Tài sản đảm bảo luôn được coi là nguồn thu nợ thứ cấp trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng bên cạnh nguồn thu nợ chính là từ kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, nếu coi nhẹ nguồn thu nợ này sẽ đẩy ngân hàng rơi vào trạng thái rủi ro mất vốn do không giải quyết được bài toán giữa giá trị tài sản đảm bảo với sự thất thoát trong hoạt động cấp tín dụng. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng và đầy đủ công tác bảo đảm tiền vay trong đó yếu tố về chất lượng của công tác này đang được đề cập một cách hết sức bức thiết.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng chất lượng công tác bảo đảm tiền vay, chúng
ta sẽ khái quát về hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại chi nhánh.
2.3.6.1. Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo
Trong 3 năm 2011-2013, nền kinh tế nói chung và tình hinh kinh tế của huyện Văn Lâm nói riêng có nhiều “nốt trầm” đặc biệt trong hoạt động cấp tín dụng, tuy vậy, chi nhánh luôn cố gắng vượt qua khó khăn để đạt được những con số ấn tượng trong hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo.
Bảng 2.3. Tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo
gia dụng, một tỷ trọng nhỏ khác dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, thương mại, dịch vụ. Hoạt động của các doanh nghiệp tái chế đều tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là những vấn đề về môi trường và đầu ra của sản phẩm. Chính vì điều này đã khiến cho hoạt động cho vay của chi nhánh tập trung hướng vào cho vay có tài sản đảm bảo. Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo tại chi nhánh đều chiếm trên 90% tổng các khoản cho vay, đặt ra yêu cầu cho bản thân các cán bộ tín dụng của chi nhánh phải luôn cẩn trọng trong mọi hoạt động liên quan đến tài sản đảm bảo từ khâu nhận đến khâu xử lý tài sản.
đối trọng(%
) trọng(%) đối trọng(%)
Tuy vậy, với tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo cao đã chứng tỏ chi nhánh đang có sự phát triển rất phù hợp với thực tiễn cũng như sự gia tăng cạnh tranh trong ngân hàng, đặc biệt là chính sách cho vay đã thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng được thuận lợi hơn trong điều kiện các doanh nghiệp đang “vất vả” để tiếp cận nguồn vốn này.
Mở rộng tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Việc chi nhánh đặt trọng tâm vào việc cho vay có tài sản đảm bảo, bên cạnh những lợi nhuận do hoạt động này mang lại thì chi nhánh luôn phải chú trọng đến sự an toàn trong hoạt động này. Do sự vênh nhau giữa giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm nhận và giá trị tài sản đảm bảo lúc phát mại, xử lý tài sản khiến cho công tác phân loại lại các khoản nợ cho vay có bảo đảm cũng như công tác đánh giá lại một cách thường xuyên giá trị của bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế tình trạng “ giá trị tài sản đảm bảo ảo”, giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là công tác thường nhật của các cán bộ tín dụng trong chi nhánh.
2.3.6.2. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động bảo đảm tiền vay
Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong xử lý hoạt động tín dụng tại các TCTD và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài đang dần được đưa vào trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong đó có chi nhánh Văn Lâm. Việc ra đời của thông tư là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn nợ xấu đang được coi là “ cục máu đông” của nền kinh tế, gây trì trệ cho mọi hoạt động cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng.
Tại chi nhánh, hoạt động phân loại nhóm nợ cũng đã được xúc tiến rất khẩn trương và tuân thủ theo đúng những quy định trong thông tư. Cụ thể về các mức trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4. Phân loại nhóm nợ và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay có bảo đảm
Nhóm 1______ 505,724 9 5 450,522 81 601,27 6 88 Nhóm 2______ 9,90 2 1,8 6 96,556 17,36 66,9 6 9,80 Nhóm 3______ 3,19 4 0,6 0 1,78 0 0,32 3,41 6 0,50 Nhóm 4______ 3,56 7 0,6 7 4,17 7 0,75 4,78 3 0,70 Nhóm 5______ 9,95 5 1,8 7 3,16 5 0,57 6,83 3 1,00 Tông nợ xấu 16, 7 3,1 4 9,1 1,6 4 15,0 2,0
vay về giá trị tuyệt đối trong nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 đang đặt ra cho chi nhánh nhiều tiềm ẩn nguy cơ về rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là cao nhất, đến 3,14% tổng du nợ cho vay có bảo đảm, điều này là phù hợp với tình hình kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất cũng nhu tìm lối thoát trong bài toán đầu ra của sản phẩm. Trong thời gian này, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đều xin gia hạn nợ, hoãn nợ để vuợt qua khủng hoảng, chính vì điều này tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã bị đội lên khá nhiều. Tình trạng này đuợc khắc phục vào năm 2012, khi tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 1,64%. Trong năm 2012, chi nhánh đã nỗ lực theo dõi tình hình tài chính của các doanh nghiệp, kiên quyết dừng gia hạn và tiến hành phát mại tài sản với các doanh nghiệp đã không còn khả năng tiếp tục kinh doanh cũng nhu cố tình trì hoãn việc trả nợ. Bằng chứng cho động thái này của chi nhánh đó là tỷ lệ các doanh nghiệp phá sản của địa bàn huyện tăng lên 20%, tức là cứ 10 doanh nghiệp thì có 2 doanh nghiệp phải đóng cửa.
trọng
(%) trọng(%) trọng(%)
Năm 2012, chi nhánh cũng chấm dứt việc cho vay với các DNNN, vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong công tác nhận tài sản đảm bảo do các DNNN thuờng hay thế chấp bằng máy móc dây chuyền, đây là các tài sản đảm bảo rất khó trong công tác thẩm định và quản lý. Năm 2013, với sự bơm vốn từ bên nuớc ngoài cho các doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài trên địa bàn xã Lạc Hồng đã khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh cho rất nhiều doanh nghiệp lớn , điều này một mặt thúc đẩy du nợ cho vay của chi nhánh, thêm nữa giúp chi nhánh giải quyết những vấn đề tồn động trong việc quản lý tài sản đảm bảo.
Bên cạnh những điểm sáng trong hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài thì năm 2013 lại là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế, chế biến, sản xuất điện khi hàng loạt các cuộc thanh kiểm tra từ các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm vệ sinh môi truờng đuợc diễn ra. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế gần nhu điêu đứng khi bị tạm ngung hoạt động, nặng hơn là bị rút giấy phép hoạt động do không đảm bảo đuợc những tiêu chí về đảm bảo môi truờng. Việc dừng hoạt động của các doanh nghiệp đua đến việc không có doanh thu, không có l ợi nhuận và chốt lại không có đủ nguồn tiền để trả nợ cho ngân hàng. Đây là lý do chính dẫn đến việc tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong năm 2013 tăng nhẹ từ 1,64% năm 2012 lên 2,0% năm 2013, với giá trị tuyệt đối tăng là 5,9 tỷ đồng.
2.3.6.3. Phân loại dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm tiền vay
Cơ bản chi nhánh đuợc phép thực hiện tất cả các hình thức bảo đảm tiền vay bao gồm: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh từ bên thứ ba và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan nên việc tiến hành đồng bộ tất cả các phuơng thức này tại chi nhánh chua đuợc thực hiện. Cụ thể, chi nhánh hiện nay tập trung chủ yếu vào 3 phuơng thức chính
đó là: cầm cố, thế chấp và bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai. Cụ thể như sau :
Bảng 2.5. Phân loại dư nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay
TS hình thành từ vốn vay________________ 29,81 1 5, 6 12,18 1 2,2 30,747 4,5
hộ gia đình cá nhân đều thế chấp tài sản bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích vay đề phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Những đối tượng này, khi xác định giá cả tài sản đều phải tính toán đến giá trị trị thường cộng thêm các biên độ dao động. Điều này tạo nên sự không chuẩn xác trong giá trị tại thời điểm thẩm định dẫn đến khó khăn trong việc xác định giá trị lúc phát mại, đấy là chưa nói đến những rắc rối trong khâu thu hồi và xử lý các tài sản này do thường xuyên xảy ra tranh chấp.
