Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh cho vay của ngân hàng

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29)

cho vay của ngân hàng

1.1.4.1. Những nhân tố khách quan

Một là, Về phía người được bảo lãnh

Đó là tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo, khả năng thực hiện hợp đồng với bên nhận bảo lãnh (ngân hàng thương mại) cũng như trình độ, năng lực của bên được bảo lãnh trong việc dự đoán các vấn đề trong kinh doanh, quản lý. Bên cạnh đó là sự trung thực của khách hàng cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Rủi ro rất cao đối với hoạt động bảo lãnh khi bên được bảo lãnh làm giả giấy tờ, chứng từ hay bỏ trốn.

Sự trung thực và hợp tác tích cực của bên nhận bảo lãnh trong việc yêu cầu thanh toán bảo lãnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Người nhận bảo lãnh có thể xuất trình những giấy tờ giả mạo chứng từ đòi thanh toán cho ngân hàng để nhận khoản tiền thanh toán bảo lãnh. Trong trường hợp ngân hàng không phát hiện được sự giả mạo này, ngân hàng có khả năng gặp rủi ro phải thanh toán cho người nhận bảo lãnh mà không đòi được tiền bồi hoàn từ phía người được bảo lãnh.

Ba là, nhân tố môi trường vĩ mô.

* Môi trường kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao, các chủ thể tham gia vào nền kinh tế hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô bảo lãnh. Tính lành mạnh của nền kinh tế, các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tuân thủ theo pháp luật sẽ làm hạn chế rủi ro cho hoạt động bảo lãnh. Trong trường hợp ngược lại khi nền kinh tế có sự bất ổn như liên tục có sự thay đổi chính sách tỷ giá, lãi suất, chính sách xuất nhập khẩu hay tình trạng lạm phát, suy thoái kinh tế đều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. * Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị - xã hội ổn định là cơ

sở để phát triển kinh tế, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng các giao dịch thương mại trong nước cũng như quốc tế. Đó chính là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, khi một quốc gia có nền chính trị

xã hội bất ổn định thì sẽ tác động tới tâm lý nhà đầu tư, hoạt động đầu tư sẽ bị giảm sút cũng đồng thời diễn ra với nó là các giao dịch thương mại cũng sẽ bị giảm sút, qua đó sẽ làm giảm quy mô cũng như giá trị phát hành bảo lãnh ngân hàng.

* Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý tạo ra sự ràng buộc cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Nếu như hệ thống pháp lý nói chung là đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế

thuận lợi. Còn hệ thống pháp lý nói riêng đối với hoạt động bảo lãnh của ngân hàng nếu đầy đủ, đồng bộ và ổn định thì sẽ là hành lang pháp lý để các bên thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động bảo lãnh.

1.1.4.2. Những nhân tố chủ quan

Đây là những nhân tố bên trong ngân hàng, ngân hàng có thể trực tiếp kiểm soát chúng, tác động lên chúng để nâng cao sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Một là, chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng.

Chiến lược kinh doanh là nhân tố vô cùng quan trọng, nếu không có chiến lược kinh doanh các ngân hàng sẽ luôn bị động. Một chiến lược kinh doanh phù hợp và linh hoạt sẽ giúp ngân hàng có một phương hướng phát triển nhất quán, giúp cho ngân hàng khai thác tốt nhất những năng lực hiện có và thích ứng một cách nhanh chóng với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Đồng thời chiến lược kinh doanh là cơ sở để ngân hàng xây dựng nên chính sách phát triển cho từng hoạt động kinh doanh cụ thể (trong đó có hoạt động bảo lãnh) trong từng giai đoạn nhất định. Có những giai đoạn hoạt động bảo lãnh được xác định là hoạt động được ưu tiên trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, khi đó hoạt động bảo lãnh sẽ được chú trọng đầu tư hơn và sẽ có sự phát triển hơn.

