Cơ sở pháp lý, văn bản pháp quy trong hoạt động bảo đảm tiền vay tạ

Một phần của tài liệu 0167 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn lâm hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 56)

NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĂN LÂM HƯNG YÊN

2.3.1. Cơ sở pháp lý, văn bản pháp quy trong hoạt động bảo đảm tiền vaytại chi nhánh tại chi nhánh

Hoạt động bảo đảm tiền vay của chi nhánh đều được thực hiện dựa trên các văn bản quy phạm của pháp luật, NHNN và của bản thân ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Theo Hiến Pháp Việt Nam, các văn bản do Chính phủ ban hành có tính thực thi pháp luật cao nhất, sau đó đến văn bản của bộ ban ngành sau cùng là

của từng đơn vị kinh doanh. Các văn bản được sử dụng trong hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh bao gồm: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 về đăng ký giao dịch đảm bảo đã chi tiết hóa những quy định về hoạt động của bảo đảm tiền vay. Cùng với các nghị định thì Luật Dân sự 2005, Luật TCTD 2010, Luật Đất Đai 2003, Luật Công Chứng 2006... cùng với các thông tư liên tịch như Thông tư 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC về việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Với rất nhiều các văn bản pháp được áp dụng đối với bảo đảm tiền vay sẽ gây khó khăn cho bản thân ngân hàng trong việc sử dụng một cách có hệ thống các quy định trong từng văn bản để áp dụng. Chính vì thế, Ngân hàng NN0&PTNT Việt Nam đã thiết lập quyết định riêng về bảo đảm tiền vay dựa trên sự chắt lọc, khái quát những văn bản hiện tại, tạo cơ chế rõ ràng trong hoạt động bảo đảm tiền vay trong toàn hệ thống. Quyết định 35/QĐ-HĐTV- HSX về ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống được ban hành vào ngày 15/01/2004 thay thế cho Quyết định số 1300/QĐ- HĐQT-TDH0 ngày 03/12/2007 về ban hành quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Quyết định này hiện đã có hiệu lực và được triển khai tại chi nhánh. Với tính sâu sắc trong lý luận gắn chặt với thực tế, quyết định này đã cập nhật được những sửa đổi, bổ sung mới nhất trong các văn bản pháp quy hiện hành. Bên cạnh đó, quyết định còn có các điều khoản hướng dẫn cụ thể về nhiều khía cạnh trong hoạt động bảo đảm tiền vay. Cụ thể:

S Điều khoản về tài sản bảo đảm, điều kiện đối với tài sản bảo đảm.

S Điều khoản về xác định giá trị tài sản đối với từng loại tài sản trong đó nêu rõ được các trường hợp ngân hàng có thể định giá và trường hợp phải thuê các chuyên gia, tổ chức thẩm định chuyên nghiệp.

S Điều khoản về mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo.

S Điều khoản quy định về giao kết giao dịch bảo đảm.

S Điều khoản về thực hiện giao dịch bảo đảm.

S Điều khoản về xử lý tài sản bảo đảm.

S Điều khoản về bảo quản tài sản, báo cáo thống kê

Sự đa dạng trong các điều khoản và cụ thể trong từng nội dung trong quyết định đã tạo cơ sở vững chắc cho mọi ngóc ngách của hoạt động bảo đảm tiền vay. Đối với ngân hàng, quy định càng chi tiết sẽ giảm bớt áp lực cho chính các cán bộ tín dụng trong việc thực hiện cũng nhu tạo điều kiện cho ngân hàng trong công tác triển khai việc kiểm tra, kiểm soát công tác bảo đảm tiền vay. Bên cạnh quyết định mang tính hệ thống toàn ngân hàng, bản thân chi nhánh cũng áp dụng các chính sách tín dụng về bảo đảm tiền vay đặc biệt là quy trình bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu 0167 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn lâm hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w