Tài sản hình thành từ vốn vay đang là phương thức bảo đảm được chi nhánh chú trọng. Khách hàng sử dụng phương thức này chủ yếu là vì mục tiêu tiêu dùng trong đó đặc biệt là mua ô tô và mua nhà chung cư. Đời sống của người dân trên địa bàn được cải thiện nên nhiều khách hàng có nhu cầu mua sắm những tài sản có giá trị để thuận tiện cho công việc và giải trí của người dân. Một bộ phận không nhỏ khách hàng, đặc biệt là cán bộ công chức trẻ đều có xu hướng mua nhà tại các khu đô thị mới, thứ nhất vì giá thành rẻ, thứ hai
Tông dư nợ có TSBD____________________ 532,341 556,20 683,268
Nợ có khả năng mất vốn__________________tránh xa vùng ô nhiễm môi trường từ các xã Đại Đồng, Chỉ Đạo, Lương9,955 3,165 6,833 Tài,... và thứ ba là để hưởng những ưu đãi từ các gói hỗ trợ mua nhà thu nhập thấp của chính phủ. Điều này đã thúc đẩy việc khách hàng dùng chính các tài sản là ô tô hay nhà chung cư để làm tài sản đảm bảo vay vốn tại ngân hàng.
Với đặc trưng có khu công nghiệp Phố Nối A đóng tại địa bàn xã Lạc Hồng cùng với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, tuy nhiên hình thức bảo đảm tiền vay bằng cầm cố thì chưa thực sự phát huy được hết thế mạnh. Hiện tại, chi nhánh chủ yếu nhận cầm cố các ô tô vận tải, các dây chuyền sản xuất nhựa với giá trị không lớn do các động sản này giá trị căn cứ chủ yếu vào hóa đơn mua bán sau đó trừ đi khấu hao trong quá trình sử dụng. Chi nhánh có chấp nhận tài sản cầm cố là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng do xác định khó quản lý được các tài sản này nên việc nhận cầm cố bằng các khoản phải thủ không được thực hiện tại chi nhánh.
Về phía sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá, người dân trên địa bàn có tâm lý e ngại khi sử dụng các tài sản này do sợ sẽ bị lộ thông tin hoặc không muốn rắc rối về mặt pháp lý với ngân hàng nên đều sử dụng thế chấp hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai. Điều này đã hạn chế rất nhiều cho chi nhánh trong việc mở rộng hoạt động cho vay đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân có giá trị của sổ tiết kiệm lớn hoặc đang nắm giữ các giấy tờ có giá.
2.3.6.4. Giá trị tài sản phát mại so với dư nợ có khả năng mất vốn
Nợ có khả năng mất vốn là những khoản cho vay đã quá hạn trả nợ rất lâu và ngân hàng xác định khó có thể thu hồi lại. Trong những trường hợp đó, chi nhánh xác định sẽ tiến hành phát mại tài sản để thu hồi gốc và lãi chưa được khách hàng thanh toán. Tỷ lệ giá trị tài sản phát mại so với dư nợ có khả năng mất vốn càng cao chứng tỏ công tác xử lý tài sản đảm bảo của chi nhánh được thực hiện một cách có hiệu quả.
Bảng 2.6. Giá trị phát mại của TSĐB so với dư nợ có khả năng mất vốn
bộ rất nhiều các giải pháp thu hồi nợ từ các doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2013 thì tỷ lệ này bị sụt giảm mạnh về khác quan là do sự giảm giá của các tài sản đảm bảo nằm ngoài tiên lượng của chi nhánh, bên cạnh đó việc các doanh nghiệp cố tình không bàn giao các tài sản đảm bảo đã khiến cho hoạt động thu thập và phát mại của ngân hàng không thể thực hiện một cách hiệu quả.