Hoạt động bảo lãnh vay vốn cho DN nhỏ và vừa ở Mỹ được thực hiện bởi Cục quản lý Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA) - một tổ chức độc lập thuộc chính quyền Liên bang.
* Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh: Theo đạo luật DN nhỏ của Liên bang Hoa kỳ và các đạo luật khác.
* Đối tượng bảo lãnh: các DN nhỏ - các DN có số lao động dưới 500 người và doanh thu dưới 02 triệu USD.
* Phạm vi bảo lãnh:
- Tài trợ cho các khoản vay ngắn hạn (khoản phải thu hoặc tăng vốn lưu động);
- Tài trợ khoản vay để mở rộng đổi mới cơ sở; mua máy móc thiết bị, xây dựng;
- Tài trợ theo chương trình cho vay bất động sản.
Mức hạn chế: Mức hạn chế bảo lãnh tối đa khi một Bên cho vay tài trợ cho một khoản vay (khoản vay có bảo lãnh) bao gồm hai yếu tố: giá trị khoản vay chỉ giới hạn trong 02 triệu USD và giá trị khoản vay mà SBA bảo lãnh tối đa là 1,5 triệu USD.
* Quy trình nghiệp vụ tổng quát: Sau khi DN gửi đơn xin vay vốn, Bên cho vay xem xét nếu có nhu cầu bảo lãnh thì đệ trình cho SBA xem xét và phê duyệt bảo lãnh. Sau khi SBA phê duyệt, chấp thuận bảo lãnh thì Bên cho vay giải ngân vốn.
- Đối với khoản vay thông thường: quyền chủ động phê duyệt khoản vay thuộc Bên cho vay. SBA sẽ giám sát kiểm tra sau khi Bên cho vay báo cáo về khoản vay có bảo lãnh cho SBA.
- SBA chỉ bảo lãnh trực tiếp cho DN mới: SBA tiếp nhận đơn xin vay vốn, thẩm định và chấp thuận bảo lãnh, chuyển ngân hàng thương mại cho vay ký Hợp đồng tín dụng (theo hạn mức SBA đưa ra) và giải ngân vốn.
* Quyết định số tiền bảo lãnh: Việc quyết định số tiền bảo lãnh được quy định khung tối đa theo các mức khoản vay và tỷ lệ bảo lãnh tương ứng:
+ Khoản vay lên đến 150.000 USD => 85%, + Khoản vay trên 150.000 USD => 75%,
+ Khoản vay nhanh của SBA (ngắn hạn) => 50%, + Khoản vay thủ tục nhanh của SBA => 75% - 85%, + Khoản vay vốn lưu động xuất khẩu => 90%.
* Mức bảo lãnh: chỉ áp dụng với khoản nợ gốc.
* Lãi suất vay vốn có bảo lãnh: Lãi suất cho vay được thoả thuận giữa Bên cho vay và Bên đi vay (thông thường không quá lãi suất ưu đãi cộng (+) với 2,75%).
* Phí bảo lãnh: Người đi vay trả phí bảo lãnh từ khi nhận phát hành bảo lãnh với mức phí: 3,75% giá trị vốn vay được bảo lãnh; Bên cho vay chịu một phần phí bảo lãnh với mức 0,55% giá trị vốn vay được bảo lãnh (được kết cấu vào lãi suất cho vay).
* Tài sản thế chấp: Yêu cầu có tài sản thế chấp (vốn của chủ sở hữu từ trên
20% số nợ gốc hoặc bằng tài sản cá nhân). Tài sản thế chấp được Bên cho vay quản lý.
* Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: SBA chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sau khi bên cho vay đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ (kể cả phát mại, đấu giá tài sản thế chấp) mà DN không trả đủ nợ vay có bảo lãnh. Khi phát sinh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, SBA sẽ thực hiện trên nguyên tắc:
- DN được bảo lãnh phải sử dụng hết nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện trả nợ.
- Bên cho vay đã thực hiện thanh lý hết tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
- SBA sẽ sử dụng nguồn Quỹ dự phòng để xử lý của Chính phủ. Trường hợp Chính phủ chưa phê duyệt ngân sách cho SBA (cân đối tài chính của Quỹ dự phòng để xử lý thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của SBA không còn), Bên cho vay phải yêu cầu Chính phủ liên bang hoàn trả.
1.2.2. Mô hình của Hàn Quoc
Hoạt động bảo lãnh ở Hàn Quốc do Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc (KODIT) thực hiện.
* Cơ sở pháp lý: Theo đạo luật Quỹ bảo lãnh tín dụng do Quốc hội thông qua năm 1976.
* Mô hình tổ chức: Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc là một tổ chức độc lập thuộc Chính phủ.
* Đối tượng: Các cá nhân, pháp nhân, đoàn thể DN (Hợp tác xã và các liên hiệp của nó) hoạt động với mục đích kinh doanh sinh lợi.
* Phạm vi bảo lãnh:
- Tài trợ cho các khoản vay ngắn hạn.
- Tài trợ cho các khoản vay đầu tư mua sắm tài sản cố định.
