Là cơ quan chủ quản mọi hoạt động kinh doanh, để nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng, xin được có những kiến nghị với Ngân hàng NN0&PTNT Việt Nam như sau:
S Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác bảo đảm tiền vay của các chi nhánh, đảm bảo các chi nhánh thực hiện đúng chính sách và quy định của ngân hàng, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và chính xác. Có thể đồng ý hoặc có định hướng xây dựng tổ thẩm định riêng trong từng chi nhánh nếu cần thiết.
S Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy quy định về bảo đảm tiền vay thống nhất trong toàn bộ chi nhánh, đồng thời xây dựng các tiêu thức định giá tài sản rõ tàng và phù hợp với từng loại hình tài sản. Ngân hàng cũng nên có những văn bản cụ thể hướng dẫn chi tiết hướng dẫn cho các chi nhánh để đảm bảo việc thực hiện được đồng bộ.
S Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho các cán bộ đặc biệt là nghiệp vụ về đánh giá tài sản đảm bảo.
S Cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin diễn biến trên các thị trường bất động sản, chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường vàng,... nhằm nâng cao khả năng phân tích, dự báo diễn biến của thị trường để
có định hướng, chỉ đạo kịp thời hoạt động bảo đảm tiền vay tại các chi nhánh đặc biệt là những chi nhánh đang hoạt động tại các địa bàn rộng và phức tạp.
Tóm lại, chiến lược hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết và là đòi hỏi khách quan không chỉ riêng ngành ngân hàng mà là nhiệm vụ chung đặt ra cho chính phủ và các ban ngành hữu quan liên quan. Đây là chiến lược lâu dài đưa nền kinh tế Việt Nam trước tiên vượt qua được khủng hoảng “ nợ xấu” tiếp theo đó là phát triển bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận chương 1, thực trạng công tác bảo đảm tiền vay từ năm 2011-2012 được trình bày tại chương 2 và định hướng các giải pháp kiến nghị ở chương 3, luận văn đã trình bày những luận điểm về việc hoàn thiện chất lượng công tác đảm bảo tiền vay tại ngân hàng NN0&PTNT Việt Nam chi nhánh Văn Lâm - Hưng Yên, góp phần thúc đẩy sự phát triển của chi nhánh nói riêng và sự tăng trường kinh tế xã hội của huyện Văn Lâm nói chung.
Về phía NHNN cũng đã tiến hành xây dựng nhiều thông tư văn bản hướng dẫn gửi cho các NHTM ví dụ thông tư 07/2003/TT-NHNN ban hành ngày 19/5/2003,... nhằm hỗ trợ trong việc áp dụng các văn bản luật vào thực tế. Tuy nhiên, hiện nay văn bản cao nhất của NHNN liên quan đến hoạt động bảo đảm tiền vay chỉ có Luật TCTD 2010 và các quy định này khá đơn giản và mang nặng tính lý luận. Trong quý I/2004, NHNN cũng đã trình lên Quốc Hội dự thảo thông tư về xử lý tài sản đảm bảo, nếu dự thảo này được thông qua sẽ là một lối thoát cho các NHTM trong việc giải quyết các tài sản đảm bảo còn tồn đọng dây dưa kéo dài như hiện nay, tạo điều kiện nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với sự nhạy cảm và rủi ro trong từng góc độ kinh doanh. Tín đụng được coi là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng bản than nghiệp vụ này lại luôn tiềm ẩn những tổn thất mà ngân hàng không thể lường trước được. Suốt từ những năm 2011-2013, khía cạnh được nói đến nhiều nhất trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đó là vấn đề bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay đặc biệt là tài sản đảm bảo đang làm đau đầu những nhà quản lý kinh tế : tài sản bảo đảm không chất lượng, xử lý tài sản khó khăn,..tạo nên một khối nợ xấu khổng lồ và đã trở thành cục máu đông gây tắc nghẽn sự lưu thông vốn của nền kinh tế nói chung. Điều này đặt ra yêu cầu với các nhà làm luật cũng như các nhà quản lý kinh tế cần nhìn nhận và đánh giá lại chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại hiện nay.
Luận văn đã nêu được những tiêu chí đánh giá về chất lượng bảo đảm tiền vay và từ đây đánh giá thực trạng của hoạt động này tại ngân hàng Nno&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Văn Lâm Hưng Yên, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này tại chi nhánh góp phần giảm thiểu tỷ nợ xấu, khơi thông nguồn vốn cho chi nhánh và củng cố thêm sự an toàn lành mạnh trong hoạt động cấp tín dụng.
