Nhìn chung, hoạt động tín dụng của ngân hàng được hiểu là hoạt động chính mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng tuy nhiên cùng lúc đó, đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất và hơn thế nữa mức độ ảnh hưởng của loại rủi ro này đến hoạt đông của ngân hàng cũng ở mức nghiêm trọng nhất thậm chí dẫn tới giải thể hoặc phá sản. Do đó, quan tâm đến chất lượng tín dụng trong hoạt động của ngân hàng là điều hết sức cấn thiết quyết định tới sự sống còn của đơn vị. Tuy nhiên, khái niệm về chất lượng tín dụng
ngân hàng đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất mà nhìn từ các góc độ khác nhau thì chất lượng tín dụng có những đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
Theo như giáo trình Quản trị ngân hàng - PGS.TS Lê Văn Tư của nhà xuất bản Tài chính năm 2011 thì chất lượng tín dụng được hiểu như sau:
“Chất lượng Tín dụng là một khái niệm thông dụng, bởi Tín dụng bao hàm các hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo lường: cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, bao thanh toán,... Thông thường trong phạm trù đơn giản Chất lượng Tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một Tổ chức tín dụng (hay còn gọi là Chất lượng cho vay). Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa chất lượng tín dụng vào làm một chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu về chất lượng hoạt động khi xếp hạng các tổ chức tín dụng năm 2006. Chất lượng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào: Nợ xấu/Tổng dư nợ, Nợ khó đòi/Tổng dư nợ, Nợ khó đòi ròng = (nợ khó đòi - dự phòng rủi ro chưa sử dụng) nhỏ hơn hoặc bằng 0.”
Theo góc nhìn của khách hàng - người trực tiếp sử dụng các dịch vụ và trả phí dịch vụ cho ngân hàng đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng của đơn vị thì mục tiêu của họ là tối đa hóa giá trị tài sản của bản thân và từ đó tối đa hóa giá trị của khoản vốn được cấp. Từ đây, ta có thể nhận thấy được rằng những chỉ tiêu mà khách hàng vay vốn nhắm đến đó là quy mô, lãi suất, kỳ hạn, cách thức giải ngân cũng như thu nợ của khoản vay mà ngân hàng đề suất với họ có đạt được với kỳ vọng của khách hàng hay không. Bên cạnh đó, những phương thức, thủ tục về tín dụng có tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ về thời gian hay chi phí hay không cũng là điều mà những người đi vay tiền quan tâm và đánh giá. Nếu toàn bộ những tiêu chí trên đây của khách hàng được ngân hàng đáp ứng thì đối với các khách hàng chất lượng tín dụng của đơn vị đó được đánh giá cao và ở phương diện ngược lại cũng tương tự như vậy.
Nói một cách khái quát thì đối với khách hàng khi họ được thỏa mãn những nhu cầu về quy mô, lãi suất, kỳ hạn,.. ..thì lúc này chất lượng tín dụng được đánh giá ở mức độ cao.
Theo Luật các tổ chức tín dụng - nhận thấy ngân hàng thương mại là tổ chức hoạt động chuyên về huy động, cho vay và các dịch vụ về tài chính thì định nghĩa về chất lượng tín dụng lại có những đặc điểm không đồng nhất với khách hàng. Xét thấy rằng, bản chất ngân hàng thương mại cũng là một loại tổ chức kinh doanh hoạt động vì mục đích lợi nhuận nên ngân hàng luôn muốn tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu. Do vây, chất lượng tín dụng của khoản vay sẽ đạt mức cao khi thu nhập của nó mang lại cho ngân hàng ở mức cao. Tuy nhiên, ở một phương diện khác thì hoạt động cấp tín dụng cũng là hoạt động mang nhiều rủi ro và tính chất của nó cũng là nghiêm trọng nhất nên đi kèm với khoản lợi nhuận mà nó mang lại thì mức độ rủi ro của khoản tín dụng có thể ảnh hưởng đến ngân hàng cũng là tiêu chí đi kèm khi mà muốn đánh giá về chất lượng của khoản tín dụng đó.
