học...
2. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyền thống hiếu học của con người Hà Tĩnh.
? Em hiểu biết gì về mảnh đất và con người Hà Tĩnh?
GV:- Người Hà Tĩnh rất hiếu học: + Phong trào hiếu học ở mọi miền trong tỉnh đều sôi nổi. Các nhà nho ngày xưa quyết tâm dùi mài kinh sử để tỏ roc bản lĩnh ý chí và tài năng học thuật của mình và cũng để làm rạng danh cho gia đình, thân tộc và quê hương. Có người chỉ mới qua một vài lần lều chõng vào những ngày nắng gắt ở trường Nghệ cả tháng trời, nhưng cũng có những người đã lận đận nhiều phen thi cử nhưng chỉ mới đạt được danh vị Tú tài nên vẫn quyết tâm đi thi như cụ Đoàn Tứ Quang ở Phụng Công đã 82 tuổi mà vẫn dự kì thi năm 1900 khoa Canh Tý và đã đậu cử nhân.
+ Ngoài việc học tập suốt đêm ngày ở nhà hoặc tại các trường dạy nổi tiếng,
I. Truyền thống hiếu học của ngườiHà Tĩnh. Hà Tĩnh.
- Hà Tĩnh:
+ Một vùng đất nghèo do thiên tai như bão lụt, hạn hán liên tiếp; do chiến tranh xâm lược..
+ Người Hà Tĩnh chất phác, cần cù trong lao động, kiên trung trong chiến đấu...
các nhà nho còn thường đến nghe giảng sách, bình văn hoặc lễ lạt tại các nhà tư văn của nhà thờ họ, các nhà thánh, các văn miếu nhất là ở văn miếu của tỉnh Hà Tĩnh đặt tại làng Đại Tiết (tức Thạch Linh ngày nay) + Hàng chục năm trời đèn sách đã gian khổ, những còn gian khổ, khó khăn hơn khi phải trải qua nhiều quy chế khắt khe của trường quy... ngoài ra còn phải tự lo liệu toàn bộ lều chõng, ống quyển, vật tuỳ thân, cơm nước...
? Em biết được những gương hiếu học nào thời xưa?
GV: Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó của cha ông, ngày này cũng đã có nhiều tấm gương hiếu học, vượt lên hoàn cảnh điều kiện khó khăn của bản thân, gia đình... để đỗ đạt cao.
Hoạt động 2: Nêu những tấm gương hiếu học thời xưa và nay.
- Gọi học sinh đọc (tài liệu)
? Em có suy nghĩ gì khi biết về những tấm gương đó?
- Võ Liêm Sơn (Can Lộc) - Lê Thước (Đức Thọ) - Ngô Đức Kế (Can Lộc)...