Những hạn chế

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 97)

* Từ cơ chế, chính sách: Quy chế còn có những vấn đề chưa rõ ràng như: - Vấn đề về quản lý và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh.

- Vấn đề về yêu cầu tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư.

- Vấn đề về hiệu lực cam kết của chứng thư bảo lãnh (là cam kết không hủy ngang hay cam kết có điều kiện).

- Vấn đề về quyền hạn và trách nhiệm của các bên khi xử lý phát sinh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

* Từ triển khai thực hiện:

- Việc hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh của NHPT ở một số điểm chưa kịp thời, chưa hoàn thiện:

+ Khi có thay đổi cơ chế, chính sách (cơ chế lãi suất)

+ Giải pháp tháo gỡ về vấn đề quyền thừa kế tài sản thế chấp bảo đảm bảo lãnh khi NHPT từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

+ Trong các mẫu Thông báo chấp thuận bảo lãnh, Hợp đồng bảo lãnh, Hợp đồng thế chấp tài sản, Chứng thư bảo lãnh còn có những nội dung chưa đảm bảo tính thống nhất cao, chưa đưa ra các cơ sở pháp lý cũng như trách nhiệm của các bên trong quan hệ bảo lãnh khi có phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh cũng như khi có tranh chấp.

+ Vấn đề về quản lý nợ có bảo lãnh chưa có hướng dẫn cụ thể như: việc phân loại nợ, hướng dẫn xử lý nợ, hướng dẫn bổ sung tài sản thế chấp khi NHPT phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do đó dẫn đến tình trạng còn lúng túng trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn.

- Trong khâu tiếp nhận, thẩm định và quyết định bảo lãnh của Chi nhánh: còn tình trạng hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện (hồ sơ không đầy đủ, chưa hợp lệ); nội dung thẩm định sơ sài, thiếu sự gắn kết các yếu tố liên quan trong đánh giá để có quyết định chính xác như vấn đề trình độ, năng lực quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ máy quản lý DN với thực tế tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính; đánh giá nội dung chi

phí của dự án, phương án đề nghị bảo lãnh còn thiếu; đánh giá tính khả thi liên quan đến các yếu tố đầu vào đầu ra (tính pháp lý của hợp đồng kinh tế, nội dung trong điều khoản về thực hiện hợp đồng, thanh toán hợp đồng) chưa chặt chẽ; xác định thời gian vay vốn còn chưa chính xác, không có căn cứ; đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án/phương án thiếu cơ sở (thời điểm đánh giá, phân tích số liệu,...) dẫn đến kết luận không chính xác, không sát với tình hình thực tế, khi xảy ra rủi ro khó xử lý hậu quả.

- Trong khâu rà soát hồ sơ, phát hành Chứng thư bảo lãnh: Về rà soát đối chiếu nội dung giữa Thông báo chấp thuận bảo lãnh với Hợp đồng tín dụng để dự thảo và ký phát hành Chứng thư chưa đảm bảo theo quy định, đối chiếu qua loa, hình thức, thiếu trách nhiệm nên còn tình trạng có sự không phù hợp về nội dung bảo lãnh giữa Hợp đồng tín dụng với Chứng thư bảo lãnh (mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, thời hạn thu nợ, thời điểm thu nợ, lãi suất vay vốn) dẫn tới phải thương thảo với các bên để hiệu chỉnh, sửa đổi; đặc biệt đã có tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề này khi phát sinh việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Trong khâu quản lý, giám sát khoản vay sau khi phát hành Chứng thư:

Việc giám sát khoản vay sau khi đã phát hành Chứng thư chưa được chú trọng đúng mức, chưa kịp thời; trong kiểm tra giám sát tại DN còn tình trạng không thu thập đủ thông tin, thiếu trách nhiệm dẫn đến đưa ra những kiến nghị, đề xuất, kết luận hoặc cam kết không chuẩn xác gây nguy hại khi phải xử lý thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Việc nắm bắt tình hình giải ngân, giám sát kiểm tra sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay cũng như nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn doanh thu của DN chưa kịp thời, sát sao để có thể chủ động đôn đốc DN thực hiện nghĩa vụ trả nợ, dẫn đến tình trạng DN sử dụng vốn sai mục đích, chậm trả nợ cho NHTM gây ra nguy cơ NHPT phải thực hiện nghĩa vụ

bảo lãnh, trả nợ thay cho DN. Bên cạnh đó, NHPT còn thiếu sự phối hợp với NHTM trong quá trình kiểm tra, giám sát giải ngân, quản lý vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay nên khi phát sinh yêu cầu của NHTM thì lúng túng trong việc xem xét, đưa ra quyết định xử lý không sát thực, không đủ sức thuyết phục, gây bức xúc cho NHTM.

Chưa được quan tâm đúng mức việc giám sát quá trình hình thành tài sản đảm bảo bảo lãnh; việc đăng ký thế chấp, ký và đăng ký phụ lục bổ sung tài sản thế chấp, hoàn thiện hồ sơ tài sản thế chấp chưa kịp thời; công tác quản lý, kiểm kê, đánh giá tài sản thế chấp chưa đáp ứng yêu cầu quản lý.

- Trong khâu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi có yêu cầu của NHTM: Còn lúng túng trong việc xử lý, giải đáp các thắc mắc cũng như yêu cầu của NHTM. - Trong vấn đề lập và sử dụng các báo cáo: các cán bộ tại Chi nhánh

thường phản ánh tình trạng báo cáo không được sử dụng một cách hiệu quả, việc báo cáo còn mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 97)