Kết quả hoạt động bảo lãnh cho vay tại Ngân hàng Thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 88)

với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

(•) về tiếp nhận hồ sơ, phát hành thông báo chấp thuận bảo lãnh và phát hành chứng thư bảo lãnh.

- Số liệu về tình hình tiếp nhận hồ sơ, phát hành thông báo, chứng thư bảo lãnh xem phần “Phụ lục 1

- Số liệu sự biến động về hồ sơ tiếp nhận, phát hành thông báo và chứng thư bảo lãnh qua các năm xem phần “Phụ lục 2

Đồ thị 2.1: Sự biến động về số hồ sơ tiếp nhận, số lượng phát hành thông báo, phát hành chứng thư và chứng thư còn hiệu lực qua các năm 2009-2013

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm 2009-2013-Ban Bảo lãnh Ngân hàng Phát triển Việt Nam

* Nhìn vào bảng số liệu và nhìn vào đồ thị ta thấy, trong 02 năm 2009- 2010 số lượng hồ sơ tiếp nhận, số lượng phát hành thông báo và chứng thư bảo lãnh rất lớn, nhưng đã có sự giảm mạnh trong giai đoạn 03 năm từ 2011- 2013, cụ thể:

- Tình hình về tiếp nhận hồ sơ: năm 2009 là năm đầu tiên triển khai nghiệp vụ bảo lãnh, số lượng hồ sơ tiếp nhận rất lớn là 2094 hồ sơ, sang năm 2010 tiếp nhận 431 hồ sơ ( giảm 1663 hồ sơ so với năm 2009), năm 2011 chỉ còn tiếp nhận 20 hồ sơ (giảm 411 hồ sơ so với năm 2010), và trong 02 năm

2012 và 2013 không tiếp nhận hồ sơ nào. Lũy kế đến 31/12/2013 đã tiếp nhận 2545 hồ sơ.

- Tình hình về phát hành thông báo: Năm 2009 phát hành 1460 thông báo (dự án 266 thông báo, phương án là 1194 thông báo) với giá trị 11629,6 tỷ đồng (dự án là 4739,1 tỷ đồng, phương án là 6890,6 tỷ đồng), năm 2010 phát hành được 486 thông báo (dự án là 14, phương án là 472) với giá trị

3648.2 tỷ đồng (dự án là 1147,9 tỷ đồng, phương án là 2500,2 tỷ đồng) tức đã giảm 974 thông báo (tương ứng với giảm giá trị là 7981,4 tỷ đồng) so với năm 2009. Đến năm 2011, số lượng thông báo phát hành chỉ còn là 05 thông báo đều là của phương án (tương ứng với giá trị 29,1 tỷ đồng), tức đã giảm 481 thông báo (tương ứng với giảm giá trị là 3619,1 tỷ đồng) so với năm 2010. Trong 02 năm 2010-2013, không phát hành thông báo nào. Lũy kế đến 31/12/2013 đã phát hành 1946 thông báo ( dự án là 280 thông báo, phương án là 1666 thông báo) với giá trị là 15277,8 tỷ đồng ( dự án là 5887 tỷ đồng, phương án là 9390,8 tỷ đồng).

- Tình hình về phát hành chứng thư bảo lãnh: Năm 2009 đã phát hành 1111 chứng thư (162 chứng thư cho dự án và 949 chứng thư cho phương án) với giá trị tương ứng là 7262,1 tỷ đồng (dự án là 2061,9 tỷ đồng, phương án là