Hai là, Chính sách phát triển hoạt động bảo lãnh

Đối với chính sách phát triển hoạt động bảo lãnh cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thì ngân hàng đều cụ thể hóa thành các mục tiêu, nhiệm vụ và các chính sách, giải pháp rõ ràng để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Do đó, nếu ngân hàng xây dựng được một chính sách phát triển hoạt động bảo lãnh với những quy định, quy trình rõ ràng, đầy đủ thì sẽ giúp cho hoạt động bảo lãnh có hiệu quả.

Một quy trình bảo lãnh tổng quát thường có các bước như: Thẩm định khách hàng gồm: thẩm định về tư cách pháp lý, thẩm định về tình hình tài chính, về tính khả thi của dự án, về khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng với bên nhận bảo lãnh, môi trường hoạt động kinh doanh của khách hàng; Xây dựng và ký kết hợp đồng bảo lãnh; Thực hiện và xử lý sau bảo lãnh như: phong tỏa và bán các tài sản thế chấp, cầm cố, phong tỏa tiền ký quỹ. Như vậy, mỗi bước đều có chức năng đảm bảo an toàn hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Do đó, nếu ngân hàng có một quy trình bảo lãnh chặt chẽ và hợp lý, song cũng không quá tốn kém, phức tạp và tạo cho khách hàng sự thuận tiện nhất khi giao dịch với ngân hàng sẽ vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa đem lại những tiện ích cho khách hàng. Đó là những nhân tố quan trọng tác động làm cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng càng phát triển.

Bốn là, Hoạt động marketing

Các hoạt động marketing như: đưa ra các loại hình dịch vụ bảo lãnh, chính sách giá, chính sách phân phối, khuyếch trương giao tiếp sẽ có tác động thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển.

Năm là, Chất lượng cán bộ thực hiện công việc bảo lãnh

Chất lượng cán bộ bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp chính là nhân tố quan trọng nhất thuộc về bản thân ngân hàng tác động tới chất lượng hoạt động bảo lãnh. Bởi chính những cán bộ thực hiện công việc bảo lãnh là những người xây dựng và thực hiện quy trình hoạt động bảo lãnh, hoạt động marketing bảo lãnh. Họ là những người sẽ quyết định chất lượng công tác thẩm định khách hàng, Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh. Do đó chất lượng cán bộ thực hiện bảo lãnh có thể coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định tới sự phát triển của hoạt động bảo lãnh.

1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO LÃNH VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO LÃNH VAY VỐN

1.2.1. Mô hình của Mỹ

Hoạt động bảo lãnh vay vốn cho DN nhỏ và vừa ở Mỹ được thực hiện bởi Cục quản lý Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA) - một tổ chức độc lập thuộc chính quyền Liên bang.

* Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh: Theo đạo luật DN nhỏ của Liên bang Hoa kỳ và các đạo luật khác.

* Đối tượng bảo lãnh: các DN nhỏ - các DN có số lao động dưới 500 người và doanh thu dưới 02 triệu USD.

* Phạm vi bảo lãnh:

- Tài trợ cho các khoản vay ngắn hạn (khoản phải thu hoặc tăng vốn lưu động);

- Tài trợ khoản vay để mở rộng đổi mới cơ sở; mua máy móc thiết bị, xây dựng;

- Tài trợ theo chương trình cho vay bất động sản.

Mức hạn chế: Mức hạn chế bảo lãnh tối đa khi một Bên cho vay tài trợ cho một khoản vay (khoản vay có bảo lãnh) bao gồm hai yếu tố: giá trị khoản vay chỉ giới hạn trong 02 triệu USD và giá trị khoản vay mà SBA bảo lãnh tối đa là 1,5 triệu USD.

* Quy trình nghiệp vụ tổng quát: Sau khi DN gửi đơn xin vay vốn, Bên cho vay xem xét nếu có nhu cầu bảo lãnh thì đệ trình cho SBA xem xét và phê duyệt bảo lãnh. Sau khi SBA phê duyệt, chấp thuận bảo lãnh thì Bên cho vay giải ngân vốn.

- Đối với khoản vay thông thường: quyền chủ động phê duyệt khoản vay thuộc Bên cho vay. SBA sẽ giám sát kiểm tra sau khi Bên cho vay báo cáo về khoản vay có bảo lãnh cho SBA.

