Kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài học cho Agribank Chi nhánh Mỹ Đình

Một phần của tài liệu 0154 giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

DWVV thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN của nền kinh tế, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP, tạo phần lớn công ăn việc làm và tại nhiều vùng, miền. Tuy nhiên, trước những biến động kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt từ những loại hình kinh tế khác, DNNVV đã gặp phải không ít trở ngại từ những bước đầu khởi sự cho đến những khó khăn trong quá trình SXKD, trong việc tiếp cận các nguồn vốn đặt biệt là vốn tín dụng ngân hàng. Phần này nhằm trình bày kinh nghiệm mở rộng, tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ nguồn vốn cho các DNNVV của Hàn

Quốc, đặc biệt là sau tác động của các cuộc khủng hoảng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

DNNVV là một trong những hệ thống doanh nghiệp đóng vai trò chiến lược đối với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Hàn Quốc. Theo Cơ Cơ quan quản lý DNNVV Hàn Quốc (SMBA, “SMBA - Partner of Korean SMEs” ) năm 2014, số lượng DNNVV tại Hàn Quốc chiếm khoảng 99,9% tổng số doanh nghiệp, đóng góp trên 102,9 triệu đô la Mỹ từ việc xuất khẩu và giải quyết được việc làm cho hơn 87,7% trên tổng dân số đang ở độ tuổi lao động.

Các chính sách ưu đãi đối với DNNVV được quan tâm và tập trung mạnh từ cuối thập kỷ 70 khi các DNNVV cho thấy sự phát triển vượt bậc, đáng chú ý của mình trong những ngành nguyên liệu cơ bản. Vào những năm đầu của thập niên 80, Hàn Quốc đã ban hành Luật Hỗ trợ thành lập DNNVV (1986) cùng với Đạo luật cơ bản về DNNVV trước đó (năm 1966) mở ra cơ hội cho các DNNVV trong nước được phát huy tiềm lực của mình, đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Hiện nay, Hàn Quốc có 19 Luật liên quan đến hỗ trợ DNNVV.

Để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khu vực DNNVV, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc vào năm 1961 với mục đích chuyên cho vay khu vực DNNVV. Tiếp đó, năm 1965, hệ thống tỷ lệ cho vay DNNVV tối thiểu bắt buộc được đưa ra yêu cầu tất cả các NHTM phải cung cấp một tỷ lệ tối thiểu các khoản vay của họ cho khách hàng DNNVV.

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc còn xây dựng hệ thống các Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm: Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc và quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương; thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khác như định hướng lĩnh vực ưu tiên phát triển đối với DNNVV; tập trung nguồn lực nhằm hỗ trợ những DN này trong từng giai đoạn tăng trưởng như đơn giản hóa thủ tục thành lập, hỗ trợ vốn khởi nghiệp, giảm thuế doanh thu, hỗ trợ đào tạo nhân lực, cải thiện cơ chế quản lý, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của các DNNVV,...

Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998, khi nền kinh tế cả nước bị ảnh hưởng trầm trọng, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp quyết liệt hơn nhằm hỗ trợ khu vực DNNVV. Cụ thể, Chính phủ đã đóng góp 2 tỷ đô la bao gồm các khoản vay từ ngân hàng phát triển Châu Á và ngân hàng Thế giới để bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thông qua hai quỹ bảo lãnh; giảm lãi suất cho vay; tiến hành tái cơ cấu hệ thống tài chính; đưa ra chương trình phát hành trái phiếu thế chấp đầu tiên nhằm cải thiện tình trạng thanh khoản và hỗ trợ vốn cho các DNNVV.

Bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ, các ngân hàng Hàn Quốc đã xây dựng một số sản phẩm tín dụng đặc biệt để mở rộng tín dụng cho DNNVV như:

+ Cho vay với lãi suất tăng dần: áp dụng cho các DN thiếu vốn lưu động và Ngân hàng dự đoán tình hình tài chính của DN vay vốn có xu hướng phát triển. Lãi suất ngân hàng sẽ tăng dần trong 3 năm từ khi cho vay, Ngân hàng có quyền chuyển đổi khoản vay thành vốn góp hoặc trái phiếu có quyền chuyển đổi của chính DN vay vốn. Qua đó, ngân hàng nắm bắt khá rõ tình hình kinh doanh của DN, phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro để có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.

+ Cho vay theo mạng lưới là sản phẩm cho vay dựa trên cơ sở cam kết thông tin và thư giới thiệu của nhà thầu chính, từ đó, ngân hàng sẽ cung cấp vốn cho các nhà thầu phụ. Nhà thầu chính sẽ thông tin cho nhà thầu phụ để trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng thu nợ trên cơ sở xét dòng tiền của phương án vay vốn.

Một số biện pháp nữa góp phần không nhỏ trong việc mở rộng tín dụng ngân hàng cho DNNVV tại Hàn Quốc sau khủng hoảng là các NHTM thường xuyên tổ chức những khóa học nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý, lập dự án kinh doanh hiệu quả cho cán bộ quản lý của các DNNVV, đồng thời tạo lòng tin của khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ chính sách tín dụng, các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các DNNVV. Trong quá trình cho vay, CBTD cũng thường xuyên tiếp xúc với DN nhằm đảm bảo DN sử dụng vốn hiệu quả, tránh rủi ro. Ngoài ra, các NHTM tại Hàn Quốc có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nước trong việc tài trợ vốn cho DNNVV.

Những nỗ lực trên đã góp phần hỗ trợ các DNNVV Hàn Quốc tiếp cận được nguồn vốn phục vụ cho mở rộng và phát triển, từ đó đóng góp tích cực vào sự phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 - 1998.

Một phần của tài liệu 0154 giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w