Kiến nghị với Chínhphủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu 0167 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn lâm hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102 - 105)

Chính phủ cần sớm hoàn thiện hệ thống luật về bảo đảm tiền vay đối với các tổ chức tín dụng trung gian. Hiện nay văn bản luật quy định chi tiết nhất về hoạt động này gồm có: Luật các tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 qui định về trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tài sản, thông tu số 20/2011/TTLT- BTP- BTNMT Huớng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và gần đây là nghị định 8019/VBHN-BTP về giao dịch bảo đảm do bộ tu pháp ban hành. Tuy nhiên, các văn bản này vẫn chua giải quyết hết đuợc những khó khăn, vuớng mắc trong công tác bảo đảm tiền vay, thậm chí những vấn đề nghiêm trọng nhu về thẩm định tài sản, xử lý tài sản và sự kết

hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết tài sản đảm bảo đều chua có quy định cụ thể điều này gây bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng.

Chính phủ cần quy định những mức phí, lệ phí cụ thể đối với công tác bảo đảm tiền vay. Hiện nay chi phí cho việc công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo đều do khách hàng vay chịu, vấn đề này sẽ đội chi phí mà khách hàng phải gánh lên rất nhiều, gây e ngại cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc mua bảo hiểm từ khâu danh sách những tài sản phải mua bảo hiểm đến mức phí áp dụng cho mỗi loại hình tài sản nhu : tốc độ khấu hao của tài sản, giá trị tài sản, quy mô khoản vay, thời hạn vay, tính ổn định đối với thị truờng đều chua đuợc quy định rõ ràng gây ra tình trạng bất nhất trong quy định mức phí giữa các công ty bảo hiểm ảnh huởng đến hoạt động của cả ngân hàng và khách hàng.

Bất động sản luôn là một tài sản đảm bảo đáng tin cậy trong công tác bảo đảm tiền vay. Tuy vậy, những vấn đề về giải phóng mặt bằng cho các dự án, đền bù đất đai cho đến việc làm công nhận quyền sở hữu cho các tài sản này đang có rất nhiều tranh cãi. Chính phủ phải xây dựng hoàn chỉnh quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản theo phuơng châm tài sản có chủ sở hữu hợp pháp. Để giải quyết một cách có hiệu quả quyền sở hữu tài sản cần hệ thống hoá, ban hành thống nhất duới hình thức văn bản luật về đăng ký sở hữu tài sản, quy định rõ nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản của công dân, tổ chức kinh tế, quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nuớc. Quyền sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản phải đuợc đăng ký khi mua sắm mới, khi có sự thay đổi về quy mô tài sản, chuyển nhuợng, chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản, thay đổi tên gọi DN, chia tách, sáp nhập hoặc thành lập mới. Hiện chính phủ cũng nhu các bộ ban ngành đang tiến hành họp để sửa đổi những nội dung của Luật Đất Đai 2003, tuy nhiên công tác này khá chậm chạp, chua kể đến việc đua vào áp dụng trong thực tế cũng nhu ban

hành các văn bản hướng dẫn dưới luật. Tình trạng này càng kéo dài thì càng khiến các ngân hàng loay hoay trong việc xử lý các tài sản đảm bảo là bất động sản.

Song song với việc ban hàng các văn bản luật liên quan đến xác nhận quyền sở hữu bất động sản, chính phủ phải tiến hành phát triển thị trường bất động sản đồng bộ, công khai, minh bạch. Những năm gần đây, thị trường bất động sản ở nước ta đặc biệt là thị trường nhà đất đã có bước phát triển đáng kể. Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động và quản lý thị trường bất động sản còn nhiều hạn chế, thị trường bất động sản phát triển còn tự phát, giao dịch ngầm chiếm tỷ lệ lớn. Cung cầu về bất động sản bị mất cân đối, thông tin về bất động sản không đầy đủ, thiếu minh bạch, thủ tục trong giao dịch bất động sản còn phức tạp, phải qua nhiều khâu trung gian, tốn nhiều thời gian, chi phí giao dịch cao. Luật kinh doanh bất động sản vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Để tháo gỡ những khó khăn hiện tại và phát triển thị trường bất động sản, cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất, xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý để dễ dàng chuyển bất động sản thành vốn đầu tư; công khai hoá hoạt động kinh doanh bất động sản, tạo hành lang pháp lý để cho các tổ chức trung gian hỗ trợ thị trường

Chính phủ cần tiến hành cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình đăng ký giao dịch đảm bảo và công chứng nhà nước. Cần thiết các hoạt động này có thể tiến hành trực tuyến công khai các thông tin trên mạng để các ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về tài sản đảm bảo dễ dàng, đảm bảo tính nhanh chóng và hạn chế rủi ro do thiếu thông tin.

Chính phủ cũng sớm ban hành những văn bản, thông tư liên tịch đặc biệ với ủy ban nhân dân các tỉnh, tòa án, viện kiểm sát nhân dân các quận huyện trong việc kết hợp với ngân hàng trong việc xử lý các tranh chấp trong hoạt động bảo đảm tiền vay. Theo quy định, đối với những tranh chấp trong

hoạt động này , nếu có nhiều văn bản luật dẫn chiếu thì tòa án sẽ uu tiên xét xử theo văn bản luật chuyên ngành, nhung điều này không đuợc thực hiện đầy đủ trong thực tế vì xét theo Luật tố tụng thì việc chọn dẫn chiếu theo văn bản nào để xử lại do Hội đồng thẩm phán quyết định. Chính điều này gây nên tình trạng ứ đọng các vụ việc liên quan đến công tác bảo đảm tiền vay tạo ra những tổn thất không đáng có cho ngân hàng.

Khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố ban hành đều rất xa vời với thực tế, do đó để định giá cán bộ tín dụng phải căn cứ vào giá thị truờng và biên độ dao động nên rất tốn kém về thời gian và công sức. Do đó, đề xuất với Ban vật giá chính phủ cần thuờng xuyên đua ra những khung giá đất trên thị truờng ở từng vùng khác nhau theo từng thời kỳ nhằm giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc định giá, góp phần mở rộng cho vay và nâng cao chất luợng công tác bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu 0167 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn lâm hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w