(∙) Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh cho vay tại NHTM của NHPT theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và 60/2009/QĐ-TTg
Trên cơ sở hai Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và 60/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, NHPT đã xây dựng quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh và Hội sở chính.
* Tại Chi nhánh NHPT Việt Nam
(1) : DN có nhu cầu bảo lãnh nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tại Chi nhánh (Phòng Tín dụng);
(2) : Phòng Tín dụng phối hợp với Phòng Tổng hợp trong thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh;
(3) : Tổng hợp báo cáo kết quả thẩm định trình Lãnh đạo Chi nhánh;
(4) : Chi nhánh thông báo ch ấp thuận bảo lãnh hoặc từ chối bảo lãnh tới DN;
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho vay tại NHTM đối với DN nhỏ và vừa của NHPT Việt Nam - Tại Chi nhánh
(13)
(6) : DN sau khi được NHTM chấp nhận vay vốn, DN làm việc với Phòng Tín dụng của Chi nhánh để thống nhất về nội dung Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Chứng thư bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng nhận nợ nguyên tắc và Hợp đồng thế chấp tài sản;
(7) : Lãnh đạo Chi nhánh và DN ký kết các Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng nhận nợ nguyên tắc, Hợp đồng thế chấp tài sản;
(8) : DN nộp phí bảo lãnh;
(9) : Chi nhánh phát hành Chứng thư bảo lãnh vay vốn;
(10) : NHTM giải ngân vốn vay, giám sát thực hiện Hợp đồng tín dụng
và thu hồi nợ;
(11) NHTM phát hành văn bản yêu cầu NHPT thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh khi Bên được bảo lãnh không thực hiện trả nợ hoặc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo Hợp đồng tín dụng;
(12) : DN ký Khế ước nhận nợ bắt buộc với Chi nhánh NHPT;
(13) Chi nhánh NHPT thực hiện thanh toán nợ thay cho DN được bảo lãnh;
* Tại Hội sở chính NHPT:
Sơ đồ tổ chức thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho vay tại NHTM của NHPT - Tại Hội sở chính:
Sơ đồ 2.2: Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh cho vay tại NHTM đối với DN nhỏ và vừa - Tại Hội sở chính
(1) : Chi nhánh gửi Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn (đối với dự án đầu tư không phân cấp), văn bản báo cáo xin chấp thuận bảo lãnh vay vốn bằng ngoại tệ về Ban Bảo lãnh;
(2) : Ban Bảo lãnh phối hợp với Ban Thẩm định, Ban Pháp chế và các Ban liên quan thẩm định Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn;
(3) : Ban Bảo lãnh tổng hợp báo cáo kết quả thẩm định bảo lãnh vay vốn trình Tổng Giám đốc NHPT;
(4a): Tổng Giám đốc NHPT quyết định và ký thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn;
(4b): Ban Bảo lãnh thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận bảo lãnh tới Chi nhánh;
(5): Chi nhánh gửi Ban Bảo lãnh Hợp đồng bảo lãnh, Hợp đồng thế chấp tài sản, Hợp đồng nhận nợ nguyên tắc, Chứng thư bảo lãnh đã ký.
Sơ đồ 2.3: Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho vay tại NHTM đối với DN nhỏ và vừa - Tại Hội sở chính
(1) : Chi nhánh gửi Ban Bảo lãnh văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và đề nghị thanh toán cho NHTM;
(2) : Ban Bảo lãnh kiểm tra và có văn bản đề nghị Ban Nguồn vốn thông báo chuyển nguồn thanh toán cho NHTM;
(3) : Ban Nguồn vốn trình Tổng Giám đốc NHPT thông báo chuyển nguồn thanh toán cho NHTM;
(4) : Sau khi được Tổng Giám đốc NHPT chấp thuận, Ban Nguồn vốn chuyển thông báo cho Ban Tài chính - Kế toán;
(5) : Ban Tài chính - Kế toán chuyển nguồn thanh toán cho NHTM và thông báo cho Chi nhánh số tiền để theo dõi, quản lý;
(6) : Ban Bảo lãnh đối chiếu số liệu với Ban Tài chính - Kế toán;
(7) : Chi nhánh gửi biên bản thanh lý các hợp đồng: Hợp đồng bảo lãnh, Hợp đồng thế chấp tài sản, Hợp đồng nhận nợ nguyên tắc về Ban Bảo lãnh.
