Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0167 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn lâm hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 84)

Trong thời gian qua, không thể phủ nhận những mặt tích cực mà ban lãnh đạo cũng như các cán bộ của ngân hàng NN0&PTNT Việt Nam chi nhánh Văn Lâm đã thực hiện được. Cho dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng việc dư nợ tín dụng đặc biệt là dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo tăng đều đặn qua các năm đã cho thấy sự phấn đấu không mệt mỏi trong việc áp dụng linh hoạt và đồng thời nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay để hoàn thành tốt mục tiêu phát triển trên cơ sở an toàn và ổn định của chi nhánh. Bên cạnh

đó chất lượng bảo đảm tiền vay của chi nhánh cũng được cải thiện rõ rệt. Những kết quả mà chi nhánh đạt được có thể kể đến:

S về văn bản pháp quy về bảo đảm tiền vay áp dụng trong chi nhánh:

Từ các văn bản luật như Luật TCTD, Luật Đất Đai, Luật Công Chứng,... đến Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012, Nghị định 83/2010 ngày 23/7/2010 và những thông tư liên tịch, Ngân hàng NN0&PTNT đã chi tiết, cụ thể hóa thành Quyết định 35/QĐ-HĐTV-HSX được áp dụng trong toàn ngân hàng bao gồm: trụ sở chính, Sở giao dịch, các Chi nhánh, phòng giao dịch. Việc ban hành văn bản này có ý nghĩa vô cùng thiết thực với hoạt động bảo đảm tiền vay, hỗ trợ cho cán bộ tín dụng không phải loay hoay trong việc xem xét, thực hiện theo quá nhiều văn bản cùng chi phối tới hoạt động này. Bên cạnh đó, quyết định này được xây dựng trên nên tảng cơ sở lý luận sâu sắc tuy nhiên đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề từ các văn bản của Chính phủ, giúp việc áp dụng các quy phạm này vào thực tế được linh hoạt và uyển chuyển hơn. Cụ thể với việc quy định rõ cách thức định giá tài sản đối với từng loại tài sản khác nhau, mức cho vay tối đa, thậm chí công tác xử lý tài sản bảo đảm - một trong những khâu đáng “e ngại” của các ngân hàng cũng được văn bản định hướng một cách triệt để thành một chương riêng để nâng cao chất lượng trong việc giải quyết tài sản, nâng cao khả năng thu hồi vốn vay. Đây là điều mà không phải ngân hàng nào cũng có thể thực hiện được. Bản thân chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc từ lãnh đạo đến các cán bộ tín dụng đều nắm rất vững tinh thần của văn bản này.

S về quy trình bảo đảm tiền vay tại chi nhánh

Chi nhánh đã thiết lập được quy trình công tác bảo đảm tiền vay rất đồng bộ và chặt chẽ từ những bước ban đầu là nhận tài sản đảm bảo cho đến khâu xử lý, định hướng cho các cán bộ tín dụng có thể áp dụng một cách đồng

bộ. Đặc biệt trong hai khâu định giá tài sản xác định mức cho vay tối đa và lập hợp đồng bảo đảm. Ví dụ, trong khâu lập Hợp đồng bảo đảm, chi nhánh yêu cầu bên cạnh mẫu Hợp đồng đã đuợc quy định sẵn thì tùy từng truờng hợp, cán bộ tín dụng cần chú ý thêm những khía cạnh để hạn chế rủi ro cho ngân hàng: truờng hợp DNNN cầm cố, thế chấp tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế- kỹ thuật thì phải có văn bản đồng ý của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đó. Đối với tài sản cầm cố, bảo lãnh là vật tu hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh thì khách hàng chỉ đuợc bán, chuyển đổi trong truờng hợp có chấp thuận bằng văn bản của chi nhánh. Đối với tài sản thế chấp là nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê thì khách hàng vay chỉ đuợc bán, cho thuê trong truờng hợp có chấp thuận bằng văn bản của chi nhánh. Với các tài sản, phuơng thức bảo đảm phải đăng ký giao dịch bảo đảm, chi nhánh tiến hành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định hiện hành tại Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm và thông tu 01/2002/TT-BTP.

Trong quy trình còn phân định rõ công việc, trách nhiệm của từng bộ phận, từng phòng ban của chi nhánh. Với hoạt động bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng đóng vai trò nòng cốt kết hợp với ban lãnh đạo ngân hàng cùng với phòng kế toán ngân quỹ.

Trong bất kỳ một khâu nào trong công tác này đều có sự tham gia ít nhất của hai cán bộ tín dụng. Chi nhánh cũng quy định cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm cho các khoản vay mà họ phân tích, thẩm định và nhận tài sản đảm bảo, các cán bộ tín dụng cùng tham gia cũng phải chịu trách nhiệm liên đới, điều này vừa tạo áp lực cho bản thân cán bộ những cũng là cách thức để khích lệ hơn nữa sự nhiệt huyết trong bản thân từng nguời đặc biệt là những cán bộ trẻ. Quy trình bảo đảm tiền vay còn thuờng xuyên đuợc cập

nhật, sửa đổi sao cho sát với tình hình thực tế trên địa bàn và làm được điều này đều bắt nguồn từ kinh nghiệm được trau dồi qua thời gian của lãnh đạo cũng như của các cán bộ trong chi nhánh ngân hàng.

