Tín dụng luôn là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất trong các hoạt động của ngân hàng, tuy vậy rủi ro mà hoạt động này đem lại luôn là trở ngại cho ngân hàng trong việc mở rộng việc cấp tín dụng. Do đó, để an toàn cho nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và mang lại lợi nhuận thì ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Văn Lâm thuờng chú trọng đến những tài sản đảm bảo. Các biện pháp bảo đảm tiền vay đang đuợc sử dụng hiện nay tại chi nhánh bao gồm: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Dù các biện pháp bảo đảm đang đuợc thực hiện tại chi nhánh rất đa dạng nhung đều có một quy trình chung cho tất cả các biện pháp. Điều này đảm bảo cho sự chặt chẽ, logic cũng nhu phân định rạch ròi chức năng và quyền hạn của từng cán bộ cũng nhu phòng ban trong việc tiếp nhận các tài sản đảm bảo. Quy trình nhận tài sản đảm bảo bao gốm các buớc sau:
2.3.2.1. Nhận và kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay, tài sản bảo đảm
Trong bước này, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cụ thể để khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có thể hiểu đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của bên vay đối với TSBĐ. Trường hợp cần thiết, cán bộ tín dụng liệt kê các loại giấy tờ cần xuất trình để thực hiện bảo đảm tiền vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
Khi nhận hồ sơ tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng cần kiểm tra : số lượng giấy tờ theo yêu cầu, chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan liên quan và sự phù hợp về mặt nội dung giữa các tài liệu khác nhau trong hồ sơ. Trong khi đó việc nhận tài sản đảm bảo phải đảm bảo theo đúng yêu cầu của chi nhánh. Cụ thể như sau:
S Đối với hình thức cầm cố, tài sản đảm bảo gồm:
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác
- Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ
- Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.
- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác
- Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật - Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố
- Tài sản hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, các đồng sản khác mà bên cầm cố có quyền nhận
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
S Đối với tài sản được phép nhận thế chấp gồm:
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.
- Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai theo quy định tại Nghị Định 79/NĐ-CP ngày 1/11/2011 của Chính phủ.
- Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được phép thế chấp.
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
S Đối với tài sản hình thành trong tương lai gồm : - Tài sản được hình thành từ vốn vay;
- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
- Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Tài sản hình thành từ vốn vay dùng là bảo đảm tiền vay phải cá định được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý sử dụng của khách hàng vay : đối với tài sản của DNNN phải xác định được quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp đó và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản là bất đống sản gắn liền với đất thì khách hàng vay phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định của
pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai phải được giao dịch và không có tranh chấp trong suốt quá trình làm tài sản bảo đảm.
Đối với tài sản hình thành từ vốn vay là vật tư hàng hóa đơn vị trực tiếp cho vay thì chi nhánh phải đảm bảo khả năng quản lý giám sát tài sản này. Nếu tài sản theo quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải cam kết với chi nhánh mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã hình thành và đưa vào sử dụng.
2.3.2.2. Thẩm định tài sản đảm bảo
Nguồn thông tin để thẩm định tài sản đảm bảo được tiến hành trên 3 cơ sở: hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin từ khảo sát thực tế và thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Những thông tin này cần được đánh giá một cách khách quan, trung thực, bên cạnh đó trong quá
trình thu thập luôn cần phải có ghi chép lại, in chụp để lưu đồng thời phải có xác nhận bằng chữ ký của các cán bộ tham gia thu thập thông tin. Sau khi thu thập những thông tin cần thiết, lúc này cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định.
Nội dung thẩm định cần phải tập trung làm rõ những vấn đề như :
J Tài sản có đang bị tranh chấp: việc xác định tài sản có tranh chấp hay không khá phức tạp vì vậy ngoài việc xem xét thẩm định, cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng vay vốn xác nhận bằng văn bản khẳng định tài sản của mình hiện không có tranh chấp và chịu trách nhiệm về cam kết của mình trước pháp luật.