DN có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh lập hồ sơ vay vốn gửi NHTM để đề nghị được vay vốn theo quy định.
NHTM thực hiện thẩm định các điều kiện vay vốn của DN theo cơ chế cho vay của NHTM đối với khách hàng theo quy định và xem xét chấp thuận cho vay.
Căn cứ hồ sơ vay vốn và chấp thuận cho vay của NHTM, DN lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh theo quy định gửi NHPT thẩm định các điều kiện bảo lãnh để quyết định việc bảo lãnh cho DN vay vốn NHTM.
Thời gian thẩm định của NHPT tối đa là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không chấp thuận bảo lãnh, NHPT phải thông báo bằng văn bản cho DN và giải thích lý do không chấp thuận.
Ví dụ minh họa:
Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn thực hiện phương án sản xuất
kinh doanh Mua bán và tiêu thụ sản phẩm đá các loại và kinh doanh vận
tải của Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn.
Phần I: Thông tin về doanh nghiệp và phương án sản xuất kinh doanh: 1. l.Thông tin cơ bản về Doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn. - Vốn điều lệ: 5 tỷ đồng
1.2. Thông tin cơ bản về phương án SXKD
1.2.1. Tên phương án, địa điểm thực hiện
- Tên phương án: Mua bán và tiêu thụ sản phẩm đá các loại và kinh doanh vận tải.
- Địa điểm thực hiện: Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ:
+ Tổng doanh thu: 24.851.828.552 đồng + Tổng chi phí: 23.274.252.801 đồng
+ Lợi nhuận trước thuế: 1.577.575.752 đồng - Nguồn vốn:
+ Vốn vay NHTM: 16.000.000.000 đồng + Vốn tự có: 3.500.000.000 đồng
+ Vốn tạm thời có thể sử dụng: 3.774.252.801 đồng.
1.2.2. Đề nghị bảo lãnh vay vốn của Doanh nghiệp:
- Số tiền đề nghị bảo lãnh: 16.000.000.000 đồng
- Mục đích sử dụng vốn vay đề nghị bảo lãnh: Mua bán và tiêu thụ sản phẩm đá các loại và kinh doanh vận tải.
- Thời hạn đề nghị bảo lãnh: 9 tháng.
Phần II: Kết quả thẩm định:
2.1. về đối tượng được bảo lãnh, phạm vi và điều kiện bảo lãnh:
2.1.1. Đối tượng, phạm vi bảo lãnh của Doanh nghiệp và phương án SXKD:
Doanh nghiệp và phương án đề nghị bảo lãnh thuộc đối tượng bảo lãnh theo quy định tại Công văn số 1097/NHPT-BL_HTUT ngày 21/4/2009 của Ngân hàng phát triển Việt Nam v/v hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM.
2.1.2. Các điều kiện bảo lãnh, vay vốn theo quy định đối với phương án vay vốn đề nghị bảo lãnh
Phương án SXKD thuộc đối tượng và phạm vi bảo lãnh, Doanh nghiệp không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng. Vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp tham gia phương án trên 10% tổng số vốn thực hiện phương án SXKD. Do đó, đủ điều kiện để được xem xét bảo lãnh.
2.2. Về hồ sơ phương án đề nghị bảo lãnh
- Đánh giá chung về tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ pháp lý
Bộ hồ sơ pháp lý của Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn đầy đủ và đúng theo quy định của NHPT Việt Nam, gồm:
* Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
- Giấy đề nghị bảo lãnh vay vốn thực hiện Phương án sản xuất kinh doanh số 02/2009 ngày 01/08/2009 của Công ty TNHH vận tải Trường Sơn (bản chính).
- Phương án sản xuất kinh doanh đề nghị bảo lãnh vay vốn ngày 01/8/2009 của Công ty TNHH vận tảI Trường Sơn (bản chính) kèm theo kế hoạch SXKD năm 2009 (sửa đổi).
* Hồ sơ pháp lý
. Biên bản họp Hội đồng sáng lập viên ngày 06/02/2009 (bản gốc).
. Điều lệ tổ chức hoạt động Công ty TNHH vận tải Trường Sơn (bản gốc).
. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 3300766143 ngày 12/02/2009 của Phòng đăng ký KD thuộc Sở KH&ĐT tỉnh TT-Huế (bản sao có chứng thực).
. Quyết định bổ nhiệm Giám đốc số 23/2009/QĐ-BN ngày 14/02/2009 của Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn (bản gốc).
. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng số 26/2009/QĐ-BN ngày 14/02/2009 của Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn (bản gốc).
. Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc số 05/2009/QĐ/BN ngày 25/02/2009 của Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn (bản gốc).
. Giấy ủy quyền số 01/2009/UQ-CTHĐTV ngày 16/02/2009 của Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn (bản gốc).
* Hồ sơ tài chính
Báo cáo nhanh tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh 06 tháng năm 2009 của Công ty TNHH vận tải Trường Sơn.
2.3. về kết quả thẩm định Doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh
2.3.1. Nhận xét, đánh giá về khả năng quản lý, bộ máy điều hành
- Nhận xét, đánh giá về khả năng quản lý, bộ máy điều hành của doanh nghiệp: Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn được thành lập từ ngày 12/02/2009 bởi 02 thành viên, trong đó thành viên góp vốn nhiều nhất là Công ty Cổ phần Trường Sơn, với giá trị vốn góp theo điều lệ là 4.500 triệu đồng (chiếm 90% tổng số vốn Công ty). Tuy Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn mới thành lập nhưng khả năng quản lý, điều hành Công ty bởi những người lãnh đạo có chuyên môn và kinh nghiệm từ Công ty cổ phần Trường Sơn (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Kế toán trưởng).
- Mô hình tổ chức: Công ty hoạt động theo mô hình Công ty TNHH, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty. Tổng số cán bộ CNV Công ty là 50 người.
Kết luận: Doanh nghiệp có đủ năng lực để thực hiện PA SXKD.
2.3.2. Tình hình tài chính và hoạt động SXKD của Doanh nghiệp
(•) Tình hình hoạt động SXKD
Công ty mới thành lập từ ngày 12/02/2009. Tuy nhiên qua báo cáo sơ bộ kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm2009 (thực chất chỉ mới đi vào sản xuất được 04 tháng), nhận thấy: Công ty hoạt động trong lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao, nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định (mua đá các loại của Công ty CP Trường Sơn), có lượng khách hàng thường xuyên nhằm đáp ứng được đầu ra của sản phẩm, kết quả trong 6 tháng đầu năm 2009:
+ Doanh thu: 26.757.963.451 đ
+ Lợi nhuận trước thuế: 2.339.901.842 đ + Tỷ suất lợi nhuận đạt được: 8.7%.
(•)Tình hình tài chính: * Khả năng góp vốn điều lệ
Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn mới được thành lập từ ngày 12/02/2009 bởi 02 thành viên (01 pháp nhân và 01 thể nhân), trong đó pháp nhân là Công ty cổ phần Trường Sơn, với giá trị vốn góp theo điều lệ là 4.500 triệu đồng (chiếm 90% tổng số vốn Công ty) và thể nhân góp 500 triệu đồng (chiếm 10%). Đến thời điểm lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh, các thành viên đã góp được 4.800 triệu đồng; trong đó:
+ Góp bằng tiền mặt: 3.800 triệu đồng. + Góp bằng tài sản: 1.000 triệu đồng.
(số tiền còn lại là của Công ty cổ phần Trường Sơn), vì vậy khả năng góp đủ vốn điều lệ của các thành viên có tính khả thi.
* Năng lực tài chính của Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn
- Nguồn phân tích: báo cáo nhanh tình hình tài chính 06 tháng đầu năm 2009 và các báo cáo liên quan. Qua số liệu báo cáo 06 tháng đầu năm 2009, nhận thấy:
+ Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm 30/6/2009 là 31.109 triệu đồng; trong đó tài sản ngắn hạn là 15.078 triệu đồng với tỷ lệ 48,5%, tài sản dài hạn là 16.031 triệu đồng với tỷ lệ 51,5%. Do công ty mới thành lập nên đang chú trọng trong việc đầu tư mua sắm tài sản cố định (chủ yếu là xe ben để vận chuyển đá các loại).