Mức hạn chế: theo hạn mức được xác định trên cơ sở phân chia theo quan điểm xếp hạng tín dụng đối với DN. Trong đó hạn mức thông thường là 03 tỷ Won. Với trường hợp có mức tín dụng yếu thì áp dụng hạn mức giảm là 1,5 tỷ Won. Còn với trường hợp cần thiết đối với nền kinh tế, trường hợp vốn đầu tư cơ sở thiết bị thì hạn mức tối đa là 07 - 10 tỷ Won.
* Quy trình nghiệp vụ: Chỉ thực hiện bảo lãnh trực tiếp cho từng DN: DN lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh. KoDit tiếp nhận, trực tiếp điều tra tín dụng của DN, thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của DN, quyết định bảo lãnh cho khoản vay. KoDit và DN ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành chứng thư bảo lãnh rồi chuyển Bên cho vay ký Hợp đồng tín dụng và thực hiện cho vay.
* M ứ c b ả o lãnh: G ố c và lãi phát sinh (không g ồ m ti ề n lãi quá h ạn thanh toán).
* Quyết định số tiền bảo lãnh:
- Với vốn vay luân chuyển (vốn lưu động - vay theo hạn mức): căn cứ vào mức độ chấm điểm tín dụng và phân loại DN để xác định hạn mức tối đa:
+ Hạng AAA_BBB: 07 tỷ Won + Hạng BBB_BB-: 06 tỷ Won + Hạng B+_B-: 05 tỷ Won + Hạng dưới CCC+: 03 tỷ Won
- Với khoản vay một lần: hạn mức bảo lãnh được xác định trong phạm vi hạn mức bảo lãnh là doanh thu của DN và hạn mức vốn chủ sở hữu.
- Với khoản vay mua sắm tài sản cố định: xác định theo số vốn cần thiết cho việc đầu tư nhưng hạn mức tối đa là 10 tỷ Won.
* Phí bảo lãnh: Người đi vay phải trả phí bảo lãnh cho số nợ vay với mức phí linh hoạt từ 0,5% đến mức cao nhất là 3,0% (được xác định trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng, tỷ lệ phí bảo lãnh tăng thêm, tỷ lệ phí bảo lãnh được giảm theo quy định cụ thể). Riêng với DN lớn thì chịu mức phí 3,5%.
* Tài sản thế chấp: không đòi hỏi tài sản thế chấp đối với khoản vay có bảo lãnh.
* Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
- Khi DN được bảo lãnh không hoàn trả nợ cho Bên cho vay, KoDit phải đứng ra trả thay.
- Thời điểm thực hiện trả thay: Bên cho vay có thể yêu cầu thanh toán nợ thay trong vòng 03 tháng tính từ ngày cho phép yêu cầu:
+ Khi quá 03 tháng DN vay n ợ không trả gốc hoặc lãi theo đúng ngày quy định.
+ Khi chứng minh được DN vay nợ bị phá sản, giải thể, ngừng kinh doanh, hoặc không kinh doanh trên 06 tháng.
1.2.3. Mô hình của Đài Loan
Quỹ bảo lãnh tín dụng các DN nhỏ và vừa Đài Loan thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Đây là một tổ chức độc lập, thuộc Chính phủ.
* Cơ sở pháp lý: Theo Viện hành chính và Luật dân sự.
* Đối tượng: gồm có:
- Ngành sản xuất: DN hoạt động liên tục từ nửa năm trở lên, số vốn thực tế dưới 80 triệu Đài tệ hoặc số lao động sử dung dưới 200 người và hoạt động từ một năm trở lên.
- Ngành thông thường: DN hoạt động liên tục từ một năm trở lên, doanh thu năm gần nhất đạt dưới 100 triệu Đài tệ hoặc số lao động dưới 50 người.
- Cá nhân: người phụ trách hoặc người thành lập doanh nghiệp là người Đài Loan, độ tuổi trên 20 và dưới 50.
* Điều kiện bảo lãnh:
- Do Bộ Kinh tế hoặc các cơ quan hữu quan giới thiệu
- Thông qua kế hoạch hỗ trợ phát triển của Chính phủ trong ba năm gần đây hoặc được giải thưởng
- Có sở hữu trí tuệ hoặc những tiềm năng phát triển khác.
* Mức bảo lãnh: đối với gốc và lãi phát sinh.
* Phí bảo lãnh: - Đảm bảo gián tiếp: 0,75% - 1,75%
- Đảm bảo theo lượt: 0,5% - 1,25% - Đảm bảo trực tiếp: 0,75% - 3,75%
* Tài sản thế chấp: Trên nguyên tắc không cần tài sản thế chấp nhưng các thiết bị sản xuất được mua bằng tiền vay phải dùng làm tài sản thế chấp.
