nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Lâm Hưng Yên
Căn cứ vào những định hướng, chương trình trọng tâm công tác của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm đã đề ra những mục tiêu phấn đấu và những định hướng chủ yếu sau:
- Xuất phát từ những yêu cầu về quy mô, hiệu quả và an toàn về tài sản có để chủ động linh hoạt trong việc huy động vốn, quản lý và điều hành tài sản nợ cho phù hợp.
- Tốc độ, quy mô phát triển của nghiệp vụ kinh doanh phải phù hợp với năng lực quản lý, điều hành của Chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm và môi trường kinh tế, pháp ký, xã hội.
- Khai thác sức mạnh tổng hợp của các Ngân hàng trong huyện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng đơn vị thành viên.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để nâng cao chất lượng phục vụ, giảm chi phí, đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin ngân hàng, để tăng sức cạnh tranh và nâng cao công tác điều hành.
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo 100% cán bộ công tác trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại có trình độ ngoại ngữ đủ đảm bảo công tác.
- Đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý theo hướng nâng cao tính chủ động, linh hoạt, thống nhất của từng bộ phận, đảm bảo tính kỷ cương
trong công tác quản trị điều hành, thiết lập và nâng cao thiết chế duới sụ quản lý của Uỷ ban quản lý nợ và phòng ngừa rủi ro.
- Xây dựng nền móng cho việc phát triển và mở rộng một số loại hình dịch vụ mới, đa dạng hóa danh mục sản phẩm.
3.1.2. Định hướng về chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh
Chất lượng của công tác đảm bảo tiền vay được coi là “chìa khóa” cho cánh cửa mở rộng tín dụng một cách an toàn và hiểu quả của chi nhánh. Nhận thức được điều này, toàn chi nhánh đã đề ra các chính sách về hoạt động bảo đảm tiền vay như sau:
S Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa những văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động bảo đảm tiền vay đặc biệt những vấn đề về kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hoạt động này, hướng tới việc xây dựng một phòng ban chuyên trách về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh. Đề xuất các biện pháp liên quan đến công tác định giá tài sản hình thành từ vốn vay để chi nhánh có thể đi sâu tiếp tục khai thác hình thức bảo đảm này.
S Duy trì tỷ trọng cho vay có bảo đảm tiền vay, khai thác các hình thức bảo đảm khác đặc biệt là hình thức bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba.
S Tập trung giải quyết, xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Thiết lập một quy trình riêng trong công tác xử lý tài sản đảm bảo làm cẩm nang cho các cán bộ tín dụng.
S Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như Phòng tài nguyên môi trường, phòng công chứng huyện, công an huyện để kịp thời nắm bắt thông tin, cập nhật được các văn bản pháp luật liên quan cũng như các chính sách chủ trương của huyện. Kết hợp với các tổ chức định giá chuyên nghiệp để thẩm định, định giá các tài sản đảm bảo cũng như đánh giá các khách hàng vay vốn.
Không dễ dàng để có thể thực hiện được đồng bộ tất cả các chủ trương trên, tuy nhiên với quyết tâm của cán bộ toàn chi nhánh, bằng kinh nghiệm và nhiệt huyết của ban giám đốc sẽ từng bước đưa chi nhánh Văn Lâm có thể
nâng cao được chất lượng trong công tác bảo đảm tiền vay, làm tiền đề cho sự phát triển chung trong hoạt động tín dụng thời gian tới.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĂN LÂM HƯNG YÊN