2.2.1. Các quy định về cơ sở cho vay, chính pháp lý và quy định vay vốntại Vietcombank Phú Thọ tại Vietcombank Phú Thọ
- Cơ cở pháp lý và quy định về cho vay:
Trong hoạt động tín dụng, với đặc thù chủ là lượng khách hàng doanh nghiệp với số lượng lớn cũng như quy mô các khoản vay luôn chiếm tỷ trọng trên 80% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng thì lượng khách hàng doanh
nghiệp của đơn vị bao gồm có 3 đối tượng chính đó là: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi mà có đủ các điều kiện quy định tại Bộ luật dân sự. Tất cả các doanh nghiệp này khi có nhu cầu vay vốn tìm đến ngân hàng thì đều được xem xét với mục đích sử dụng vốn khơng vi phạm vào những lĩnh vực mà nhà nước cấm. Theo quy định tại thơng tư 39/2016/TT-NHNN, các khách hàng có thể vay vốn tại các ngân hàng khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Mục đích vay vốn hợp pháp
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi và có hiệu quả.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
Ngoài những quy đã được đề cập đến trong các văn bản quy phạm pháp luật thì Vietcombank cũng có những điều khoản quy định về đối tượng cho vay một cách cụ thể, đặc biệt là đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong Văn bản số 122/TB-HS ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2012. Trong thời gian qua, nền kinh tế dần đi vào ổn định cũng như có những bước tăng trưởng ổn định tuy nhiên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự khởi sắc như bất động sản gần đây cũng đang chững lại hay thị trường chứng khốn vẫn có những biến động thất thường nên ngân hàng vẫn cần chú trọng đến nguyên tắc an toàn thận trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Trong đó, đặc biệt có những quy định về những ngành nghề cần chú ý trong công tác phê duyệt cho vay vì tiềm ẩn chiều rủi ro cũng như cũng có những mục đích sử dụng vốn được ưu tiên vì có độ rủi ro thấp. Cụ thể, nhóm ngành về nơng,
lâm, thủy sản (đặc biệt có cho vay nuôi cá lồng hay cho vay trồng rừng), công nghiệp chế biến, may mặc, sản xuất linh kiện, đồ gỗ. .được ưu tiền giải ngân hơn cả. Ngược lại những ngành như bất động sản, chứng khốn, xây dựng, đóng tàu hay vận tải biển vẫn có thể được xét duyệt cho vay nhưng quy định nghiêm ngặt hơn và lượng vốn đổ vào cho mục đích này là hết sức hạn chế.
Tồn bộ các bước trong quy trình cấp tín dụng của Vietcombank chi nhánh Phú Thọ được chia thành 2 giai đoạn và bao gồm có 7 bước nghiệp vụ chính. Trong đó:
- Giai đoạn 1 - Thẩm định và xét duyệt (bao gồm có 3 bước):
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn sau đó tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Trong bước đầu tiên này, các chuyên viên khách hàng sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, nắm bắt những thơng tin cần thiết về khách hàng như thông tin về nhân thân cũng như thông tin về pháp lý và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cùng lúc đó, cán bộ sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra. Bộ hồ sơ bao gồm có những thành phần cơ bản như sau: hồ sơ pháp lý (đăng kí kinh doanh, điều lệ doanh nhiệp,...); hồ sơ vay vốn (dự án kinh doanh, hợp đồng kinh tế, phương án triển khai đầu tư,.), hồ sơ hoạt động kinh doanh (các hợp đồng đã và đang thực hiện của doanh nghiệp bao gồm cả đầu vào và đầu ra,.), cuối cùng là hồ sơ đảm bảo tiền vay (sổ đỏ, đăng kí xe ơ tơ, chứng minh nhân dân chủ sở hữu,.). Sau đó, cán bộ phụ trách sẽ tiến hành kiểm tra về tính đầy đủ, chính xác pháp lý của những hồ sơ vay vôn này theo như những quy định trong văn bản của ngân hàng và chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 2: Thẩm định tín dụng.
Ở nội dung này, các các bộ phụ trách tín dụng, thẩm định phải chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá những hồ sơ vay vốn đã được lập tại bước số
1. Cụ thể thì cần xem xét về năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như năng lực tài chính và uy tín của những đối tượng vay vốn này. Bên cạnh đó, các cán bộ cũng cần xem xét phương án sản xuất kinh doanh đề xuất có khả thi hay khơng trong điều kiện kinh tế hiện tại cũng như tương lai, có rủi ro gì có thể xảy đến hay khả năng sinh lời đáp ứng đủ nhu cầu chi trả trong tương lại hay khơng. Sau khi có đầy đủ những thơng tin như đã nêu, cán bộ cần trình lên trưởng bộ phận cũng như các phịng ban chuyên trách tại hội sở với những món vay có giá trị lớn cũng như thuộc đối tượng hạn chế giải ngân hoặc vượt quá mức phán quyết của chi nhánh.
