Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 103)

* Nguyên nhân khách quan

Một là, cơ chế, chính sách về nghiệp vụ bảo lãnh cho DN và Hợp tác xã vay vốn NHTM. Đây là cơ chế mới được áp dụng, xây dựng trong một bối cảnh cụ thể, mang tính cấp bách nên không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 12/2009/TT-NHNN ngày 28 tháng 5 năm 2009 hướng dẫn một số nội dung trong cho vay bảo lãnh theo Quy chế bảo lãnh cho DN vay vốn của NHTM ban hành theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và 60/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng nội dung hướng dẫn chưa đề cập đến ưu đãi về lãi suất trong cho vay có bảo lãnh nên nội dung này vẫn chưa được áp dụng. Và đến nay theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg thì việc ưu đãi về lãi suất trong cho vay có bảo lãnh vẫn chưa được đề cập và áp dụng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chậm hướng dẫn về

cơ chế quản lý rủi ro và xử lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh nên việc xử lý rủi ro còn bị động và không kịp thời.

Hai là, phía NHTM. Trong quá trình triển khai hoạt động bảo lãnh, các NHTM chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về Quy chế bảo lãnh, thậm chí còn có tình trạng hiểu không chính xác nội dung các quy định và hướng dẫn nghiệp vụ của các bên, coi hoạt động bảo lãnh qua NHPT là bảo lãnh vô điều kiện dẫn tới việc tổ chức vận hành chính sách còn bất cập.

Trong quan hệ hợp tác, còn có tình trạng phối hợp chưa có hiệu quả với NHPT: các NHTM không chấp thuận cho vay (không ký Hợp đồng tín dụng) tuy nhiên không có văn bản thông báo lý do từ chối; một số Hợp đồng tín dụng, sau khi Ngân hàng Phát triển đã phát hành Chứng thư bảo lãnh nhưng Ngân hàng thương mại lại không giải ngân và cũng không có văn bản thông báo cho NHPT lý do không giải ngân; chưa kiểm soát chặt chẽ các điều kiện, nội dung giải ngân vốn vay dẫn đến việc DN sử dụng vốn vay sai mục đích (giải ngân không đúng nội dung chi phí của dự án, phương án sản xuất kinh doanh đã được NHPT thẩm định, chấp thuận; chứng từ giải ngân không phù hợp cả về mặt thời gian và nội dung); chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định; việc quản lý nợ, thu hồi nợ vay chưa kịp thời để DN dùng doanh thu từ dự án, phương án được bảo lãnh vay vốn tiếp tục kinh doanh hoặc sử dụng vào mục đích khác, do vậy DN không có nguồn trả nợ khi đến hạn; khi yêu cầu NHPT thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, NHTM chưa thực hiện đầy đủ quy định về hồ sơ, có tình trạng thiếu sót phải chờ hoàn thiện hồ sơ; thiếu căn cứ để chứng minh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là đúng và đủ điều kiện dẫn tới việc xử lý trách nhiệm trong quan hệ bảo lãnh không triệt để, kéo dài.

Ba là, phía DN. Các DN thuộc đối tượng bảo lãnh hầu hết là các DN vừa và nhỏ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý yếu, thậm chí có những chủ DN chưa

qua các lớp đào tạo về quản lý, chuyên môn nghiệp nghiệp vụ mà chủ yếu quản lý bằng kinh nghiệm. Nhiều DN mới thành lập, lần đầu có quan hệ vay vốn để sản xuất kinh doanh nên việc làm hồ sơ, thủ tục bảo lãnh còn chậm và có nhiều sai sót.

Do năng lực yếu kém nên số liệu phản ánh trên báo cáo tài chính không chính xác, hoặc lập sơ sài. Chi nhánh có hướng dẫn thì DN cũng chậm bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ do vậy ảnh hướng đến việc phân tích tình hình tài chính của DN và làm thời gian thẩm định bị kéo dài.

* Nguyên nhân chủ quan:

Một là, vai trò của các đơn vị thuộc Hội sở chính.

Việc phối hợp giữa Hội sở chính với các NHTM trong việc triển khai nội dung thỏa thuận chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vai trò phối hợp trong chỉ đạo của Hội sở chính với NHTM cấp Trung ương trong việc tổ chức thực hiện chưa phát huy được hiệu quả; sự phối hợp trong quản lý nghiệp vụ, xử lý tình những vướng mắc chưa đầy đủ, thiếu sự gắn kết.

Trách nhiệm của các Ban nghiệp vụ chưa phát huy đầy đủ trong quá trình tổ chức thực hiện: sự phối hợp trong nghiên cứu, đề xuất phục vụ công tác quản lý và điều hành của lãnh đạo chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa kịp thời, chất lượng tham mưu đề xuất chưa cao; chưa chủ động phối hợp, nắm bắt thông tin từ các Chi nhánh để đề xuất xử lý những vướng mắc, còn lúng túng; chưa có những giải pháp hiệu quả trong quản lý, điều hành; quá trình tổ chức thực hiện chưa kịp thời điều chỉnh những vấn đề thực tế phát sinh.

Hai là, vai trò tổ chức thực hiện ở Chi nhánh.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với nghiệp vụ ở một số Chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức, phân công cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chưa hợp lý; việc giám sát tổ chức thực hiện không chặt chẽ để xảy ra những tồn tại, sai sót. Cá biệt còn có tình trạng cán bộ lãnh đạo không tuân thủ quy

định, hướng dẫn nghiệp vụ, đưa ra những quyết định khi chưa có đủ điều kiện, thiếu căn cứ, thậm chí không đúng thẩm quyền.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của Chi nhánh chưa được chú trọng thường xuyên, chỉ tập trung vào những đợt có kiểm tra của Hội sở chính hoặc của các Ban, ngành liên quan; công tác phân loại nợ, dự báo và đưa ra cảnh báo từ tình hình các khoản vay chưa được quan tâm nên còn bị động và lúng túng khi phát sinh nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh.

Ba là, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

Với cơ cấu tổ chức hiện nay, nghiệp vụ bảo lãnh được trực tiếp thực hiện bởi Ban Bảo lãnh tại Hội sở chính và các phòng Tín dụng tại Chi nhánh. Ban Bảo lãnh là đơn vị chủ trì mọi hoạt động liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh, tham gia đề xuất, tham mưu cho Chính phủ trong việc ban hành các Quy chế, hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và kiểm tra, giám sát, đôn đốc các Chi nhánh. Ban Bảo lãnh hiện nay gồm có 20 cán bộ có kinh nghiệm chưa đều, cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu chủ động trong nắm bắt tình hình của Chi nhánh cũng như tham gia đề xuất, tham mưu với lãnh đạo. Tại các Chi nhánh, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo lãnh còn kiêm nhiệm nên việc nghiên cứu cơ chế, chính sách liên quan, các văn bản hướng dẫn chưa sâu, chưa đầy đủ; ý thức trách nhiệm với công việc chưa cao. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo tại cấp phòng chưa thực hiện hết trách nhiệm tham mưu, đề xuất, kiểm soát tác nghiệp của cán bộ nghiệp vụ để xảy ra tình trạng sai sót lặp lại nhiều lần.

Bốn là, Phối hợp, hợp tác giữa NHPT và NHTM chưa tốt.

Trong quá trình phối hợp thực hiện quản lý khách hàng, phần lớn các Chi nhánh NHTM và NHPT đều phối hợp kiểm tra, giám sát, quản lý khách hàng; tuy nhiên, công tác phối hợp chưa bài bản, chưa thỏa thuận thống nhất

những nội dung cần phối hợp dẫn tới công tác phối hợp chưa hiệu quả, đôi khi còn xảy ra việc quy kết trách nhiệm khi phát sinh tranh chấp.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận văn phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh cho vay tại NHTM đổi với DNNVV của NHPT Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013. Luận văn đã đi vào phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh về việc tiếp nhận hồ sơ, phát hành thông báo và chứng thư bảo lãnh; về tình hình hợp tác với các NHTM; về tình hình xử lý yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thu hồi nợ bắt buộc; và tình hình thu phí bảo lãnh. Qua đó, luận văn đã chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh cho vay tại NHTM đổi với DNNVV của NHPT Việt Nam.

Đây là cơ sở thực tế để tác giả có cách nhìn đúng đắn về thực trạng hoạt động bảo lãnh cho vay tại NHTM đổi với DNNVV của NHPT Việt Nam và từ đó có những giải pháp và kiến nghị cụ thể để khắc phục được những hạn chế hiện tại nhằm góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh cho vay tại ngân hàng.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐOI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 103)