Quy định cụ thể về xếp hạng tín dụng của các tổ chức tín dụng của các NHTM hay các TCTD được thể hiện tại điều Điều 7, 8, 10, 11, 12, Điểm a, b, c,
d, đ, e Khoản 2 Điều 9 thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Có một điều có thể dễ dàng
nhận thấy là mức độ an toàn của khoản vay luôn tỷ lệ nghịch với khoản lợi nhuận mà nó có thể đem lại. Nên khi thực hiện quyết định tín dụng, ngân hàng luôn phải cân nhắc đánh đổi giữa 2 yếu tố này trong mức độ cho phép và theo như khẩu vị rủi ro mà chủ sở hữu của ngân hàng đó mong muốn. Cuối cùng, khi
đến hạn thanh toán của khoản vay đó, khách hàng có thể trả được toàn bộ nợ gốc
và nợ lãi của mình một cách đầy đủ và đúng hạn thì đây là khoản vay được đánh
giá đạt được yêu cầu về chất lượng tín dụng của ngân hàng.
góp chung cho sự phát triển của toàn bộ công đồng. Cùng lúc đó, ngân hàng cũng là đơn vị hoạt động trong nền kinh tế nên cũng cần góp phần thức đẩy cho sự đi lên của toàn xã hội. Đặc biệt hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng nên khi đánh giá chất lượng của hoạt động này các nhà kinh tế xã nhìn nhận xem liệu hoạt động này có thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đóng góp cho các hoạt động phúc lợi xã hội và có bảo vệ môi trường sống của con người hay không....Nhìn chung, định nghĩa về chất lượng tín dụng từ góc nhìn của xã hội chính là sự đóng góp của hoạt động này cho sự phát triển chung của toàn bộ cộng đồng và xã hội.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
Qua quá trình tồn tại và phát triền, chúng ta có thể thấy là hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản gắn liền với sự ra đời và duy trì của ngân hàng cho đến tận bây giờ. Tính chất của hoạt động cấp tín dụng là mang lợi lợi nhuận cao và phần lớn lợi nhuận của ngân hàng chính là từ hoạt động này. Ngày nay, các ngân hàng cũng chuyển dịch bớt một phần cơ cấu hoạt động của mình sang các dịch vụ thanh toán hay các dịch vụ về tài chính nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của hoạt động này tới ngân hàng tuy nhiên tín dụng vẫn là một nghiệp vụ không thể thay thế đối với các ngân hàng. Nhưng rủi ro đáng sợ nhất với bất kỳ một ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào đó chính là rủi ro tín dụng và đây cũng chính nguyên nhân của việc mất khả năng thanh toán dẫn đến sự khủng hoảng cho ngân hàng. Bài học thực tiễn cho thấy khi rủi ro xảy đến không chỉ ảnh hưởng đến một tổ chức duy nhất mà cả một hệ thống các tổ chức tín dụng mà nghiêm trong hơn nữa là khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thực tiễn đã kiểm nghiệm điều này với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 hay 2012. Chính vì lý do này, vấn đề về chất lượng tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng, nền kinh tế mà còn toàn xã hội.
Đối với các ngân hàng hoạt động với mục tiêu huy động vốn để cho vay nên tôn chỉ của họ luôn là thu đuợc lợi nhuận cao từ những khoản vay và giảm thiểu một cách tối đa khả năng có thể bị mất vốn. Từ đây, nhu cầu cần phải nâng cao chất luợng tín dụng trong hoạt động kinh doanh là hết sức cấp thiết. Đặc biệt là các ngân hàng thuơng mại cổ phần khi mà họ phải tự chịu trách nhiệm với khoản vốn mà mình bỏ ra để kinh doanh. Nên sự an toàn với họ luôn là tiêu chí cần đuợc xem xét hơn thế nữa là sự cạnh trạnh trong ngành là không nhỏ nên sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro phải thu hẹp trong phạm vị tối đa.
Đối với nền kinh tế thì sự vận động của dòng tiền đuợc ví nhu là mạch máu trong một cơ thể mà ở đó ngân hàng chính là trái tim của nền kinh tế khi nó đảm nhận trọng trách kiểm soát sự luân chuyển các dòng tiền. Ngân hàng chính là các trung gian về tài chính kết nối những chủ thể thừa vốn với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn kinh doanh. Vì hoạt động của các cá nhân hay doanh nghiệp có ảnh huởng một cách trực tiếp đến chất luợng hoạt động của ngân hàng. Nên hoạt động tín dụng ảnh huởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Vậy nên việc đảm bảo khoản doanh thu từ hoạt động tín dụng khi thu về phải thanh toán số tiền các chủ nợ cũng nhu các khoản chi phí và có lãi.