- SBA chỉ bảo lãnh trực tiếp cho DN mới: SBA tiếp nhận đơn xin vay vốn, thẩm định và chấp thuận bảo lãnh, chuyển ngân hàng thương mại cho vay ký Hợp đồng tín dụng (theo hạn mức SBA đưa ra) và giải ngân vốn.

* Quyết định số tiền bảo lãnh: Việc quyết định số tiền bảo lãnh được quy định khung tối đa theo các mức khoản vay và tỷ lệ bảo lãnh tương ứng:

+ Khoản vay lên đến 150.000 USD => 85%, + Khoản vay trên 150.000 USD => 75%,

+ Khoản vay nhanh của SBA (ngắn hạn) => 50%, + Khoản vay thủ tục nhanh của SBA => 75% - 85%, + Khoản vay vốn lưu động xuất khẩu => 90%.

* Mức bảo lãnh: chỉ áp dụng với khoản nợ gốc.

* Lãi suất vay vốn có bảo lãnh: Lãi suất cho vay được thoả thuận giữa Bên cho vay và Bên đi vay (thông thường không quá lãi suất ưu đãi cộng (+) với 2,75%).

* Phí bảo lãnh: Người đi vay trả phí bảo lãnh từ khi nhận phát hành bảo lãnh với mức phí: 3,75% giá trị vốn vay được bảo lãnh; Bên cho vay chịu một phần phí bảo lãnh với mức 0,55% giá trị vốn vay được bảo lãnh (được kết cấu vào lãi suất cho vay).

* Tài sản thế chấp: Yêu cầu có tài sản thế chấp (vốn của chủ sở hữu từ trên

20% số nợ gốc hoặc bằng tài sản cá nhân). Tài sản thế chấp được Bên cho vay quản lý.

* Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: SBA chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sau khi bên cho vay đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ (kể cả phát mại, đấu giá tài sản thế chấp) mà DN không trả đủ nợ vay có bảo lãnh. Khi phát sinh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, SBA sẽ thực hiện trên nguyên tắc:

- DN được bảo lãnh phải sử dụng hết nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện trả nợ.

- Bên cho vay đã thực hiện thanh lý hết tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

- SBA sẽ sử dụng nguồn Quỹ dự phòng để xử lý của Chính phủ. Trường hợp Chính phủ chưa phê duyệt ngân sách cho SBA (cân đối tài chính của Quỹ dự phòng để xử lý thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của SBA không còn), Bên cho vay phải yêu cầu Chính phủ liên bang hoàn trả.

1.2.2. Mô hình của Hàn Quoc

Hoạt động bảo lãnh ở Hàn Quốc do Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc (KODIT) thực hiện.

* Cơ sở pháp lý: Theo đạo luật Quỹ bảo lãnh tín dụng do Quốc hội thông qua năm 1976.

* Mô hình tổ chức: Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc là một tổ chức độc lập thuộc Chính phủ.

* Đối tượng: Các cá nhân, pháp nhân, đoàn thể DN (Hợp tác xã và các liên hiệp của nó) hoạt động với mục đích kinh doanh sinh lợi.

* Phạm vi bảo lãnh:

- Tài trợ cho các khoản vay ngắn hạn.

- Tài trợ cho các khoản vay đầu tư mua sắm tài sản cố định.

Mức hạn chế: theo hạn mức được xác định trên cơ sở phân chia theo quan điểm xếp hạng tín dụng đối với DN. Trong đó hạn mức thông thường là 03 tỷ Won. Với trường hợp có mức tín dụng yếu thì áp dụng hạn mức giảm là 1,5 tỷ Won. Còn với trường hợp cần thiết đối với nền kinh tế, trường hợp vốn đầu tư cơ sở thiết bị thì hạn mức tối đa là 07 - 10 tỷ Won.

* Quy trình nghiệp vụ: Chỉ thực hiện bảo lãnh trực tiếp cho từng DN: DN lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh. KoDit tiếp nhận, trực tiếp điều tra tín dụng của DN, thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của DN, quyết định bảo lãnh cho khoản vay. KoDit và DN ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành chứng thư bảo lãnh rồi chuyển Bên cho vay ký Hợp đồng tín dụng và thực hiện cho vay.