J Tài sản có được phép giao dịch: cán bộ tín dụng cần đối chiếu kỹ với các quy định của chi nhánh để xác định tính chất hợp pháp được giao dịch đối với từng loại tài sản đảm bảo. Ngoài các tài sản thông dụng, được mua bán tự do trên thị trường, chi nhánh cần hết sức cẩn trọng khi xem xét các loại tài sản đảm bảo có tính đặc biệt chuyên dụng, quý hiếm. Nếu xét thấy cần thiết, cán
bộ tín dụng yêu cầu khách hàng vay vốn xuất trình bổ sung các loại văn bản của pháp luật, nêu rõ tài sản đó đuợc phép giao dịch bình thuờng.
S Quyền sở hữu tài sản đảm bảo của khách hàng vay: cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng xuất trình đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/quyền sử dụng tài sản dùng làm đảm bảo. Cần hết sức luu ý các dấu hiệu sửa chữa, mâu thuẫn, tính pháp lý của các loại giấy tờ ủy quyền, tính pháp lý trong các truờng hợp đồng sở hữu,... Khi khảo sát thực tế hoặc thu thập thêm thông tin từ những nguồn khác nhau cần tìm cách kiểm chứng lại quyền sở hữu TSBĐ của khách hàng.
S Tài sản có dễ chuyển nhuợng hoặc mua bán trên thị truờng: mục tiêu cho vay của ngân hàng là thu hồi nợ gốc và lãi từ việc thực hiện phuơng án /dự án sản xuất kinh doanh mà không phải từ tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cần thẩm định kỹ tính dễ chuyển nhuợng của tài sản bảo đảm để dễ dàng xử lý nếu phải thực hiện.
S Xác định giá trị tài sản đảm bảo: xác định giá trị TSBĐ nhằm làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay trong truờng hợp buộc phải xử lý tài sản.
S Khả năng thu hồi nợ vay trong truờng hợp phải xử lý tài sản đảm bảo: để thẩm định đuợc nội dung này, cán bộ cần rà soát toàn bộ hồ sơ giấy tờ TSBĐ do khách hàng vay cung cấp, đề xuất các điều khoản cần quy định rõ trong hợp đồng bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong truờng hợp buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Ngoài ra, giá trị tài sản thuờng biến động theo thời gian và tình hình thị truờng, vì vậy cán bộ tín dụng cần tham khảo các thông tin liên quan, tính toán sự tăng/giảm giá trong thời hạn cho vay, dự báo khả năng thu hồi nợ vay từ nguồn xử lý tài sản đảm bảo.
S Đề xuất các biện pháp quản lý TSĐB an toàn và hiệu quả: tùy từng truờng hợp cụ thể, cán bộ tín dụng đề xuất bên nào giữ TSBĐ thì hợp lý.
Ngân hàng cần giữ những loại giấy tờ gì? Phương pháp kiểm tra tài sản đảm bảo như thế nào? Thời gian kiểm tra... Ngoài ra cán bộ tín dụng cũng cần đề xuất hướng xử lý trong một số tình huống như thỏa thuận rút bớt hay bổ sung tài sản bảo đảm, thời điểm ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm, quyền được bảo đảm cùng lúc cho nhiều nghĩa vụ khác nhau.
Sau khi làm rõ được các vấn đề trên, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm viết báo cáo thẩm định trình phụ trách phòng. Báo cáo này được lập sau khi kết thúc quá trình thẩm định hoặc ngay trong khi thẩm định TSBĐ. Báo cáo thẩm định cần được thể hiện mạch lạc, sạch sẽ, không tẩy xóa, phải đề cập một cách trung thực các thông tin thu thập và tổng hợp được. Kết luận trong báo cáo thẩm định phải nêu được có đồng ý nhận TSBĐ hay không? Lý do nhận hoặc từ chối? Phụ trách Phòng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định và ghi ý kiến, sau đó ký tên vào báo cáo thẩm định và trình Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh.
2.3.2.3. Xác định giá trị tài sản đảm bảo và đề xuất mức cho vay
TSĐB tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay và không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị TSĐB tiền vay được lập thành văn bản riêng, đặc biệt là đối với các trường hợp tài sản đảm bảo là tài sản có giá trị lớn, giá cả biến động hoặc quyền sử dụng đất.
Giá trị TSĐB được xác định bao gồm cả hoa lợi lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản đó hoặc do các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp xét thấy phức tạp, năng lực và kinh nghiệm của chi nhánh không cho phép xác định giá trị TSBĐ một cách chính xác, chi nhánh có thể thoải thuận với khách hàng vay về việc thuê một tổ chức chuyên môn xác định. Theo Khoản 4 Điều 7 của Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSSX do Ngân
hàng NN0&PTNT Việt Nam, các trường hợp bắt buộc phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá như sau:
V Tài sản đảm bảo có giá trị dự kiến từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khách hàng là người có liên quan của Ngân hàng và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật các TCTD.
