ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦAV IETCOMBANK CH

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh phú thọ,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94)

CHI NHÁNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2016 - 2018. 2.4.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2016 - 2018, mặc dù nền kinh tế đã dần đi vào ổn định cũng như có những dấu hiệu phục hồi và tăng trường khá tốt. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình; thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực và những hệ lụy của khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn giữa các NHTM, nhưng Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ cũng đạt được những kết quả đáng lạc quan. Bám sát theo sự chỉ đạo của NHNN, của ban chỉ đạo TW và

các cấp ban ngành, chính quyền địa phương cùng sự ủng hộ; hợp tác của các bạn hàng, Ban giám đốc của Ngân hàng đã lãnh đạo tập thể cán bộ công nhân viên nắm bắt những cơ hội, cùng nhau đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thử thách để duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và đạt được những thành công đáng khích lệ.

Một là, quy trình cấp tín dụng của Vietcombank chi nhánh Phú Thọ được đánh giá là khá chặt chẽ và tuân thủ theo đúng những quy định của Nhà nước và Pháp luật. Việc thực hiện một cách chặt chẽ việc đúng quy trình đã đề ra của chi nhánh đảm bảo hoạt động tín dụng được vận hành một cách tối ưu nhất. Điều này cho thấy được rằng những rủi ro tín dụng có thể được giảm thiểu nhờ áp dụng một cách chặt chẽ quy trình tín dúng của chi nhánh .

Hai là, uy tín và hình ảnh của Vietcombank chi nhánh Phú Thọ vừa qua được nâng cao. Qua việc thu thập ý kiến của khách hàng qua phiếu khảo sát cho thấy được rằng sự hài lòng của những khách hàng có vay vốn tại chi nhành vừa qua là khá cao. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của chi nhánh trên địa bàn hoạt động cũng làm cho việc nhận diện thương hiệu của ngân hàng trong mắt những người dân tại địa phương đã trở nên dễ dàng và đồng bộ hơn. Điều này cho thấy sự đầu tư về truyền thông và marketing của chi nhánh đã phát huy tác dụng khá tốt.

Ba là, hoạt động kiểm tra nộ bộ và và kiểm soát rủi ro về tín dụng của ngân hàng thời gian qua cũng được chú trọng. Thể hiện ở chỗ tần suất kiểm tra đối chiếu số liệu tín dụng khá thường xuyên, những phần mà hoạt động kiểm tra và kiểm soát của chi nhánh hướng tới là khá toàn diện khi chú trọng đến tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, danh mục tín dụng của chi nhánh, công tác thu hồi nợ xấu và xử lý bằng dự phòng rủi ro,.... Sau khi, tiến hành kiểm tra và kiểm soát thì bộ phận chuyên trách cũng đưa ra những ý kiến, đóng góp và đề nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kiểm tra nội bộ và kiểm soát rủi ro

hoạt động tín dụng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của đơn vị. Chi nhánh cần tiếp tục phát huy những kết quả này trong thời gian tới.

Bốn là, tỷ lệ lãi thực thu trên lãi dự thu của Vietcombank chi nhánh Phú Thọ thời gian vừa qua đã được cải thiện khá tốt. Cụ thể, tại thời điểm năm 2018

thì tỷ lệ này đã đạt tới mức trên 95% tăng đến gần 10% so với năm 2016. Điều này cho thấy khả năng thẩm định khách hàng vay vốn, giám sát và thu nợ của chi nhánh đã được chú trọng cải thiện khá nhiều trong giai đoạn vừa qua.Với vai

trò là hoạt động đóng góp nhiều nhất vào trong tổng doanh thu của đơn vị thì việc giảm được khối lượng lãi tồn đọng cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng

của chi nhánh cũng đã được cải thiện khá nhiều. Điều này là một thành quả của

sự nỗi lực không ngừng của Vietcombank chi nhánh Phú Thọ.