5203.2 tỷ đồng). Trong năm 2010 đã phát hành 411 chứng thư (12 chứng thư cho dự án và 399 chứng thư cho phương án) với giá trị 3075,8 tỷ đồng (dự án là 936,7 tỷ đồng, phương án là 2139,1 tỷ đồng) tức đã giảm 700 chứng thư (tương ứng giảm 4186,3 tỷ đồng) so với năm 2009. Trong năm 2011, số lượng chứng thư phát hành chỉ còn 14 chứng thư (02 chứng thư cho dự án và 12 chứng thư cho phương án) với giá trị 338,8 tỷ đồng (dự án là 275,9 tỷ đồng, phương án là 62,9 tỷ đồng) tức đã giảm 397 chứng thư (tương ứng giảm 2737 tỷ đồng) so với năm 2010. Trong 02 năm 2012-2013 không phát hành thêm chứng thư bảo lãnh nào. Tính đến 31/12/2013, lũy kế chứng thư đã phát

hành là 1538 chứng thư (176 chứng thư của dự án, 1362 chứng thư cho phương án) với giá trị 10698,2 tỷ đồng (dự án là 2991,9 tỷ đồng, phương án là

7706,3 tỷ đồng).

- Tình hình về chứng thư còn hiệu lực: Đến cuối năm 2009 số lượng chứng thư còn hiệu lực là 834 chứng thư (dự án là 157 chứng thư, phương án là 677 chứng thư) với giá trị 6096,2 tỷ đồng (dự án là 2084,5 tỷ đồng, phương án là 4011,7 tỷ đồng). Năm 2010 chứng thư còn hiệu lực là 448 chứng thư (dự án 157 chứng thư, phương án là 291 chứng thư) với giá trị 4218,4 tỷ đồng (dự án là 2546,8 tỷ đồng, phương án là 1671,6 tỷ đồng) tức đã giảm 249 chứng thư (tương ứng với giảm 1228,4 tỷ đồng) so với năm 2009. Năm 2011 chứng thư còn hiệu lực là 199 chứng thư (dự án 123 chứng thư, phương án 76 chứng thư) với giá trị 2990 tỷ đồng (dự án 2526,5 tỷ đồng, phương án là 463,5 tỷ đồng) đã giảm 249 chứng thư (tức giảm 1228,4 tỷ đồng) so với năm 2010. Năm 2012 chứng thư còn hiệu lực là 160 chứng thư (dự án là 100 chứng thư, phương án là 60 chứng thư) với giá trị 2686,6 tỷ đồng (dự án 2269,6 tỷ đồng, phương án là 417 tỷ đồng) đã giảm 39 chứng thư (giảm 303,4 tỷ đồng). Đến 31/12/2013 số lượng chứng thư còn hiệu lực là 118 chứng thư ( dự án là 69 chứng thư, phương án là 49 chứng thư) với giá trị 2392,7 tỷ đồng (dự án 2050,8 tỷ đồng, phương án là 341,8 tỷ đồng) tức giảm 42 chứng thư (293,9 tỷ đồng) so với năm 2012.

* Nguyên nhân

Năm 2009 khi hoạt động bảo lãnh mới được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, các DN nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của NHTM thì bảo lãnh vay vốn NHTM của NHPT là một trong những giải pháp kích cầu nên nhu cầu bảo lãnh của các Doanh nghiệp rất lớn được thể hiện qua số lượng hồ sơ tiếp nhận rất lớn, số lượng thông báo và số lượng chứng thư phát hành lớn.

Năm 2010, khi nền kinh tế phục hồi, quá trình triển khai thực hiện bảo lãnh còn nhiều hạn chế, các Doanh nghiệp không còn mặn mà với bảo lãnh vay vốn NHTM của NHPT, được thể hiện qua số lượng hồ sơ tiếp nhận, số lượng phát hành thông báo và phát hành chứng thư bảo lãnh giảm. Năm 2010, NHPT chỉ hoàn thành 40% kế hoạch được giao.