Tuy nhiên, do trình độ nghiên cứu, kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Do vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn hoàn thiện hơn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
1. Học viện ngân hàng (2012), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.
2. Huỳnh Thế Du (2005), “Tại sao tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam”,
Tạp chí Ngân Hàng, số 2/2005, tr 35-38.
3 Lê Đức Lam (2007), Giải pháp xử lý tài sản đảm bảo tại ngân hàng công thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội.
4. Ngô Thị Hà (2011), Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng- một số vấn đề thực tiên và lý luận, Luận văn thạc sĩ luật, Đại học Luật, Hà Nội.
5. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2011), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại., Nhà xuất bản Phuơng Đông, Hà Nội.
6. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2008), Quản trị ngân hàng thương mại,Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
7. TS Nguyễn Minh Kiều ( 2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, Hà Nội.
8. TS Nguyễn Chí Đức (2012), “Vấn đề tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thuơng mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập,
Số 9/2012, tr46-49.
9. Thùy Linh - Việt Trinh (2014), Quy trình thẩm định tín dụng ngân hàng 2014, Nhà xuất bản Tài chính, Hồ Chí Minh.
10. ThS. Vũ Thị Hồng Yến (2011), “Những tài sản không thể trở thành đối tượng của hợp đồng thế chấp”, Tạp chí Luật học, số 7∕2011,tr 21-25. 11. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007) ,Tín Dụng Và Thẩm Định Tín Dụng
13. David Cox (1997), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Frederic S.Minskin (1995), “Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường tài chính ”, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
1. Anh/chị công tác tại chi nhánh được bao nhiêu năm?
□ Dưới 1 năm □ Từ 1-5 năm □ Từ 5-10 năm □ Trên 10 năm
2. Chuyên ngành anh/chị được đào tạo trong trường đại học?
□ Kế toán- kiểm toán □ Thẩm định giá □ Tài chính - ngân hàng □ Ngành khác
3. Công việc của anh/chị tại chi nhánh?
□ Nhân viên tín dụng □ Nhân viên hành chính □ Nhân viên kho quỹ □ Nhân viên kế toán
4. Về bảo đảm tiền vay, Anh/chị sử dụng n văn bản nào đế thực hiện?
□ Văn bản của NH Nông Nghiệp □ Văn bản của chínhphủ □ Văn bản của NHNN □ Tất cả các văn bảntrên
5. Anh chị có sử dụng thường xuyên chính sách tín dụng liên quan đến bảo đảm tiền vay?
□ Có □ Không
6. Trong các khóa đào tạo của ngân hàng, vấn đề bảo đảm tiền vay có được nêu ra ?
□ Thường xuyên □ Không có
□ Có nhưng rất ít □ Không nhớ chính xác
7. Anh/ chị đã từng tham gia một khóa đào tạo tiêng về vấn đề bảo đảm tiền vay?
□ Có □ Chưa
8. Chi nhánh có bộ phận riêng chuyên trách về hoạt động bảo đảm tiền vay không ?
12.Sổ tiết kiệm □ Hàng tồn kho
13.Anh/chị mất bao nhiêu thời gian để định giá tài sản đảm bảo? 14.1 ngày □ Trên 3 ngày
15.2 ngày □ Tùy thuộc vào từng tài sản
16.Thông tin anh chị thu được cho công tác thấm định từ nguồn nào? 17.Hồ sơ của khách hàng □ Thông tin bên ngoài
18.Thông tin từ chi nhánh □ Tất cả nguồn thông tin trên
19.Thời gian Anh/chị đánh giá lại tài sản đảm bảo?
20.Đột xuất □ 6 tháng một lần
21.3 tháng 1 lần □ 1 năm một lần
22.Anh/chị có thực hiện báo cáo thường xuyên về tài sản đảm bảo? 23.Có □ Không
24.Chi nhánh thường xử lý tài sản đảm bảo theo phương thức nào? 25.Bán đấu giá □ Kiện lên tòa án
26.Tự thỏa thuận với khách hàng □ Sử dụng thành tài sản của chi nhánh
27.Theo quan điểm của anh/chị, khâu nào trong bảo đảm tiền vay là quan trọng nhất
28.Thẩm định tài sản □ Bảo quản tài sản