* Về cơ chế
Bảo lãnh cho DN và Hợp tác xã (sau đây gọi chung là DN) vay vốn của NHTM để thực hiện dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp chống suy giảm kinh tế mà Chính phủ giao cho NHPT thực hiện. Quy chế bảo lãnh đã được Nhà nước ban hành kịp thời, bước đầu đã đi vào cuộc sống dù số tiền vay được bảo lãnh còn ở quy mô nhỏ cũng đã đáp ứng được một phần nhu cầu cấp thiết của DN nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thông qua cơ chế bảo lãnh từ NHPT, khó khăn và rào cản lớn nhất đối với DN khi tiếp cận nguồn vốn vay của NHTM là điều kiện về tài sản bảo đảm cho NHTM khi vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh đã được giải quyết. Bằng cơ chế này DN đã tiếp cận được nguồn vốn vay từ NHTM để mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần không nhỏ vào việc khắc phục khó khăn do suy giảm kinh tế toàn cầu, duy trì và tăng trưởng nền kinh tế.
Thông qua cơ chế bảo lãnh, DN đã tự hoàn thiện hơn về năng lực quản trị kinh doanh (nâng cao kỹ năng định hướng phát triển sản xuất kinh doanh, lựa chọn và xây dựng kế hoạch kinh doanh; lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh gắn với hiệu quả; nâng cao khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng quản lý tài chính); nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi pháp luật và chính sách của Nhà nước; chấp hành tốt hơn các quy định, các chuẩn mực về tài chính kế toán.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Thông tư số 12/2009/TT-NHNN ngày 28/5/2009 hướng dẫn một số nội dung trong cho vay có bảo lãnh theo Quy chế bảo lãnh cho DN vay vốn của NHTM ban hành theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố đã có sự chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng có bảo lãnh của NHPT.
Các cấp uỷ, chính quyền địa phương cũng đã quan tâm chỉ đạo tích cực đối với các cơ quan chức năng, các DN trên địa bàn trong việc phối hợp với Chi nhánh NHPT để tuyên truyền, phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện chính sách; hỗ trợ DN các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo lãnh vay vốn.
NHPT được Chính phủ giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện Quy chế bảo lãnh: - Đã nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp
vụ để triển khai kịp thời và đồng bộ trong toàn hệ thống.Trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo lãnh, NHPT luôn theo dõi sát tình hình thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá để có nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các Chi nhánh, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn sửa đổi, cho phù hợp với tình hình thực tế
- Đã kịp thời triển khai việc tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách về nghiệp vụ bảo lãnh của Nhà nước đến các DN, Hợp tác xã, các địa phương bằng nhiều hình thức: Họp công bố các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; mở Hội nghị công bố quyết định tại các tỉnh, thành phố; phát hành tờ rơi, mở trang website, hội thảo nhằm giúp DN, Hợp tác xã nhận thức rõ vai trò của công tác bảo lãnh vay vốn; công khai Quy chế và quy trình nghiệp vụ bảo lãnh để từ đó doanh nghiệp sớm tiếp cận được hoạt động bảo lãnh từ NHPT, qua đó tiếp cận được nguồn vốn vay của NHTM.
- Đã sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và trách nhiệm trong hệ thống và có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo yêu cầu của nhiệm vụ mới.
- NHPT đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ bảo lãnh cho cán bộ trong toàn ngành từ ngày 30 tháng 01 năm 2009 đến ngày 01 tháng 02 năm 2009 tại Hà Nội, tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến xây dựng hướng dẫn nghiệp vụ; tham gia với Bộ Công thương tập huấn nghiệp vụ cho DN.
- NHPT đã thảo luận và ký văn bản thoả thuận thuận hợp tác thực hiện bảo lãnh vay vốn với các NHTM, các hiệp hội. Đến thời điểm hiện nay, có 39 NHTM đã ký văn bản thoả thuận thuận hợp tác thực hiện bảo lãnh vay vốn với NHPT; NHPT cũng đã ký thoả thuận với các hiệp hội: Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội các nhà DN trẻ Việt Nam. Theo đó có 13 NHTM đã trực tiếp cung cấp cho NHPT những thông tin về cơ chế cho vay, quy trình nghịêp vụ, các thông tin cần thiết liên quan đến nghiệp vụ (Ngân hàng Tiên Phong, Ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nhà Thành phố Hồ Chí Minh).
- Các Chi nhánh NHPT đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tranh thủ được sự ủng hộ và chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chính sách, phối hợp với NHTM trong xử lý các vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quan hệ nghiệp vụ.
- Với phương châm duy trì hoạt động bảo lãnh lâu dài, hiệu quả và an toàn, NHPT đã tích cực, chủ động tham gia các chương trình hợp tác, hội thảo quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng giữa Việt Nam và nước bạn (như: Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan) nhằm học tập những kinh nghiệm, bài học trong việc nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho những năm tiếp theo.
Các NHTM, trên cơ sở Quy chế bảo lãnh ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 12/2009/TT-NHNN ngày28/5/2009 của Ngân hàng Nhà nước, đã chủ động hợp tác với NHPT trong triển khai thực hiện hoạt động bảo lãnh vay vốn do NHPT thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, các NHTM đã kịp thời thông tin những vấn đề vướng mắc trong cơ chế, hướng dẫn của NHPT để từ đó NHPT tham mưu với Bộ Tài chính trình Thủ tướng xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế; các NHTM đã có sự phối hợp với NHPT trong việc giải quyết các vần đề phát sinh trong triển khai thực hiện hoạt động bảo lãnh.
Các tổ chức, hiệp hội DN: đã có sự sự phối hợp kịp thời và thường xuyên với NHPT trong việc tham gia ý kiến xây dựng và hoàn thiện Quy chế bảo lãnh, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ DN, hoạt động bảo lãnh cho DN vay vốn. Tại các địa phương, các tổ chức Hội viên của các hiệp hội cũng đã tích cực và chủ động phối hợp với các Chi nhánh NHPT trên các địa bàn trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ DN, hoạt động bảo lãnh cho DN vay vốn.
Cộng đồng DN đã chủ động đón nhận chính sách, tìm hiểu văn bản hướng dẫn của NHPT và các cơ chế, chính sách liên quan để sớm tiếp cận với hoạt động bảo lãnh từ NHPT. Thông qua cơ chế bảo lãnh, DN đã tiếp cận được nguồn vốn vay từ NHTM để mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần không nhỏ vào việc khắc phục khó khăn do suy giảm kinh tế, duy trì và tăng trưởng nền kinh tế. Nhiều dự án, phương án sản xuất kinh doanh của nhiều DN đã phát huy tốt hiệu quả, trả được nợ vay cho NHTM theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.