Năm là, tốc độ thu hồi các khoản nợ bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi đều tăng trưởng khá tốt từ năm 2016 đến năm 2018. Đặc biệt trong những năm vừa qua hoạt động của ngành ngân hàng chịu khá nhiều khó khăn trong việc thu nợ dẫn tới việc thất thoát nguồn vốn hay thậm chí là mất khả năng tự chủ dẫn tới hiện tượng mua bán sát nhập khá phổ biến trong những năm vừa qua thì những cố gắng nỗ lực trong việc cải thiện khả năng thu hổi những khoản vốn đã cho vay ra nền kinh tế là hết sức đáng khen ngợi.

Sáu là, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tuy có dấu hiệu gia tăng nhưng vẫn chiếm một tỷ trong khá khiêm tốn trong tổng dư nợ thời gian qua ngân hàng cũng là kết quả của quá trình nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy trình tín dụng. Hơn thế nữa tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu của chi nhành luôn nằm trong mức độ quy định của NHNN, đảm bảo rằng những món nợ có khả năng không thu hồi được không quá lớn và mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động chung của ngân hàng không nhiều từ đó cũng không tác động quá lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Thêm nữa, trong nhóm nợ quá hạn thì chủ yếu vẫn là những khoản nợ mà có khả năng thu hồi

được. Như đã đề cập thì những khoản nợ quá hạn thanh toán chủ yếu là do nguyên nhân tức thời lúc đó các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình dẫn tới khả năng tài chính bị xấu đi. Mặc dù khả năng thu hồi vẫn ở mức cao nhưng chi nhánh luôn chú trọng trích lập dự phòng tài chính nhằm đối phó với những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra một cách chủ động nhất. Với những chính sách như vậy thì khả năng xử lý những khoản nợ quá hạn này trong tương lai sẽ khá cao và lượng nợ xấu nợ quá hạn sẽ có xu hướng giảm.

2.4.2. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được từ những cố gắng, nỗ lực của toàn bộ cán bộ Vietcombank chi nhánh Phú Thọ thì những hạn chế cũng là điều khó tránh khỏi. Những hạn chế này trực tiếp ảnh hưởng làm giảm chất lượng hoạt động tín dụng do đó cần được phân tích và khắc phục sớm nhất có thể.

Và cụ thể những tồn tại của chi nhánh về chất lượng tín dụng trong thời gian vừa qua như sau:

Thứ nhất, khả năng huy động vốn của chi nhánh tuy có dấu hiệu tăng trưởng khá tốt trong những năm qua tuy nhiên khi đặt nguồn vốn này so sánh với dư nợ tín dụng của chi nhánh thì vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn của những khách hàng trên địa bàn. Tuy là khoảng cách giữa hai chỉ tiêu này đã được thu hẹp lại tuy nhiên vẫn còn chưa đủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn. Điều này là chưa tốt khi mà ngân hàng không thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình để cho vay mà phải phụ thuộc vào những nguồn vốn bên ngoài với độ rủi ro cao và độ phụ thuộc vào những chủ thể bên ngoài hệ thống.

Thứ hai, chính là tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng gia tăng trong thời gian vừa qua. Việc số lượng và quy mô những khoản nợ có chất lượng kém gia tăng ảnh hưởng đến khả năng thu

hồi những khoản nợ gốc và nợ lãi của ngân hàng. Bên cạnh đó chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh cũng từ đó mà giảm sút theo. Điều này trước tiên ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó kéo chất lượng tín dụng của chi nhánh đi xuống. Điều này đã phản ánh chất lượng bộ phẩn thẩm định trong bước đánh giá khả năng tài chính cũng như chất lượng, độ khả thi của dự án sản xuất kinh doanh còn nhiều yếu kém. Đặc biệt là những khách hàng thân thiết đã giao dịch lâu năm tại chi nhánh thì khâu thẩm định khá lòng lẻo dẫn tới khả năng cao những rủi ro tín dụng xảy ra. Đây là điều mà ngân hàng cần phải cải thiện trong thời gian tới nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Thứ ba, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh còn chậm khi trong cả một năm tài chính mà lượng vốn này chỉ quay được sấp xỉ một vòng, Điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của chi nhánh càn khá chậm trong khi tốc độ tăng