* Năm 2011, NHPT chỉ đạt 18.8 % kế hoạch giao: 14 chứng thư phát hành trong năm 2011 là từ năm 2010 đã phát hành thông báo chuyển sang năm 2011 mới ký Hợp đồng tín dụng và NHPT ký phát hành chứng thư bảo lãnh.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy từ năm 2011 đến nay, số lượng và giá trị chứng thư đã phát hành lũy kế không đổi. Nguyên nhân trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát cao, chính sách tiền tệ-tín dụng thắt chặt, chính sách lãi suất tín dụng của NHTM cao, dẫn đến các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn (nhất là DNNVV), đã hạn chế hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, nên nhu cầu vay đầu tư và bảo lãnh vay vốn cũng hạn chế. Mặt khác vào ngày 07/01/2011, NHPT đã có văn bản số 33/NHPT-BL V/v thông báo kế hoạch Bảo lãnh cho Doanh nghiệp vay vốn NHTM năm 2011 trong đó yêu cầu để đảm bảo an toàn hoạt động bảo lãnh “ Từ ngày 10/01/2011 các Chi nhánh tạm dừng việc tiếp nhận, thẩm định và chấp thuận bảo lãnh cho các dự án/ phương án đề nghị bảo lãnh cho đến khi có thông báo mới của NHPT”. Bên cạnh đó Quy chế bảo lãnh mới đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 10/01/2011 (Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg), nhưng đến nay vẫn chưa được Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn.

Từ năm 2011-2013, số lượng giá trị chứng thư còn hiệu lực đã có phần thuyên giảm do chứng thư không phát hành thêm (trừ trường hợp đầu năm 2011 phát hành thêm 14 chứng thư) trong khi các doanh nghiệp trả hết nợ cho NHTM, chứng thư được thanh lý hoặc chứng thư được trả nợ thay toàn bộ.

Các phương án còn hiệu lực hiệu nay hầu hết là các phương án quá hạn, đang xảy ra tranh chấp với NHPT, tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động bảo lãnh.

(•) về tình hình hợp tác với các NHTM trong bảo lãnh cho vay tại NHTM của NHPT

NHPT đã ký thỏa thuận hợp tác với 39 NHTM, trong đó các NHTM đã tiếp nhận 1.538 chứng thư bảo lãnh. Cụ thể:

Việt Nam (BIDV) 264 1.770,9 16,58 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn (Agribank) 335 1.876,5 17,57

NHTM Cổ phần Ngoại thương

(VCB) 101 674,5 6,32

Ngân hàng Hàng Hải

(Maritimebank) 33 670 6,27

Ngân hàng Quốc tế (VIB) 75 682,6 6,39

Các ngân hàng khác 428 2.281,8 21,08

Nguôn: Báo cáo tổng kết bảo lãn

1 năm 2013 - Ban Bảo lãnh NHPT Việt Nam

0 3^ 9 Lói 0.0 0 33.5 6 74.41 142.0 3 144.5 0

Biểu đồ 2.2: Thể hiện tình hình hợp tác với các NHTM

Nguồn: Báo cáo tổng kết bảo lãnh năm 2013 - Ban Bảo lãnh NHPT Việt Nam

(•) về tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thu hồi nợ vay bắt buộc.

- Số liệu về tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thu hồi nợ vay bắt buộc thực hiện trong các năm 2009-2013 xem “phụ lục 3”.

- Số liệu sự biến động về tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thu hồi nợ qua các năm 2009-2013 xem “Phụ lục 4

Bảng 2.3. Tình hình dư nợ vay bắt buộc qua các năm

Biểu đồ: 2.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, số tiền doanh nghiệp trả nợ thay và dư nợ vay bắt buộc giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm 2009-2013-Ban Bảo lãnh Ngân hàng Phát triển Việt Nam

* Thông qua các bảng số liệu và biểu đồ, ta nhận thấy có sự thay đổi về tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tình hình thu hồi nợ vay bắt buộc và dư nợ vay bắt buộc qua các năm, cụ thể:

* Về tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: tình hình thực hiện nghĩa vụ b ảo lãnh (tr ả nợ thay cho Doanh nghi ệp) tăng qua các năm từ năm 2009-2013:

- Năm 2009, NHPT không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Doanh nghiệp nào do trong năm 2009 nhờ có bảo lãnh của NHPT, các Doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn vay của NHTM, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, và tự trả nợ được cho NHTM.

