Với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 127 - 128)

Một là, hỗ trợ NHPT về mặt cung cấp thông tin thông qua việc kiểm tra tài chính bắt buộc hàng năm đối với các DN; củng cố và phát huy hơn nữa vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác và cập nhật, nhằm giúp đỡ một cách hiệu quả cho các cán bộ thẩm định của ngân hàng.

Hai là, xây dựng Luật Bảo lãnh. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nói chung đã được áp dụng ở các NHTM nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở pháp lý cao hơn các Quyết định về bảo lãnh là Luật Bảo lãnh. Do đó, với yêu cầu phát triển chung của nghiệp vụ bảo lãnh tại các NHTM cũng như với nghiệp vụ bảo lãnh cho DN vay vốn tại NHTM của NHPT thì trong thời gian tới, NHNN cần nghiên cứu để xây dựng nên Luật Bảo lãnh phù hợp với hoạt động bảo lãnh trong nước cũng như các thông lệ quốc tế để tạo bước phát triển mới cho nghiệp vụ bảo lãnh.

Ba là, Ngân hàng Nhà nước xem xét để ban hành quy định về ưu đãi lãi suất đối với khoản vay có bảo lãnh.

Bốn là, nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động bảo lãnh của NHPT. Công tác thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động bảo lãnh của NHPT cần được phối hợp với Thanh tra Chính phủ và phải được tiến hành thường xuyên để

kịp thời phát hiện các sai sót, vướng mắc; từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời, triệt để. Kết hợp giữa giám sát từ xa với thanh tra tại chỗ để có được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 127 - 128)