Từ những đặc điểm nêu trên có thể thấy đuợc rằng nhu cầu nâng cao chất luợng tín dụng là yêu cầu bức thiết quyết định đến việc ngân hàng đó thể tồn tại và phát triển hay đi đến chỗ tự hủy diệt chính mình.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng
1.2.3.1. Nhân tố khách quan
a. Chính sách tín dụng của ngân hàng
Với mỗi ngân hàng, tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, đồng thời cũng là hoạt động phức tạp và
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả; kiểm soát rủi ro; phát triển bền vững thì cần phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng. Đồng thời, phản ánh định huớng cơ bản cho hoạt động tín dụng và phát huy đuợc các thế mạnh, khắc phục và hạn chế đuợc các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi. Chính sách này bao gồm các chính sách về hạn mức cho vay; kỳ hạn vay; hình thức cho vay; lãi suất.... Chính sách cho vay là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng, nó ảnh huởng rất lớn tới chất luợng tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng có chính sách cho vay hợp lý; đúng đắn; chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có phuơng huớng triển khai cũng nhu tiến hành hoạt động cho vay một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí; hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng.
b. Công tác thẩm định hoạt động cho vay
Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các buớc kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các buớc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó đuợc tổ chức khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất luợng.
Thẩm định hoạt động cho vay là việc xét một cách toàn diện các nội dung có ảnh huởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án hay phuơng án vay vốn để ra quyết định đầu tu và cho phép đầu tu. Mục đích của việc thẩm định là nhằm giúp ngân hàng dua ra những kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và rủi ro có thể xảy ra của dự án hay phuơng án kinh doanh đề ra quyết định cho vay hay từ chối. Từ việc thẩm định, ngân hàng cũng có thể tham gia góp ý cho chủ đầu tu xác định số tiền vay; thời gian cho vay; lãi suất và mức thu nợ phù hợp với năng lực của doanh nghiệp
nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đảm bảo trả nợ cho ngân hàng.
Với những mục đích quan trọng nhu vậy nên thẩm định là khâu phức tạp và hay mắc sai sót nhất. Nhu vậy, nếu công tác thẩm định đạt hiệu quả cao thì ngân hàng sẽ giảm thiểu đuợc rủi ro truớc những quyết định cho vay, đồng thời, lợi nhuận cũng sẽ đuợc đảm bảo.
c. Công tác kiểm soát sau khi cho vay
Đây là biện pháp giúp ban lãnh đạo ngân hàng có đuợc nguồn thông tin về tình hình kinh doanh của ngân hàng cũng nhu của khách hàng. Nếu ngân hàng thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm tra sau cho vay sẽ nhanh chóng phát hiện đuợc những sai sót; yếu kém để khắc phục kịp thời cũng nhu nâng cao chất luợng cho vay đối với khách hàng. Hoạt động này mang tính thuờng xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thuờng xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng huớng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong qui chế tín dụng cũng nhu quy trình tín dụng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất luợng tín dụng.
d. Công nghệ ngân hàng
Hoạt động tín dụng muốn đạt đuợc hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng là hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất luợng tín dụng, ngân hàng cần xây dựng đuợc hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, tăng cuờng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
động tới hiệu quả cho vay ngân hàng. Một ngân hàng với các phuơng tiện kỹ thuật hiện đại sẽ tạo điều kiện trong việc đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, giúp cán bộ thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanh nhất và chính xác nhất, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Yếu tố này ảnh huởng đến chất luợng tín dụng của ngân hàng, góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả cho vay.
e. Chất lượng cán bộ
Nhân tố con người là nhân tố trọng tâm trong mọi hoạt động. Hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng không ngoại lệ. Cán bộ tín dụng của ngân hàng là cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng, là người trực tiếp tiến hành các giai đoạn trong việc triển khai công tác cho vay như: tìm kiểm - thu thập thông tin khách hàng, hướng dẫn thủ thục cho khách hàng, thẩm định hồ sơ khách hàng thông qua phương án dự án vay vốn mà khách hàng đề cập; giải ngân; theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng và tiến hành thu hồi nợ. Nếu cán bộ tín dụng không đủ năng lực hay phẩm chất đạo đức thì sẽ không đánh giá được chính xác tiềm lực của khách hàng dẫn đến đến những tình huống xấu xảy đến với ngân hàng. Từ đó, làm cho hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp giảm sút, ảnh hưởng tới hình ảnh của ngân hàng. Tuy nhi ên, ngược lại, người cán bộ tín dụng hội tụ đầy đủ các yếu tố cần và đủ về năng lực lẫn phẩm chất đạo đức tốt thì không chỉ làm thảo mãn nhu cầu của đối tác - khách hàng mà còn góp phần nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của ngân hàng trong hoạt động cho vay.
1.2.3.2. Các yếu tố khách quan
a. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng
Uy tín, đạo đức của người vay
Trong quy trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và
khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thể gây nên.