- Sang đến năm 2010, NHPT đã phải trả nợ thay cho 07 khoản với số tiền 34,64 tỷ đồng; trong đó cho 01 dự án ( số tiền 0,98 tỷ đồng) và 06 phương án ( số tiền là 33,66 tỷ đồng).

- Năm 2011, NHPT đã phải trả nợ thay cho 33 khoản với giá trị 76,54 tỷ đồng (dự án là 7 khoản với giá trị 35,64 tỷ đồng, phương án là 26 khoản với giá trị là 40,90 tỷ đồng), đã tăng 26 khoản với giá trị tăng là 41,9 tỷ đồng so với năm 2011.

- Năm 2012, NHPT đã trả nợ thay cho 25 khoản bảo lãnh (12 cho dự án và 13 cho phương án) giá trị là 124,62 tỷ đồng (dự án là 56,99 tỷ đồng, phương án là 67,63 tỷ đồng) đã giảm 8 khoản nhưng về giá trị lại tăng 48,7 tỷ đồng so với năm 2011.

- Năm 2013, NHPT đã trả nợ thay cho 12 khoản (11 dự án và 01 phương án) với giá trị 39,59 tỷ đồng (dự án là 37,12 tỷ đồng, phương án là 2.47 tỷ đồng) giảm 13 khoản (giảm 85,03 tỷ) so với năm 2012.

Tính đến 31/12/2013, NHPT đã trả nợ thay cho 77 khoản (31 dự án và 46 phương án) với giá trị là 275,39 tỷ đồng (dự án là 130,73 tỷ đồng, phương án là 144,66 tỷ đồng). Các khoản trả nợ thay cho dự án có xu hướng ngày càng tăng. * Số tiền Doanh nghiệp trả nợ cho NHPT:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, số tiền Doanh nghiệp trả nợ cho NHPT rất thấp năm 2010 thu được 1,05 tỷ đồng (gốc 0,95 tỷ đồng, lãi 0,1 tỷ đồng), năm 2011 thu được 3,56 tỷ đồng (gốc là 3,5 tỷ đồng, lãi là 0,06 tỷ đồng), năm 2012 thu được 10,88 tỷ đồng (thu hết vào gốc), năm 2013 thu được 12,92 tỷ đồng (thu hết vào gốc). Lũy kế đến cuối năm 2013 chỉ thu được 28,4 tỷ đồng (trong đó gốc là 27,24 tỷ đồng và lãi là 0,16 tỷ đồng), trong khi số tiền NHPT đã trả nợ thay cho Doanh nghiệp rất lớn là 275,39 tỷ đồng. Số tiền doanh nghiệp đã trả NHPT chỉ đạt 10,31%/ tổng số tiền NHPT đã trả nợ thay.

* Dư nợ vay bắt buộc ngày càng tăng cao: Cuối 2010 dư nợ vay bắt buộc là 33,59 tỷ đồng ( gốc là 0,03 tỷ đồng, lãi là 33,56 tỷ đồng), cuối năm 2011 dư nợ vay bắt buộc là 106,58 tỷ đồng (gốc 32,17 tỷ đồng, lãi là 74,41 tỷ đồng), cuối năm 2012 dư nợ vay bắt buộc là 220,31 tỷ đồng (gốc 78,28 tỷ

Số tiền 218đồng, lãi là 142,03 tỷ đồng). Tính đến 31/12/2013 dư nợ vay bắt buộc là 246,99Ĩ0Ỡ 69 48 13 455 tỷ đồng (gốc 102,49 tỷ đồng, lãi là 144,5 tỷ đồng).Sở dĩ, dư nợ vay bắt buộc ngày càng tăng là do số tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngày càng tăng, trong khi đó việc thu hồi nợ bắt buộc đạt kết quả thấp.

* Nguyên nhân của việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh ngày càng tăng và số tiền thu hồi nợ bắt buộc thấp:

- Trong giai đoạn 2010-2013, nền kinh khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp đình trệ,các Doanh nghiệp gặp khó khăn không có nguồn để nợ cho NHTM, nên nợ quá hạn ngày càng gia tăng; từ đó nghĩa vụ trả nợ thay đối với các chứng thư bảo lãnh còn hiệu lực ngày một tăng lên.

