Các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 91)

* Số dư bảo lãnh cho vay:

Số dư bảo lãnh cho vay tại NHTM đối với DNNVV của NHPT Việt Nam là giá trị các khoản bảo lãnh cho vay của NHPT tại một thời điểm nhất định.

Số dư bảo lãnh cho vay qua các năm như sau: +31/12/2009 là: 6096,2 tỷ đồng

+ 31/12/2010 là: 4218,4 tỷ đồng + 31/12/2011 là : 2990 tỷ đồng + 31/12/2012 là: 2686,6 tỷ đồng + 31/12/2013 là: 2392,7 tỷ đồng

Chỉ tiêu này giảm qua các năm cho thấy sự sụt giảm của hoạt động bảo lãnh cho vay tại NHTM đối với DNNVV của NHPT Việt Nam sụt giảm qua các năm.

* Lợi nhuận thu được từ hoạt động bảo lãnh cho vay được xác định bằng cách lấy doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cho vay trừ đi chi phí cho hoạt động bảo lãnh cho vay.

. Năm 2009: 7262,1 tỷ đồng . Năm 2010: 3075,8 tỷ đồng . Năm 2011: 338,8 tỷ đồng . Năm 2012: 0

. Năm 2013: 0

Quy mô doanh số bảo lãnh cho vay phát sinh trong năm giảm qua các năm, quy mô này giảm làm giảm doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cho vay, dẫn đến làm giảm lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh cho vay, qua đó thấy được sự sụt giảm của hoạt động bảo lãnh cho vay tại NHPT

+ Mức phí bảo lãnh cho vay: cho DNNVVvay vốn NHTM tại NHPT được tính cố định bằng 0,5%/năm trên số tiền được bảo lãnh. Tỷ lệ này cố định, không tăng, không giảm nên không có tác động làm thay đổi doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cho vay.

+ Thời hạn bảo lãnh cho vay: Đối với các dự án có thời gian bảo lãnh thường kéo dài (cùng với giá trị chứng thư lớn hơn) nên số phí thu được từ các dự án lớn hơn nhiều so với các phương án (thời gian bảo lãnh ngắn hơn, và giá trị chứng thư thường nhỏ hơn).

+ Chi phí hoạt động bảo lãnh cho vay: tất cả các chi phí mà NHPT phải chi ra để tiến hành hoạt động bảo lãnh cho vay: chi phí phân tích khách hàng,

chi phí ký kết hợp đồng bảo lãnh. Bên cạnh đó, với tình hình hiện tại khả năng thu hồi nợ bắt buộc thấp, nên NHPT đã bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho các đoàn công tác đi xử lý thu hồi các khoản nợ bắt buộc, tuy nhiên kết quả thu hồi các khoản nợ bắt buộc rất thấp.

Qua các yếu tố cấu thành nên lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh cho vay ta nhận thấy: lợi nhuận thu được từ hoạt động bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM của NHPT thấp, giảm qua các năm, đó là dấu hiệu của sự sụt giảm của hoạt động bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM của NHPT Việt Nam.

* Mức độ an toàn của hoạt động bảo lãnh cho vay: được đánh giá dựa trên chỉ tiêu dự nợ bảo lãnh cho vay quá hạn.

Quy mô dư nợ bảo lãnh cho vay quá hạn qua các năm như sau: . Cuối năm 2010: 33,59 tỷ đồng

. Cuối năm 2011: 106,58 tỷ đồng . Cuối năm 2012: 220,31 tỷ đồng . Cuối năm 2013: 246,99 tỷ đồng

Quy mô dư nợ bảo lãnh cho vay quá hạn càng lớn nên mức độ rủi ro trong hoạt động bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM của NHPT Việt Nam càng cao, NHPT Việt Nam đang đứng trước khả năng không thu hồi được gốc (lãi) từ bên được bảo lãnh.

* Một số chỉ tiêu khác:

+ Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng: NHPT Việt Nam cung cấp hoạt động bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM đã giúp cho NHPT đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, góp phần tích cực giúp DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn vay tại NHTM.

+ Tăng vị thế cho Ngân hàng: Việc cung cấp hoạt động bảo lãnh cho vay cho DNNVV vay vốn tại NHTM của NHPT Việt Nam cũng góp phần làm tăng vị thế của NHPT Việt nam, giúp NHPT Việt Nam mở rộng các quan hệ trong nước cũng như các qua hệ trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w