trưởng tín dụng thì khá tốt trong những năm vừa qua. Đây là dấu hiệu chưa tốt đối với chất lượng tín dụng khi lượng vốn bỏ ra cho vay không được quay vòng

tốt dẫn đến khả năng tạo ra lợi nhuận giảm và từ đó rủi ro tín dụng cũng gia tăng.

Điều này đòi hỏi Vietcombank chi nhánh Phú Thọ cần phải cải thiện lại chỉ tiêu

này nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thứ năm, cơ cấu cho vay của Vietcombank chi nhánh Phú Thọ vẫn chưa được cân đối khi chỉ tập trung vào một nhóm sản phẩm chủ yếu. Xét theo yếu tố thời gian thì chủ yếu là khoản cho vay ngắn hạn và xét theo đối tượng cho vay thì đa số là các khoản cho vay các tổ chức kinh tế. Tuy là chủ trương của chi nhánh vẫn là tập trung phát triển các sản phẩm tín dụng ngắn hạn cũng như các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế tuy nhiên điều này cho thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng vẫn chưa thực sự cần đối. Cụ thể là các doanh nghiệp thì chủ yếu cần nguồn vốn sản xuất kinh doanh trong dài hạn để đầu tư mua sắm thiết bị, đầu tư dây chuyền sản xuất, bản quyền những phát

minh sáng tạo trong sản xuất nên khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế .

2.4.3 Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

+ Do quy trình phê duyệt khi có những thay đổi về chính sách lãi suất của Vietcombank chi nhánh Phú Thọ còn khá ruờm rà và tốn thời gian nên lãi huy động và cho vay của Vietcombank chi nhánh Phú Thọ vẫn chua thấy đuợc độ linh hoạt vì khi có những biến đổi về lãi suất đều phải trải qua quy trình phê duyệt khá phức tạp khi phải lập đề án, hồ sơ cũng nhu phải trình lên Tổng giám đốc phê duyệt và đợi phán quyết. Do quy trình này khá tốn thời gian nên tiến trình giải ngân khi có biến động lãi suất của thị truờng sẽ bị chậm lại và hay khả năng thu hút nguồn vốn phục vụ cho việc cho vay ra nền kinh tế cũng sẽ bị giảm sút. Từ đây, khả năng tự chủ nguồn vốn cho vay của chi nhánh bị thấ đi nên đây cũng là điều đáng tiếc và cần khắc phục trong thời gian tới.

+ Quy trình giải ngân của Vietcombank thời gian qua đã đuợc cải cách theo huớng gọn nhe, tiết kiệm thời gian tuy nhiên điều kiện cho vay lại đuợc thắt chặt đặc biệt là những khoản vay trung và dài hạn. Do những khoản vay có thời hạn dài thì khả năng rủi ro cao nên thời gian cho việc thẩm định tín dụng kéo dài. Trong truờng hợp khách hàng vay thế chấp quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, vay trả góp thì thời gian thẩm định là rất lâu có thể kéo dài từ 4 - 5 ngày kể từ khi tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay, (theo quy định là không quá 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ). Nhu vậy, là quá lâu đối với khách hàng vì nó có thể ảnh huởng đến cơ hội của khách hàng thậm chí thay đổi nhu cầu của nguời vay. Trong khi theo quy trình và phuơng pháp thẩm định của các nuớc khác đang áp dụng thì thời gian này chỉ mất vài giờ có thể có quyết định cho vay hay không. Mặt khác, số luợng các món vay

trung và dài hạn thường rất lớn nếu cứ thực hiện quy trình xét duyệt cho vay với mức độ chặt chẽ và nhiều khi là cứng nhắc như vậy thì sẽ tốn rất nhiều công sức của cán bộ cũng như chi phí để thực hiện những công việc đó.