+ Tình hình công nợ: Dư nợ vay Ngân hàng Công Thương Huế đến thời điểm 30/6/2009 là: 13.253 triệu đồng ( trong đó dư nợ vay ngắn hạn là 2.988 tr thời điệm trả nợ là 30/9/2009; dư nợ vay dài hạn là 10.265 triệu đồng với thời hạn trả nợ là 5 năm, bắt đầu trả tháng 9/2009, với mức trả 500 triệu đồng/quý.
+ Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán các khoản nợ bên ngoài và khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn của Công ty vẫn được đảm bảo, thể hiện qua chỉ tiêu:
. Khả năng thanh toán tổng quát: 1,3 . Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: 1,1 . Khả năng thanh toán nhanh: 0,09
(∙)Ve phương án sản xuất- kinh doanh đề nghị bảo lãnh vay vốn
- Mục đích: Mua bán,tiêu thụ sản phẩm đá các loại và kinh doanh vận tải.
* Thông tin cơ bản về phương án
- Hàng hóa vận chuyển và mua bán tiêu thụ: Bộ đá; Đá cỡ 0,5x1; 0,5x2; Đá cỡ 1x2; Đá cỡ 2x4; Đá cỡ 4x6; Đá cấp phối 2.5; 3.75; Đá hộc
- Điều kiện thực hiện phương án: Mua hàng của Công ty CP Trường Sơn, thực hiện vận chuyển hàng hóa từ mỏ đá ở xã Hương Văn, huyện Hương Trà đến bán cho các khách hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Kế hoạch thực hiện: từ tháng 9/2009-05/2010.
- Phương thức thanh toán: chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt hoặc bằng thư bảo lãnh.
- Phương thức bán hàng: Bán hàng trực tiếp.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ hàng hóa: Mua hàng hóa của Công ty CP Trường Sơn bán trực tiếp cho khách hàng, hiện nay đơn vị đã có một số khách hàng thường xuyên để tiêu thụ sản phẩm của đơn vị để thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
. Lĩnh vực kinh doanh: Thành viên góp vốn nhiều nhất (90% tổng số vốn điều lệ) của Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn là Công ty cổ phần Trường Sơn với hơn 9 năm kinh nghiệm trong kinh doanh dịch vụ vận tảI hàng hóa, đã thiết lập được một số lượng lớn khách hàng truyền thống. Do vậy, trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng hóa khả năng cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp là rất lớn.
. Phương thức vận chuyển: đến thời điểm thẩm định Công ty có 13 chiếc xe chuyên chở (Tên chủ xe: Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn), với tổng trọng tải là 90 tấn; 04 xe xúc, đào..., với tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng. Do vậy, Công ty có khả năng vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn và có khả năng cạnh tranh với các Công ty vận tải trên địa bàn.
. Thị trường:
- Tình hình thị trường, tính hợp lý của giá cả: cước phí vận chuyển được tính theo biểu cước vận tải ban hành kèm theo Quyết định số 1341/QĐ-TC ngày 19/5/2008 của Sở Tài chính Thừa Thiên Huế và do 02 bên thỏa thuận và được xác định trong Hợp đồng.
- Quan hệ giữa người mua và doanh nghiệp: Hiện nay, mỏ đá tại xã Hương Văn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do Công ty Cổ phần Trường Sơn khai thác, vì vậy đây cũng là một điều kiện thuận lợi để thực hiện phương án. Hiện nay Công ty TNHH Vận tải Trường Sơn cũng đã ký kết một số Hợp đồng vận tải và tiêu thụ hàng hóa cho khách hàng với số lượng lớn.
(•) Đánh giá cụ thể hiệu quả của Phương án SXKD:
* Hiệu quả kinh tế:
Lợi nhuận= Tổng doanh thu- Tổng chi phí- 1.820.500.862 đồng * Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án:
Về tính khả thi của các nguồn vốn tham gia thực hiện phương án ( sau khi đã loại trừ chi phí khấu hao) : 14.953.370.340 đồng
Nguồn vốn thực hiện:
- Vay vốn NHTM đề nghị bảo lãnh: 8.000.000.000 đồng
- Vốn tự có tham gia vào chu kỳ sản xuất: 3.500.000.000 đồng - Vốn tạm thời có thể sử dụng: 3.453.370.340 đồng
Nhận xét: Tính khả thi của nguồn vốn: Qua phân tích tình hình tài chính