* M ứ c b ả o lãnh: G ố c và lãi phát sinh (không g ồ m ti ề n lãi quá h ạn thanh toán).

* Quyết định số tiền bảo lãnh:

- Với vốn vay luân chuyển (vốn lưu động - vay theo hạn mức): căn cứ vào mức độ chấm điểm tín dụng và phân loại DN để xác định hạn mức tối đa:

+ Hạng AAA_BBB: 07 tỷ Won + Hạng BBB_BB-: 06 tỷ Won + Hạng B+_B-: 05 tỷ Won + Hạng dưới CCC+: 03 tỷ Won

- Với khoản vay một lần: hạn mức bảo lãnh được xác định trong phạm vi hạn mức bảo lãnh là doanh thu của DN và hạn mức vốn chủ sở hữu.

- Với khoản vay mua sắm tài sản cố định: xác định theo số vốn cần thiết cho việc đầu tư nhưng hạn mức tối đa là 10 tỷ Won.

* Phí bảo lãnh: Người đi vay phải trả phí bảo lãnh cho số nợ vay với mức phí linh hoạt từ 0,5% đến mức cao nhất là 3,0% (được xác định trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng, tỷ lệ phí bảo lãnh tăng thêm, tỷ lệ phí bảo lãnh được giảm theo quy định cụ thể). Riêng với DN lớn thì chịu mức phí 3,5%.

* Tài sản thế chấp: không đòi hỏi tài sản thế chấp đối với khoản vay có bảo lãnh.

* Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:

- Khi DN được bảo lãnh không hoàn trả nợ cho Bên cho vay, KoDit phải đứng ra trả thay.

- Thời điểm thực hiện trả thay: Bên cho vay có thể yêu cầu thanh toán nợ thay trong vòng 03 tháng tính từ ngày cho phép yêu cầu:

+ Khi quá 03 tháng DN vay n ợ không trả gốc hoặc lãi theo đúng ngày quy định.

+ Khi chứng minh được DN vay nợ bị phá sản, giải thể, ngừng kinh doanh, hoặc không kinh doanh trên 06 tháng.

1.2.3. Mô hình của Đài Loan

Quỹ bảo lãnh tín dụng các DN nhỏ và vừa Đài Loan thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Đây là một tổ chức độc lập, thuộc Chính phủ.

* Cơ sở pháp lý: Theo Viện hành chính và Luật dân sự.

* Đối tượng: gồm có:

- Ngành sản xuất: DN hoạt động liên tục từ nửa năm trở lên, số vốn thực tế dưới 80 triệu Đài tệ hoặc số lao động sử dung dưới 200 người và hoạt động từ một năm trở lên.

- Ngành thông thường: DN hoạt động liên tục từ một năm trở lên, doanh thu năm gần nhất đạt dưới 100 triệu Đài tệ hoặc số lao động dưới 50 người.

- Cá nhân: người phụ trách hoặc người thành lập doanh nghiệp là người Đài Loan, độ tuổi trên 20 và dưới 50.

* Điều kiện bảo lãnh:

- Do Bộ Kinh tế hoặc các cơ quan hữu quan giới thiệu

- Thông qua kế hoạch hỗ trợ phát triển của Chính phủ trong ba năm gần đây hoặc được giải thưởng

- Có sở hữu trí tuệ hoặc những tiềm năng phát triển khác.

* Mức bảo lãnh: đối với gốc và lãi phát sinh.

* Phí bảo lãnh: - Đảm bảo gián tiếp: 0,75% - 1,75%

- Đảm bảo theo lượt: 0,5% - 1,25% - Đảm bảo trực tiếp: 0,75% - 3,75%

* Tài sản thế chấp: Trên nguyên tắc không cần tài sản thế chấp nhưng các thiết bị sản xuất được mua bằng tiền vay phải dùng làm tài sản thế chấp.

1.2.4. Bài học rút ra cho Việt Nam trong xây dựng mô hình bảo lãnh vay vốn

Qua nghiên cứu mô hình bảo lãnh vay vốn của một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về bảo lãnh vay vốn NHTM mà

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w