+ Ngân hàng vẫn chú trọng đến việc định giá cũng như đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng trong việc thẩm định tín dụng và đưa ra quyết định cho vay. Thay vào đó, chi nhánh có thể giảm bớt sức nặng của tài sản đảm bảo nợ vay và chú trọng hơn nữa đến dự án sản xuất kinh doanh khả thi và những khoản lợi nhuận và doanh thu đến từ tương lai sau khi dự án được hình thành. Nếu tài sản đảm bảo chưa thực thự đáp ứng đủ nhưng phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao và ngân hàng đánh giá là rủi ro thấp và lợi nhuận cao thì nên nới lỏng quy định và cho vay nhằm tăng trưởng tín dụng mà vẫn duy trì được chất lượng tín dụng.

+ Công tác kiểm tra kiểm soát dù đã được chú ý đầu tư khá nhiều nhưng chất lượng cũng chưa thực sự xứng đáng với những công sức và chi phí đã bỏ ra trong thời gian qua. Đặc biệt là việc cán bộ phải kiêm nhiệm khá nhiều việc dẫn đến hiệu quả công việc chưa thực sự đạt mức tối đa.

+ Vietcombank chi nhánh Phú Thọ chưa có chế độ khuyến khích khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ tín dụng làm việc có chất lượng, chưa gắn được quyền lợi với trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng trong hoạt động cho vay, từ đó dẫn đến tình trạng một số cán bộ tín dụng sợ trách nhiệm, chưa tâm huyết với công việc, ngại cho vay nhất là cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp sản xuất với những món vay có giá trị lớn.

b. Nguyên nhân khách quan.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm qua tăng lên cả về số lượng và chất lượng tuy nhiên chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Từ đó dẫn tới khả năng cạnh tranh còn chưa cao và hiệu quả hoạt động còn khá hạn chế. Không những vậy những doanh nghiệp này

gia tăng nhiều về số lượng dẫn tới tỷ lệ cạnh tranh ngành trong những năm vừa qua tăng cao dẫn tới những khó khăn tìm kiếm khách hàng cũng như đầu ra cho những doanh nghiệp này.

Số lượng các dự án sản xuất kinh doanh khả thi trên địa bàn những năm qua chưa nhiều. Điều kiên bắt buộc để có thể vay vốn ngân hàng đó là khách hàng phải có dự án sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên thời gian qua những dự án sản xuất kinh doanh để đề xuất cho vay vẫn là những dự án truyền thống chưa có tính mới mẻ cũng như đột phá. Với việc đi lại lối mòn trong việc kinh doanh thì những dự án này khi đi vào thực tiễn còn khá nhiều bất cập nên khả năng hiệu quả của dự án chưa cao. Hay những doanh nghiệp khi đưa vào thực hiện dự án không thể thực hiện đúng kế hoạch đã lập ra nên kéo theo chất lượng dự án của các hợp đồng vay vốn cũng đi xuống.

+ Một số doanh nghiệp khác thì trình độ quản lý hoạt động cũng như quản lý về tài chính kém, công nghệ kĩ thuật còn lạc lậu, chất lượng cán bộ công nhân viên còn chưa tốt dẫn đến chưa đáp ứng đủ được những yêu cầu của cơ chế thị trường dẫn tới khi có những biến động thì họ không thể theo kịp được. Điều này dẫn tới hệ quả là “cá lớn nuốt cá bé” khi những doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh tranh thủ những bất lợi này để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh này hoặc mua bán sát nhập. Nhìn chung, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thiếu hụt về kinh nghiệp, trình độ và bản lĩnh để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay.

Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh phú thọ,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w