Triển khai mô hình tổ chức mới để phân định rõ ràng quá trình cho

Một phần của tài liệu 0310 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 86)

+ Khách hàng loại B : Được xem xét áp dụng cấp tín dụng một phần không có đảm bảo bằng tài sản (tối đa không quá 50% tổng hạn mức được cấp tín dụng), được xem xét hưởng một phần ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ.

+ Khách hàng loại C : Buộc phải áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay đối với 100% tổng hạn mức cấp tín dụng. Không được tăng dư nợ và phải giảm dần dư nợ. Mọi trường hợp cho vay tiếp phải có dự án có hiệu quả và chỉ được cho vay từng lần khi được Tổng Giám đốc BIDV phê duyệt.

- Trong quá trình xem xét cho vay, thực hiện chính sách không phân biệt khách hàng lớn và khách hàng nhỏ mà chỉ phân biệt khách hàng đủ hay không đủ điều kiện vay vốn.

3.2.2. Triển khai mô hình tổ chức mới để phân định rõ ràng quá trìnhcho vay cho vay

Từ 01/10/2008, hệ thống BIDV thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức từ

hội sở chính đến các đơn vị thành viên theo dự án hiện đại hóa ngân hàng TA2.

Việc triển khai mô hình tổ chức mới nhằm phân định rõ 3 khâu tín dụng: Khởi tạo - Thẩm định phê duyệt - Quản lý khoản vay. Nghĩa là một khoản tín dụng do

3 bộ phận riêng biệt hay 3 tổ chức độc lập làm. Khi có một khoản tín dụng thì cán bộ tín dụng sẽ đi làm việc với doanh nghiệp, tìm hiểu dự án mà doanh

nghiệp muốn vay vốn của ngân hàng và thẩm định sơ bộ thì khâu đó gọi là khâu

khởi tạo. Sau đó cán bộ tín dụng sẽ trình lên và phòng thẩm định sẽ thẩm định khoản vay đó xem nên cho vay bao nhiêu. Sau khi cho doanh nghiệp vay thì có

một bộ phận quản lý cho vay, và giải ngân. Truớc đây khi chua có mô hình tổ chức mới thì một cán bộ tín dụng sẽ làm cả 3 khâu. Điều này làm cho chất luợng

tín dụng giảm sút. Cụ thể các khâu qua 3 phòng ban nhu sau:

+ Khâu khởi tạo sẽ do phòng quản lý khách hàng thực hiện. Phòng quản lý khách hàng có chức năng đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng.

+ Khâu thẩm định phê duyệt sẽ do phòng quản lý rủi ro thực hiện. Phòng quản lý rủi ro có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng và theo dõi việc thực hiện chính sách đó, trực tiếp thẩm định các món vay, tham gia đề xuất giơi hạn tín dụng, tham gia quy trình phê duyệt tín dụng giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã đuợc phê duyệt và tham gia xử lý các khoản tín dụng có vấn đề.

+ Khâu quản lý khoản vay sẽ do phòng quản trị tín dụng thực hiện. Phòng quản trị tín dụng có chức năng quản lý trực tiếp, thực hiện các tcas nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ giấy, đảm bảo việc luu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn, đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các buớc trong quy trình tín dụng. Ba phòng này cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động. Cụ thể nhu sau:

Phòng quản lý khách hàng chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ, đột xuất. Mọi bất thuờng trong quá trình theo dõi giám sát khách hàng, phòng quản lý khách hàng phải phản ánh với phòng quản lý rủi ro biết và cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp.

Phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng có trách nhiêm phối hợp với phòng quản lý khách hàng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong truờng hợp khoản vay, khách hàng có dấu hiệu bất thuờng, giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã đuợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Từ khi triển khai mô hình tổ chức mới giúp BIDV Hà Thành nâng cao đuợc chất luợng tín dụng, giảm thiểu đuợc các rủi ro.

Một phần của tài liệu 0310 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w