Khi Doanh nghiệp đã lâm vào khó khăn trong SXKD dẫn tới khó khăn về tài chính, không có khả năng tự trả nợ cho NHTM thì khi NHPT trả nợ thay Doanh nghiệp cũng không đủ khả năng để trả cho NHPT dẫn tới nợ bắt buộc của NHPT là những khoản nợ khó thu (thuộc nợ nhóm 4, nhóm 5).

- Tài sản đảm bảo khó xử lý: trong bối cảnh kinh tế hiện nay nhiều Doanh nghiệp giải thể, phá sản, Doanh nghiệp mới ít thành lập nên tài sản bảo đảm khó xử lý, ít khách hàng mua. Có nhiều tài sản đã làm thủ tục đấu giá nhưng vẫn chưa xử lý được.

- Nhiều chủ đầu tư không có thiện chí trả nợ.

- Về lãi suất áp dụng cho các khoản nợ bắt buộc hiện hành: theo quy định tại Quy chế bảo lãnh: Doanh nghiệp phải nhận nợ bắt buộc với NHPT số tiền trả nợ thay với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn của ngân hàng nhận bảo lãnh tại thời điểm nhận nợ. Trong thời gian những năm 2010-2011, lãi suất cho vay của các NHTM khá cao dẫn đến các khoản nợ bắt buộc phải áp dụng lãi suất từ 19%-36%/năm.

(•) Tình hình thu phí bảo lãnh

Bảng 2.4. Tình hình thu phí bảo lãnh qua các năm

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm 2009-2013-Ban Bảo lãnh Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tình hình thu phí bảo lãnh giảm qua các năm: là do NHPT thực hiện thu phí bảo lãnh đối với phương án một lần trước khi phát hành chứng thư bảo lãnh, còn đối với dự án: Năm đầu tiên sẽ thu ngay khi phát hành chứng thư bảo lãnh bằng 50% phí bảo lãnh trên tổng số vốn vay được bảo lãnh, các năm tiếp theo: phí bảo lãnh được thu tại thời điểm 31/01 bao gồm 50% phí bảo lãnh trên tổng số vốn vay được bảo lãnh và phí bảo lãnh còn lại của năm trước, năm bảo lãnh cuối cùng: quyết toán phí bảo lãnh và thu số phí bảo lãnh còn lại trước khi kết thúc bảo lãnh vay vốn.

- Năm 2009 phát hành được 1111 chứng thư ( dự án là 162 chứng thư, phương án là 949 chứng thư)

- Năm 2010 phát hành 413 chứng thư ( dự án là 12 chứng thư, phương án là 401 chứng thư).

- Năm 2011 phát hành 14 chứng thư ( dự án là 2 chứng thư và phương án là 12 chứng thư ).

- Năm 2012,2013 không phát hành thêm chứng thư nào, số phí thu được trong năm 2012 và 2013 là do các doanh nghiệp còn nợ phí từ những năm trước. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cùng với việc không trả được nợ vay bắt buộc thì số phí doanh nghiệp cũng không trả được cho NHPT. Lũy kế đến 31/12/2013, NHPT đã thu được 45,5 tỷ đồng tiền phí và số tiền doanh nghiệp còn nợ phí NHPT là 7,78 tỷ đồng.

(•) Tình hình sử dụng quỹ dự phòng rủi ro

Tình hình sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh đến 31/12/2013: * Tổng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh: 539,065 9 tỷ trong đó:

- Ngân sách Nhà nước cấp ban đầu: 200 tỷ, ngày 15/3/2013 Bộ Tài Chính cấp thêm 250 tỷ

- Thu phí bảo lãnh vay vốn (75% số phí thu được): 34,097 tỷ đồng - Thu lãi tiền gửi: 27,613 7 tỷ đồng

- Nguồn thu hồi nợ bắt buộc: 24,355 2 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu 0031 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w