, từ đó làm cơ sở để cán bộ tín dụng thẩm định, đánh giá đúng hơn thực trạng tài chính của khách hàng trong từng ngành cụ thể.

Thứ ba, thẩm định về năng lực kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn:

Đối với phương án, dự án xin vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải thẩm định các yếu tố đầu vào (nguồn nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu, lao động,...),,

các yếu tố đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm), khả năng về máy móc - thiết bị - công nghệ hiện có, thị phần đang chiếm lĩnh, đối thủ cạnh tranh chất lượng sản phẩm, khả năng phát triển của sản phẩm, các yếu tố môi trường kinh doanh của các khách hàng có quy mô lớn còn cần phải phân tích chiến lược kinh doanh mà khách hàng đề ra như chiến lược hoạch định nguồn cung cấp nguyên liệu, chiến lược về sản phẩm và phân phối sản phẩm, chiến lược về nguồn nhân lực, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, chiến lược phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, chiến lược xây dựng thương hiệu...Bên cạnh việc thẩm định trên cơ sở các tài liệu khách hàng cung cấp, cần yêu cầu cán bộ tín dụng tổ chức tốt công tác khảo sát, kiểm tra trực tiếp thực tế tình hình hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, thẩm định về tình hình quan hệ tín dụng của doanh nghiệp:

Kiểm tra các thông tin thông qua trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (trung tâm CIC) và thông tin nội bộ của các chi nhánh trong toàn hệ thống BIDV để xem xét tư cách pháp nhân của doanh nghiệp vay vốn, dư nợ hiện tại của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng, cơ cấu nợ ngắn hạn và trung dài hạn, nhóm nợ hiện tại, nguyên nhân phân nhóm nợ, đã từng phát sinh nợ xấu hay chưa,.trên cơ sở đó cán bộ tín dụng đánh giá được quá trình vay vốn và trả nợ của doanh nghiệp, mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

Thứ năm, thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án: Xem xét dự án đã đủ các điều kiện cần thiết theo luật định để thực hiện hay không? (về giấy phép đầu

tư, giấy chứng nhận điều chỉnh giấy phép đầu tư - nếu có, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, quyết định phê duyệt cấp địa điểm xây dựng công trình, giấy phép xây dựng, quyết định thực hiện dự án của chủ đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.. .và kiểm tra xem cấp phê duyệt đã đúng thẩm quyền hay chưa). Mỗi dự án trong các ngành nghề khác nhau, quy mô khác nhau thì hồ sơ pháp lý sẽ khác nhau, thẩm quyền phê duyệt sẽ khác nhau. Do vậy, BIDV Hà Thành cần phải thường xuyên cập nhật các hồ sơ pháp lý của dự án để cán bộ tín dụng tham khảo. Đồng thời bản thân mỗi cán bộ tín dụng cần thường xuyên nghiên cứu các văn bản pháp luật để có thể thẩm định chính xác.

Thứ năm, thẩm định tính khả thi của dự án : Dự án có thực sự cần thiết hay không ?, quy mô dự án có phù hợp với công suất máy móc và khả năng chấp nhận của thị trường, khả năng cung cấp nguyên vật liệu không ?, công nghệ và trang thiết bị đã hiện đại chưa, được lựa chon dựa trên căn cứ nào ?, địa điểm xây dựng có gần nguồn nguyên liệu không ?, dự án có hiệu quả về mặt tài chính không ? (NPV - giá trị hiện tại thuần của các dòng tiền trong tương lai của dự án - có dương ( >0), IRR - tỷ suất hoàn vốn nội bộ - có lớn hơn (>0) tỷ suất chiết khấu không ?, độ nhạy của dự án như thế nào ?...)

Thứ sáu, thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng: Thông thường khách hàng cam kết sử dụng nguồn thu từ doanh thu (nếu vay vốn ngắn hạn),

lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản cố định (nếu vay vốn trung dài hạn)

làm nguồn trả nợ của phương án, dự án. Đối với vay ngắn hạn, cán bộ tín dụng cần đánh giá khả năng thực hiện doanh thu (căn cứ vào tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh của các năm trước và tình hình biến động thị trường hiện tại). Đối với vay dài hạn, việc dự kiến doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai được ước tính trên cơ sở công suất hoạt động, số lượng sản phẩm tiêu thụ từng thời kỳ, giá bán của sản phẩm trên thị trường. Do vậy

cán bộ thẩm định cần có hiểu biết rộng, thu thập thông tin, tham khảo giá cả thị truờng, tìm hiểu kỹ về thị phần, tình hình biến động của nền kinh tế,... để có thể thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng một cách chính xác nhất.

Thứ bảy, thẩm định về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đảm bảo thực hiện phương án, dự án: Theo quy định của BIDV, vốn tự có tham giá của doanh nghiệp vào phuơng án tối thiểu 10%, vào dự án tối thiểu 20% (riêng đối với các dự án thủy điện tối thiểu 30%). Cán bộ tín dụng cần thẩm định xem vốn tự có doanh nghiệp tham gia trên thực tế có thể là bao nhiêu, đã đáp ứng đuợc yêu cầu BIDV hay chua? nếu có thì vốn tự có lấy từ nguồn nào, lộ trình góp vốn nhu thế nào? Ngoài ra BIDV Hà Thành nên quy định mức vốn tự có tham gia của doanh nghiệp cao hơn quy định hiện hành nhằm đảm bảo nâng cao chất luợng tín dụng. Bởi khi doanh nghiệp góp nhiều vốn hơn vào dự án đồng nghĩa với việc số tiền cho vay của ngân hàng vào phuơng án, dự án sẽ ít hơn, và trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý đồng vốn cũng sẽ cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vốn quay vòng nhanh hơn, doanh thu đuợc đảm bảo, từ đó nguồn trả nợ ngân hàng (gốc và lãi) đuợc ổn định, đúng hạn, góp phần đảm bảo chất luợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ quy định vốn tham gia của doanh nghiệp cũng nên phân chia theo lĩnh vực đầu tu và theo địa bàn đầu tu.

Thứ tám, thẩm định về tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của bản thân khách hàng, tài sản của bên thứ ba bảo lãnh cho khách hàng vay vốn. Căn cứ vào kết quả xếp loại khách hàng, căn cứ vào các tài sản khách hàng sử dụng để đảm bảo cho món vay, cán bộ tín dụng cần kiểm tra kỹ luỡng xem về mặt pháp lý đã đủ điều kiện để đảm bảo hay chua? Xác định phuơng pháp đánh giá giá trị tài sản đảm bảo để làm căn cứ xác định mức cho vay tối đa đuợc đảm bảo bằng tài sản. Trong truờng hợp cần thiết, cán bộ tín dụng cần thẩm định thực tế tại hiện

trường nhằm đánh giá chính xác hiện trạng của tài sản đảm bảo trước khi xác định giá trị tài sản.

Trên đây là các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Trên cơ sở thẩm định tín dụng chính xác, cán bộ tín dụng sẽ đề xuất có nên cho vay hay không, số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay, kế hoạch trả gốc, trả lãi...Tuy nhhiên cần lưu ý phải xác định đúng thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, tiến độ thanh toán từng hợp đồng cụ thể, đồng thời phải xác định mức trả nợ đối với vốn vay lưu động căn cứ vào vòng quay vốn lưu động, xác định dựa vào thời điểm có nguồn thu, xác định mức trả nợ đối với món vay trung dài hạn phụ thuộc vào lợi nhuận và khấu hao của từng thời kỳ mà dự án mang lại. Có như vậy mới giúp tránh được tình trạng khách hàng phát sinh nợ quá hạn, giúp đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng tại BIDV Hà Thành.

Một phần của tài liệu 0310 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w