V Tài sản đảm bảo có giá trị dự kiến từ 200 tỷ đồng trở lên.
V Tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ theo các hợp đồng tín dụng từ 70 tỷ đồng trở lên.
V Tài sản đảm bảo là quyền sở hữu trí tuệ, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, các loại kim khí, đá quý, các loại máy móc thiết bị đặc thù.
V Tài sản đảm bảo mà ngân hàng không tự định giá được, hoặc bên bảo đảm không thống nhất được với kết quả định giá của ngân hàng.
Trong các tình huống trên khách hàng vay phải chịu mọi chi phí do việc thuê tổ chức chuyên môn đó.
Sau khi tiến hành xác định giá trị của tài sản bảo đảm, chi nhánh sẽ tiến hành xác định mức cho vay tối đa dựa trên giá trị này. Về nguyên tắc, giá trị của tài sản đảm bảo không được lớn hơn giá trị khoản cho vay, điều này giúp chi nhánh tránh được rủi ro về giá trị do sự biến động của thị trường cũng như giảm thiểu tổn thất trong trường hợp buộc phải xử lý tài sản đảm bảo. Theo Điều 8 của Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX, mức cho vay tối đa đối với các tài sản đảm bảo được chia thành từng mục cụ thể:
- Đối với tài sản cầm cố, thế chấp, mức cho vay tối đa bằng 75% . - Đối với giấy tờ có giá do chi nhánh hoặc Ngân hàng NN0&PTNT phát hành; tiền ký quỹ, số dư tiền gửi tại chi nhánh bằng VND: mức cấp tín dụng tối đa không vượt quá số tiền gốc ( mệnh giá) cộng với số tiền lãi được hưởng trừ số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cho vay.
- Đối với trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá do TCTD khác phát hành (trừ cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi); tiền ký quỹ, số dư tiền gửi tại tổ chức bằng đồng Việt Nam: mức cấp tín dụng tối đa không vượt quá 90% số tiền gốc hoặc mệnh giá giấy tờ có giá cộng với số tiền lãi còn được hưởng trừ đi số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cấp tín dụng.
- Đối với trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá do TCTD khác phát hành (trừ cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi); tiền ký quỹ, số dư tiền gửi tại tổ chức bằng ngoại tệ : mức cấp tín dụng tối đa không vượt quá 80% số tiền gốc hoặc mệnh giá giấy tờ có giá cộng với số tiền lãi còn được hưởng trừ đi số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cấp tín dụng.
- Đối với chứng khoán đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: mức cấp tín dụng tối đa 50% giá trị tài sản bảo đảm.
Với tài sản hình thành từ vốn vay thì Giám đốc chi nhánh ngân hàng tự quyết định mức cho vay cụ thể tùy theo điều kiện của khách hang xin vay vốn cũng như giá trị trong tương lai của tài sản.
Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm và ấn định mức cho vay tối đa là khâu quan trọng trong quy trình bảo đảm tiền vay. Các yếu tố giá trị tại thời điểm xác định phải bao gồm tính đến sự thay đổi trong tương lai : tỷ giá, lạm phát, lãi suất, giá vàng,...để tránh tình trạng sụt giá theo chu kỳ kinh tế của các tài sản này, hạn chế cho chi nhánh trước những rủi ro trong thời gian tới.
2.3.2.4. Lập hợp đồng bảo đảm
Theo quy định của ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Văn Lâm, hợp đồng
cầm cố thế chấp được lập thành văn bản riêng. Đối với cho vay cầm cố bằng giấy
tờ có giá, hợp đồng bảo đảm tiền vay được ghi trong hợp đồng tín dụng.
Các trường hợp TSBĐ liên quan đến giá trị quyền sử dụng đất, các bất động sản gắn liền trên đất, thế chấp cầm cố tài sản thực hiện nhiều nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng thì nhất thiết phải được chứng thực, chứng nhận trên
hợp đồng bảo đảm. Các trường hợp khác do giám đốc chi nhánh thỏa thuận