S về trình độ cán bộ tín dụng trong chi nhánh

Việc tuyển dụng được lực lượng cán bộ tín dụng với trình độ Đại học là một trong những mặt rất đáng khen của chi nhánh. Với trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản, sức trẻ dồi dào cộng thêm niềm hăng say công việc đã mang đến cho chi nhánh một nguồn nhân lực vàng. Bản thân các cán bộ tín dụng đều ý thức được trách nhiệm của mình nên luôn cố gắng hoàn thành tốt các công việc được giao. Từ việc chấp hành nghiêm túc các quy định của ngân hàng, thực hiện đúng đắn những quy định của pháp luật đến sự năng động nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi, sẵn sàng nhận khuyết điểm là những yếu tố đáng khen ngợi đối với lực lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh. Biết được những khó khăn, trở ngại trong công tác bảo đảm tiền vay nên các cán bộ luôn tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần cấp tín dụng có tài sản bảo đảm đồng thời xây dựng cho riêng mình những cách thức riêng trong việc thực hiện công tác này sao cho hiệu quả nhất.

S về thông tin sử dụng và thời gian thực hiện bảo đảm tiền vay

Nguồn thông tin được sử dụng trong chi nhánh rất đa dạng. Từ những nguồn từ nội bộ ngân hàng, cán bộ tín dụng đã thu thập và phân tích thêm rất nhiều nguồn thông tin từ các kênh khác nhau nhằm vẽ được một bức tranh toàn cảnh về bảo đảm tiền vay, qua phỏng vấn các cán bộ thì mặc dù nguồn thông tin từ hồ sơ khách hàng cung cấp là chủ yếu nhưng việc khách hàng không phải lúc nào cũng nói thật về mình đã đặt ra yêu cầu với cán bộ phải coi trọng thêm thông tin từ nguồn khác: cơ quan chức năng, báo chí, website thậm chí cả những kênh thông tin phi chính thống như hàng xóm, láng giềng,... vừa để thẩm định lại thông tin do khách hàng cung cấp vừa khơi

được nhiều khía cạnh mới tài sản đảm bảo. Việc thu thập và phân tích thông tin một cách có hệ thống đã phần nào rút ngắn được thời gian thực hiện bảo đảm tiền vay điều này đã đẩy chất lượng của công tác này được lên cao đáng kể. Dù không có quy định cụ thể về thời gian bảo đảm tiền vay nhưng chi nhánh luôn yêu cầu các cán bộ phải thực hiện công tác này trong thời gian nhanh kết hợp với hiệu quả cao nhất.

V về bảo quản tài sản và lưu trữ hồ sơ bảo đảm tiền vay

Khác với nhiều ngân hàng có tư tưởng cứ có tài sản là nhận bảo quản tại đơn vị mình, bản thân lãnh đạo chi nhánh nói chung và các cán bộ tín dụng nói riêng đều kiên quyết từ chối với những tài sản đảm bảo mà bản thân chi nhánh không có khả năng bảo quản. Điều này không hề thể hiện sự kém cỏi của chi nhánh mà còn đề cao trách nhiệm của chi nhánh trong việc quản lý tài sản đảm bảo. Nếu chi nhánh cố tình nhận các tài sản ví dụ các tài sản cầm cố trong khi biết bản thân không đủ điều kiện cất giữ, bảo quản, quản lý tài sản thì trong trường hợp tài sản bị mất, hư hỏng, sụt giảm giá trị do lỗi của chi nhánh thì phải tiến hành bồi thường thiệt hại cho khách hàng, điều này vừa gây tốn kém vừa làm mất uy tín hình ảnh của chi nhánh trong mắt khách hàng vay vốn. Vì vậy, chi nhánh đã quy định rất rõ những tài sản có thể do đích thân chi nhánh nắm giữ và bảo quản, những tài sản nằm ngoài danh mục này đều phải thuê bên thứ ba nắm giữ. Tất nhiên bên thứ ba nắm giữ phải đáp ứng được yêu cầu của chi nhánh như: được phép kinh doanh dịch vụ gửi và giữ tài sản; phải có đủ điều kiện cất giữ, bảo quản và quản lý tài sản; phải có văn bản thỏa thuận giữa chi nhánh, bên cầm cố và bên nhận gửi giữ tài sản. Trong văn bản giữa chi nhánh và bên thứ ba nắm giữ tài sản luôn khẳng định: nếu bên thứ ba làm mất hoặc hư hỏng tài sản thì phải bồi thường thiệt hại, bên thứ ba không được đem tài sản đi mua, bán, trao đổi, cho thuê, không được khai thác hoa lợi lợi tức từ tài sản năm giữ. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng của chi nhánh

luôn tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ về tình hình tài sản đuợc bảo quản tại các đơn vị này.

Hiện tại, chi nhánh đã lắp đặt đuợc hệ thống máy tính hiện đại, đồng bộ, tất cả đều đuợc nối mạng, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên cập nhật và quản lý thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng, nhờ đó chi nhánh chủ động đuợc công tác quản lý tín dụng, quản lý tài sản đảm bảo, xếp loại tài sản, luu trữ thông tin làm tài liệu quý báu cho công tác thẩm định sau này.

S về kết quả cho vay có thực hiện bảo đảm tiền vay

Quy mô du nợ cho vay có tài sản đảm bảo ngày càng tăng chứng tỏ chi nhánh đã xác định tài sản đảm bảo là yếu tố thiết yếu cho việc mở rộng hoạt động cho vay. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm đã đuợc kiềm chế ở mức tối thiểu và luôn có những biện pháp khác phục kịp thời đã cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong hoàn cảnh hệ thống NHTM nuớc ta đang gánh chịu một khối nợ xấu khổng lồ xuất phát từ việc thực hiện bảo đảm tiền vay không chất luợng.

Một phần của tài liệu 0167 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn lâm hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w