Bước 3: Quyết định tín dụng.
Lập tờ trình thẩm định: Cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định trong tờ
trình cán bộ tín dụng phải đánh giá được đầy đủ các nội dung đã thẩm định, nêu rõ ý kiến của mình là có đồng ý cho vay hay khơng, lý do sau đó trình trưởng phịng Tín dụng xem xét và duyệt cho vay. Trong tờ trình thẩm định nêu rõ mức cho vay, lãi suất, thời hạn và phương thức cho vay. Cùng với khách hàng lập hợp đồng tín dụng theo mẫu ban hành tuỳ theo từng loại hình tín dụng.
Trình Trưởng phịng tín dụng: Sau khi lập xong tờ trình cán bộ tín dụng
tập hợp hồ sơ trình Trưởng phịng Tín dụng, Trưởng Phịng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm sốt lại hồ sơ vay vốn, những nội dung cán bộ tín dụng nêu trong tờ trình, bổ sung thêm những thơng tin về khách hàng (nếu có), có ý kiến độc lập đề xuất cho vay hay không cho vay, kiểm tra lại các điều khoản của Hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng tín dụng,...
Trình lãnh đạo: Tập hợp lại hồ sơ vay vốn, tờ trình, Hợp đồng tín dụng,
lãnh đạo có nhiệm vụ ghi ý kiến độc lập quyết định cho vay hay khơng và ký trên tờ trình tín dụng, ký hợp đồng tín dụng
hợp đồng (bao gồm có 4 bước). Bước 4: Giải ngân
Ở thời điểm này, khi đã có quyết định tín dụng và bộ hồ sơ vay vốn đã hồn tất thì cán bộ phụ trách cũng như các phịng ban có liên quan như phịng kế tốn, ngân quỹ, hỗ trợ để giải ngân hoặc thanh toán theo như hợp đồng tín dụng đã kí kết trước đó. Có hai hình thức giải ngân chủ yếu đó là: chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản thanh toán của khách hàng được mở tại chi nhánh (nếu chưa có sẽ được hỗ trợ mở tài khoản thanh tốn) hoặc chuyển khoảnn trong nước hoặc quốc tế tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng đến tài khoản của đối tác làm ăn của khách hàng. Hình thức nhận giải ngân bằng tiền mặt vẫn được áp dụng tuy nhiên rất hạn chế với mục đích kích thích thanh tốn qua ngân hàng cũng như hạn chế chi phí cho việc kiểm đếm gây lãng phí cũng như việc thanh tốn qua ngân hàng sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
Bước 5: Kiểm tra, thu nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ
Trong bước này, các cán bộ phụ trách của ngân hàng sẽ tiến hành theo dõi mục đích việc sử dụng các khoản tín dụng được cấp của khách hàng có đúng như đã đề cập đến trong hợp đồng tín dụng hay khơng cũng như tiến trình thực hiện dự án mà khi lập hồ sơ tín dụng khách hàng đã đề xuất ra sao (có hiệu quả hay khơng, có tạo ra nguồn thu nhập như đã cam kết). Không những vậy cán bộ cũng cần theo dõi tình hình trả nợ gốc và nợ lãi theo như điều khoản đã quy định tại hợp đồng tín dụng hay khơng.
Trong thời gian diễn ra hợp đồng tín dụng những vấn đề có thể phát sinh rất đa dạng và đơi khi khó kiểm sốt nên ngân hàng cần phát hiện kịp thời và có các biện pháp xử lý như điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn,.. ..cũng như các vấn đề có thể pháp sinh bằng các biện pháp thích hợp.
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Bước 6: Xử lý phát sinh
Xử lý phát sinh nợ quá hạn: Trong trường hợp có phát sinh nợ q hạn, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tìm hiểu, phân tích ngun nhân nợ quá hạn, phân loại nợ quá hạn từ đó báo cáo Trưởng Phòng tín dụng trình lãnh đạo biện pháp xử lý thu hồi nợ.
Bước 7: Thanh lý hợp đồng
Khi khách hàng đã hết nhu cầu sử dụng với khoản tín dụng đã được cấp hoặc hết thời hạn tín dụng theo như hợp đồng đã kí kết khách hàng tiến hành trả toàn bộ nợ gốc và lãi đầy đủ, ngân hàng sẽ thực hiện bàn giao lại tài sản của khách hàng đã thế chấp hoặc cầm cố tại ngân hàng theo như biên bản bàn giao tài sản. Lúc này, hợp đồng tín dụng đã kí kết sẽ hết hiệu lực và chứng từ liên quan cũng sẽ được lưu kho nhằm sử dụng khi cần thiết. Sau khi cả hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, ngân hàng cũng tiến hành thu thập ý kiến đánh giá cũng như những góp ý của khách hàng nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình cũng như thái độ phục vụ của những bộ phân có liên quan nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn nữa trong những lần hợp tác tiếp theo.