1.2.4. Bài học rút ra cho Việt Nam trong xây dựng mô hình bảo lãnh vay vốn
Qua nghiên cứu mô hình bảo lãnh vay vốn của một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về bảo lãnh vay vốn NHTM mà Việt Nam có thể tham khảo. Đó là:
Thứ nhất, hoạt động bảo lãnh vay vốn được thực hiện bởi một tổ chức độc lập, thường là Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Thứ hai, đối tượng được bảo lãnh là các DN nhỏ hoặc DNNVV, đó là đối tượng có nhu cầu về vốn nhưng lại khó đáp ứng được hết các điều kiện vay vốn của hệ thống NHTM và cần có bảo lãnh của một tổ chức thứ ba, đảm bảo cho quá trình vay vốn của DN. Trong nền kinh tế các nước thì loại hình DN này là phổ biến và cũng có vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế quốc dân nhưng lại chưa có được các chính sách hỗ trợ thỏa đáng nên nghiệp vụ bảo lãnh cho các DN này vay vốn NHTM là rất cần thiết và là một nghiệp vụ thường xuyên, lâu dài.
Thứ ba, phạm vi bảo lãnh bao gồm cả bảo lãnh cho vay vốn ngắn hạn và dài hạn, phục vụ sản xuất hoặc thực hiện dự án.
Thứ tư, các tổ chức có quy định về quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là khác nhau. Điểm khác chủ yếu ở chỗ Quỹ bảo lãnh tín dụng nhận đề nghị bảo lãnh vay vốn từ NHTM hay DN và nhận trước hay sau khi DN và NHTM ký kết hợp đồng tín dụng. Việc quy định này phụ thuộc vào mức độ chịu rủi ro của tổ chức bảo lãnh và uy tín, xếp hạng và phân loại DN.
Thứ năm, việc xác định số tiền bảo lãnh và mức hạn chế bảo lãnh được các tổ chức bảo lãnh xây dựng trên cơ sở số tiền vay được bảo lãnh và thời hạn của khoản vay hoặc xếp hạng tín dụng của DN.
Thứ sáu, quy định về tài sản đảm bảo ở một số nước là bắt buộc còn ở một số nước thì không.
Từ những bài học rút ra qua việc nghiên cứu mô hình bảo lãnh của một số nước trên thế giới, Việt Nam từng bước xây dựng mô hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho vay tại NHTM đối với DN nhỏ và vừa phù hợp với thực tiễn nền kinh tế đất nước.
Kết luận Chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã hệ thống hóa lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh cho vay của ngân hàng, trong đó luận văn đã trình bày một cách có chọn lọc cơ sở lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh cho vay của ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của bảo lãnh cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh cho vay, từ đó có cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh cho vay.
Luận văn đã nêu một số mô hình bảo lãnh vay vốn của ngân hàng các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong xây dựng mô hình bảo lãnh vay vốn.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐOI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
CỦA NGÂN HÀNG PHÁTTRIỂNVIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Để thống nhất quản lý và tách bạch giữa hoạt động cho vay tín dụng chính sách và tín dụng thương mại của các NHTM quốc doanh, ngày 10 tháng 12 năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/CP thành lập Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đầu tư phát triển, cấp phát và cho vay v ốn đầu tư của Nhà nước.
Tiếp đó, để thực hiện đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế và quản lý TDĐT phát triển của Nhà nước, nhằm góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 04 và 06 lần 01 khóa VIII, tháng 6 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/1999/NĐ-CP (văn bản pháp lý đầu tiên về TDĐT Nhà nước); đồng thời, thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 để thực hiện chính sách TDĐT phát triển của Nhà nước. Đây là một bước đi quan trọng trong việc đổi mới quản lý TDĐT phát triển của Nhà nước: tập trung về một đầu mối, khắc phục những tồn tại của cơ chế TDĐT phát triển trong 10 năm trước theo hướng giảm bao cấp, tăng cường hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao tính tự chủ chịu trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan cho vay, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Việc hình thành và phát triển hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách TDĐT phát triển của Nhà nước là bước kế tiếp thành công của sự đổi mới mô hình tổ chức tài chính của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện khả năng tích lũy của ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển có hạn, cùng với chính sách thu hút đầu tư, Chính phủ đã có thêm công cụ khai thác nguồn vốn trong xã hội để hỗ trợ phát triển các ngành, các vùng, các sản phẩm trọng điểm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và khai thác những tiềm năng to lớn của đất nước cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tuy nhiên, trong hơn năm năm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, bên cạnh những cố gắng nỗ lực để vượt qua những thách thức trong thời kỳ đổi mới, năng lực tổ chức điều hành, năng lực thẩm định, dự báo của Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án đầu tư trong 5 - 10 năm còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Trong quá trình triển khai thực hiện TDĐT phát triển của Nhà nước, hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc. Chính những tồn tại, vướng mắc này đã hạn chế khả năng phát triển của Quỹ, ảnh hưởng đến độ an toàn trong hoạt động tài chính, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới theo lộ trình cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và yêu cầu đổi mới chính sách TDĐT phát triển và xuất khẩu của Nhà nước, ngày 19 tháng 5 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước. NHPT Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank) có số vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận với thời gian hoạt động là 99 năm.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
NHPT Việt Nam là một định chế tài chính của Chính phủ với vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, có nhiệm vụ:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực