Kiến nghị đối với BIDV

Một phần của tài liệu 0310 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105)

3.3.2.1. Cần tăng quyền tự chủ cho Chi nhánh

Nhằm mở rộng hoạt động của Chi nhánh trong những năm sắp tới, nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh so với các Ngân hàng khác trên địa bàn. BIDV cần tăng quyền tự chủ cho Chi nhánh trong hoạt động nói chung

và hoạt động tín dụng trung - dài hạn nói riêng. Như việc tăng hạn mức cho vay và dư nợ cho vay đối với một khách hàng. Đối với các dự án lớn, đề nghị BIDV hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất hợp lý. Việc ban hành chế độ nghiệp vụ tín dụng nên cân nhắc thận trọng, tránh mâu thuẫn chồng chéo với các quy định của Nhà nước.

3.3.2.2. Cần hoàn thiện và bổ sung các cơ chế, chính sách về hoạt động BIDVnói chung và về hoạt động cho vay nói riêng

Do tính chất phức tạp của hoạt động Ngân hàng BIDV cần bổ sung cơ chế chính sách, chế độ, thể lệ làm việc, nghĩa vụ và quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi các cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn. Thường xuyên quan tâm, động viên, khen thưởng với những cán bộ tín dụng giỏi. Có chính sách như vậy mới đảm bảo được chất lượng hoạt động tín dụng.

3.3.2.3. Tăng cường công tác thông tin cho các Chi nhánh trong hệ thống

Trong thời gian tới một mặt phát huy những mặt tích cực đã đạt được, mặt khác Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của BIDV nên phát triển nghiệp vụ lên một bước cao hơn nữa, không chỉ thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin mà thực hiện luôn việc xếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng là khách hàng của BIDV. Trong khi chờ đợi tổ chức xếp hạng tín nhiệm của Nhà nước được thành lập, bản xếp hạng này sẽ là căn cứ để các chi nhánh BIDV có được đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn. Bên cạnh những thông tin về doanh nghiệp, BIDV cung cấp thêm cho các Chi nhánh những thông tin về hoạt động của ngành như lợi nhuận bình quân, những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng; chủ trương, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước; các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tình hình hoạt động của các Ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống. Xây dựng mối quan hệ mua bán thông tin giữa BIDV và các ngân hàng khác, với các cơ

quan thông tin và tư vấn nhằm tăng thêm những thông tin cần thiết cho quá trình xét duyệt và giám sát cho vay của các Chi nhánh BIDV.

3.3.2.4. Tăng cường công tác hỗ trợ cho các Chi nhánh trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên

Hình thức hỗ trợ có thể là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ; mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng để tổ chức những buổi nói chuyện, trao đổi học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng. BIDV cũng có thể hỗ trợ kinh phí, cử cán bộ đi học ở các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu kinh tế, khoa học trong và ngoài nước. Cung cấp đầy đủ các tư liệu, văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn và các quy định khác có liên quan của Chính phủ, của NHNN, BIDV để cán bộ tín dụng tự tham khảo và nghiên cứu.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội

3.3.3.1. Chú trọng công tác cải cách hành chính

UBND Thành phố Hà Nội cần phải tiếp tục công tác cải cách hành chính, đây là chủ trương thể hiện sự đánh giá cao vai trò của công tác cải cách hành chính trong việc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn về việc thiếu vốn đầu tư của thành phố để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng đề ra. Cụ thể:

- Cải cách thể chế: Xây dựng các văn bản quy phạm phạm luật: tiếp tục hoàn thiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách của thành phố để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính ở địa phương. Đặc biệt là rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư. Thực hiện có hiệu quả Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính. Triển khai thực hiện cơ chế 1 cửa, cơ chế 1 cửa liên thông.

thực hiện chuẩn hoá, mẫu hoá, công khai hoá các thủ tục hành chính. Tiếp tục rà soát các loại phí, lệ phí đang áp dụng trên địa bàn thành phố.

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, thành, huyện theo Nghị định 13,14/2008/NĐ-CP. Tăng cuờng phân cấp quản lý trên các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính. Cải tiến phuơng thức quản lý, cơ chế hoạt động, lề lối làm việc của các cơ quan hành chính. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nuớc.

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

- Tuyên truyền chương trình tổng thể cải cách hành chính: Tăng cuờng chuyên mục, thời luợng phát sóng, đua tin về cải cách hành chính, tổ chức hội thi “Công chức, viên chức với cải cách hành chính” tại các cơ quan hành chính thành phố.

3.3.3.2. Thực hiện quy hoạch rõ từng địa bàn

UBND thành phố cần phải tiếp tục chỉ đạo rà soát lại quy hoạch về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tập trung triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp gắn với trung tâm đô thị và liên kết vùng; đồng thời làm tốt công tác quy hoạch các khu di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn... là cơ sở để các ngân hàng thuơng mại đầu tu vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành qua 3 năm 2013-2015, xem xét những mặt đạt được, những hạn chế cũng như các nguyên nhân chủ yếu, trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển của BIDV Hà Thành trong thời gian tới. Chương 3 đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành như giải pháp về xây dựng một nền khách hàng doanh nghiệp tốt cho kinh doanh của ngân hàng, xây dựng chiến lược khách hàng, tìm kiếm và bỏ vốn vào những dự án có hiệu quả, phát huy lợi thế của địa bàn và khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa bàn, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, xây dựng chiến lược về ngành, thị trường và thị phần, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng tín dụng, giải pháp về thẩm định tín dụng, giải pháp về xử lý nợ, Ứng dụng công nghệ trong phân tích, quản lý tín dụng, Triển khai mô hình tổ chức mới để phân định rõ quá trình cho vay. Ngoài ra Chương 3 còn đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng nhà nước, BIDV, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thuơng mại. Trong nhiều năm qua, BIDV Hà Thành đã không ngừng tăng truởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng doanh nghiệp. Điều này đã góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong quá trình tồn tại, phát triển và hội nhập.

Tuy nhiên, chính sách này cũng dẫn đến những ảnh huởng tiêu cực tới chất luợng tín dụng nhu cơ cấu nợ thiếu cân đối, nợ quá hạn, nợ xấu cho vay doanh nghiệp phát sinh ngày càng nhiều, làm ảnh huởng đến tình hình tài chính của BIDV Hà Thành.

Trên cơ sở làm rõ thực trạng chất luợng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành, tìm ra những tồn tại cũng nhu những nguyên nhân dẫn đến chất luợng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành bị suy giảm, luận văn đã đề xuất đuợc một số giải pháp nhằm nâng cao chất luợng tín dụng tại BIDVHà Thành nhu:

- Xây dựng chiến luợc khách hàng.

- Triển khai mô hình tổ chức mới để phân định rõ quá trình cho vay. - Giải pháp về thẩm định tín dụng.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát chất luợng tín dụng. - Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng doanh nghiệp. - Thực hiện chuyển dịch tốt cơ cấu tín dụng. - Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng.

- Xây dựng chiến luợc về ngành, thị truờng và thị phần. - Giải pháp về xử lý nợ.

- Xây dựng một nền khách hàng doanh nghiệp tốt cho kinh doanh của ngân hàng.

của địa bàn và khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa bàn. - Ứng dụng công nghệ trong phân tích, quản lý tín dụng.

Trên cơ sở các nội dung đã được trình bày ở cả 3 chương, luận văn đã bao quát được các vấn đề sau:

1. Khái quát chung về chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại; chỉ rõ sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá chủ yếu.

2. Giới thiệu tổng quan về BIDV Hà Thành và đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng này. Trên cơ sở phân tích những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại; luận văn tìm ra các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động này.

3. Từ thực trạng trên, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu và kiến

nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng canh tranh gay gắt và biến động mạnh, bất ổn như hiện nay, hy vọng các nhóm giải pháp và kiến nghị được đề xuất sẽ giúp cải thiện chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng này trong thời gian tới.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn, luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rât mong nhận được sự quan tâm góp ý của Quý

Thầy Cô cùng các bạn đọc nhằm giúp luận văn có ý nghĩa thực tiễn cao hơn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS. TS. Nguyễn Văn Nam

1. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS, PGS.TS Vũ Duy Hào (2007), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. TS. Nguyễn Thị Mùi (2001), Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.

5. Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Hoàng Kiêt, Đinh Phượng Vương, 1998, Quản trị chất lượng , NXB Giáo dục;

6. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

7. PGS.TS Đinh Văn Sơn, TS. Nguyễn Thị Phương Liên, TS. Nguyễn Văn Thanh, Tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011, Cục phát triển doanh nghiệp, Sách trắng -

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam;

9. IFC, 2009, Cẩm nang kiến thức Dịch vụ Ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (“SME”);

10. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Hồng Đức, Hà Nội. 11. Quốc hội (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, NXB Hồng Đức,

Hà Nội.

12. Quốc hội (2005), Luật Doanh Nghiệp.

13. Nghị định 90/2001/NĐ-CP về Trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;

14. Nghị định 56/2009/NĐ-CP về Trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và

16. Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009). 17. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành,

Báo cáo tổng kết các năm 2013 đến 2015

18. Báo cáo thường niên của BIDV các năm 2013 đến 2015

19. Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cho thuê tài chính (1990). 20. Nguyễn Thế Bính, 2013, “kinh nghiệm quốc tế về chính sách hô trợ phát

triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam"”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 12 (22) - Tháng 09-10/2013;

21. Tạp chí ngân hàng các năm 2013, 2014, 2015. 22. Tạp chí tài chính các năm 2013, 2014, 2015.

Một phần của tài liệu 0310 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w