Thành lập trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ.

Một phần của tài liệu 0216 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thẻ tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104 - 106)

- Nguyên nhân từ phía cơ sở chấp nhận thẻ

3.2.6 Thành lập trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ.

Các nước phát triển đã xây dựng và thực hiện mô hình hệ thống thanh toán liên ngân hàng cho giao dịch thẻ với sự tham gia của các ngân hàng trong phạm vi một nước ho ặc thậm chí một khu vực từ những năm 80. ở châu Âu, hệ thống này trở nên cực kỳ phát triển mang một thương hiệu riêng là Europay. Hệ thống Europay trước khi sát nhập vào TCTQT Mastercard International có quy mô và tầm cỡ như một TCTQT bao gồm rất nhiều ngân hàng tại tất cả các nước châu Âu. Ngay tại khu vực ASEAN nhiều nước trong khu vực đã thực hiện rất tốt và có hiệu quả mô hình kết nối hệ thống giao dịch tự động và thanh toán liên ngân hàng cho giao dịch thẻ, điển hình là Singapore và Thái lan. Việc kết nối được thực hiện thông qua một trung tâm chuyển mạch tự động. Ngoài việc xử lý giao dịch, trung tâm này còn là nơi trao đổi giao dịch và thực hiện thanh toán bù trừ

giữa các ngân hàng. Thường các nước triển khai hệ thống này do nhu cầu thanh toán giao dịch kết nối hệ thống ATM. Không chỉ dừng lại với việc xử lý giao dịch ATM, các nước còn phát triển trung tâm này thành nơi xử lý giao dịch và thực hiện thanh toán bù trừ toàn bộ giao dịch thẻ cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế thực hiện thông qua mạng lưới CSCNT được trang bị POS của các ngân hàng.

Tại Việt Nam, hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã được đi vào hoạt động nhưng chỉ xử lý các giao dịch chuyển tiền giữa các ngân hàng với nhau. Các giao dịch thẻ nội địa do không có một trung tâm xử lý riêng cho Việt Nam nên các ngân hàng phải thanh toán và xử lý giao dịch thông qua các TCTQT. Quá trình thanh toán này buộc các ngân hàng phải chịu phí trao đổi (Interchange Fee) của các TCTQT cho các giao dịch thẻ nội địa như giao dịch thẻ quốc tế. Do mức phí trao đổi cao như vậy, các ngân hàng Việt Nam không có khả năng hạ thấp mức phí thanh toán thẻ (Discount Rate) đặc biệt cho các giao dịch do họ phát hành tại mạng lưới CSCNT tại Việt Nam. Do vậy không tạo điều kiện khuyến khích chủ thẻ Việt Nam chi tiêu bằng thẻ cũng như khuyến khích các CSCNT Việt Nam chấp nhận thẻ do các NHTMVN phát hành. Việc thành lập một trung tâm thanh toán b trừ cho giao dịch thẻ trong nội địa Việt Nam là cần thiết. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam lớn và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có mở tài khoản tiền gửi BIDV. BIDV Thành Đô rất dễ dàng thoả thuận với từng ngân hàng về cơ chế thanh toán c ng như mức phí trao đổi để triển khai thanh toán bù trừ cho các giao dịch thẻ do BIDV Thành Đô phát hành được sử dụng tại các CSCNT thuộc ngân hàng đó nhằm mục đích giảm phí phải trả cho các TCTQT. Tuy vậy, đây không phải là giải pháp tổng thể. Giải pháp tổng thể phải đầu tư xây dựng một hệ thống thanh toán thẻ liên ngân hàng kết nối với hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiện tại và hệ thống xử lý giao dịch ATM và POS. Có như vậy, các ngân hàng có thể kết nối, xử lý giao dịch và thanh toán bù trừ cho nhau. Các ngân hàng sẽ có điều kiện ưu tiên áp dụng mức phí chiết khấu thanh toán thẻ tín dụng giao dịch nội địa đ c biệt thấp cho các

CSCNT để khuyến khích việc sử dụng thẻ cũng như việc chấp nhận thẻ của khách hàng cả chủ thẻ vàCSCNT.b

Một phần của tài liệu 0216 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thẻ tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w