Tình hình nợ xấu của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình

Một phần của tài liệu 0154 giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 58)

Tổng thu nhập 635 719 822 889

Trong đó:

Thu nhập từ hoạt động tín dụng 581 657 754 814

Tổng chi 511 576 655 709

Lợi nhuận 124 143 167 180

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình)

Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có sự giảm rõ rệt trong những năm gần đây. Tính đến cuối tháng 6/2017, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh được đưa về mức 0,93%, góp phần tích cực trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Agribank.

2.1.4.4. Hoạt động kinh doanh dịch vụ

Hoạt động kinh doanh dịch vụ là yếu tố nền tảng tạo ra thu nhập bền vững cho ngân hàng. Phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng; đồng thời phân tán rủi ro cho ngân hàng, mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng, làm tăng lợi nhuận của NHTM và thúc đẩy quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

41

Agribank Chi nhánh Mỹ Đình được thành lập năm 2008, là chi nhánh mới được thành lập và hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, song chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng hoạt động dịch vụ. Từ tháng 09/2008, chi nhánh bắt tay vào việc phát hành thẻ Quốc tế Visa với 57 thẻ Visa Credit và 11 thẻ Visa Debit là một khởi điểm khá tốt khi mới đưa vào ứng dụng và triển khai sản phẩm thẻ Tín dụng Quốc tế trong hệ thống của Agribank.

Với vị thế thuận lợi Hội sở Chi nhánh được đặt tại vị trí khu dân cư cao cấp, đại đa số người dân tại đây đều có thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ hiện đại của ngân hàng. Cùng với đội ngũ cán bộ viên chức trẻ trung, nhiệt tình và có khả năng tiếp cận nhanh với những sản phẩm công nghệ hiện đại mới. Chính vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi nhánh nhìn chung có sự phát triển khá, đặc biệt là nghiệp vụ phát triển đơn vị chấp nhận thẻ và thẻ tín dụng Quốc tế. Doanh số hoạt động cũng như doanh thu dịch vụ của chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm, chất lượng dịch vụ của chi nhánh được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sử dụng dịch vụ của khách hàng. Tổng thu dịch vụ năm 2015 đạt 36,05 tỷ đồng, tăng 19,17% so với năm 2014. Năm 2016 tổng thu dịch vụ tăng là 17,23%, đạt mức 42,26 tỷ đồng. Tổng thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 26,58 tỷ đồng, tăng 6,45 tỷ đồng, tăng 32,04% so với cùng kỳ năm trước, đạt 52,42% kế hoạch năm 2017.

2.1.4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình qua các năm

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình Đơn vị: tỷ đồng

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy:

Bám sát mục tiêu được giao cùng với sự đoàn kết của toàn thể cán bộ viên chức dưới sự điều hành quyết liệt, đúng hướng của ban lãnh đạo chi nhánh, ngay từ đầu năm 2015, chi nhánh đã xây dựng và triển khai các biện pháp tăng cường huy động vốn, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí hoạt động nhằm tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay theo quy định của NHNN. Chi nhánh cũng triển khai đồng bộ các biện pháp về xử lý nợ, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro; chất lượng tín dụng được cải thiện, các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ hết thời gian cơ cấu, nợ phải chuyển nhóm theo thơng tin CIC được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế nợ xấu phát sinh. Hoạt động đầu tư giấy tờ có giá, kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng được đẩy mạnh phù hợp với thực tế thị trường để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn gắn liền với đảm bảo an toàn thanh khoản. Do đó, lợi nhuận của chi nhánh tăng dần qua các năm gần đây. Cụ thể năm 2015 lợi nhuận đạt 143 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng (tương đương tăng 15,32%) so với năm 2014 và tăng cao hơn trong năm 2016 đạt 167 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng (tương đương tăng 16,78%) so với năm 2015. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2017 đạt 180 tỷ, tăng 7,78% so với cuối năm 2016.

2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiAgribank Chi nhánh Mỹ Đình Agribank Chi nhánh Mỹ Đình

2.2.1. Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường

Trong cộng đồng DN Việt Nam, thì DNNVV là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Hằng năm, các DNNVV đóng góp trên 40% GDP, 31% tổng thu NSNN, 33% giá trị sản lượng cơng nghiệp, 25% giá trị hàng hóa xuất khẩu và thu hút hơn 50% lao động tồn xã hội. Có thể thấy, DNNVV chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế, đã tạo ra đáng kể công ăn việc làm cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và xóa đói giảm nghèo... Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, DNNVV còn tồn tại một số hạn chế như:

Một là, bất cập về trình độ quản lỷ và chất lượng nguồn lao động trong các DNNVV: Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ DN có trình độ học vấn từ

trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ DN có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%, thạc sỹ 2,33%, tốt nghiệp đại học 37,82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Về lực lượng lao động, có tới 75% lực lượng lao động trong các DNNVV chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Điều đáng chú ý là đa số các chủ DN, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị DN, các lớp về pháp luật trong kinh doanh..., điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, quản lý và định hướng kinh doanh, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các DN Việt Nam,...

Hai là, năng lực tiếp cận với các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh: Năng lực tiếp cận với các văn bản và hệ thống chính sách pháp

luật của DNNVV còn nhiều hạn chế phần lớn là do các DNNVV chưa thực sự tìm hiểu các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực của chính mình trong kinh doanh.

Ba là, về công nghệ: Hiện nay, đa số DNNVV Việt Nam chưa tham gia vào

được chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu do trình độ khoa học cơng nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam còn thấp. Số lượng các DN hoạt động trong lĩnh

vực khoa học công nghệ cịn rất ít. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các DN chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực DN. Khoảng 80 - 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các DN của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.

Bốn là, về tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương

trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác. Phần lớn các DN còn lại gặp các trở ngại như do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các DNNVV), yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho, các khoản thu...), tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp, các điều kiện vay vốn chưa phù hợp với DNNVV (không đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn) hay phương án kinh doanh thiếu tính thuyết phục, tài chính khơng minh bạch,... dẫn tới ngân hàng cịn e dè trong việc cung ứng vốn cho DNNVV.

2.2.2. Cơ sở pháp lý hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình

Hiện nay hoạt động cho vay đối với DNNVV của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình chịu sự điều chỉnh của các văn bản sau:

- Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;

- Quyết định số 1627/2001/QĐ/NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về sửa đổi bổ sung Quyết định 1627/2001/QĐ/NHNN ngày 31/5/2003;

- Quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/08/2014 về Quy trình cho vay đối với khách hàng DN trong hệ thống Agribank Việt Nam;

- Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 năm 2017

- Quyết định số 266/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/3/2017 về của Hội đồng thành viên về Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank Việt Nam;

- Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của NHNN Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng;

- Quyết định số 738/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 25/09/2015 của Hội đồng thành viên về Quy định về bảo lãnh trong hệ thống Agribank Việt Nam;

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN về “ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi”

- Thơng tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN;

- Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên về Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự

phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank;

- Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD;

- Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 về việc Quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank Việt Nam;

- Quyết định số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên về một số chính sách tín dụng đối với khách hàng DN;

- Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 của Hội đồng

thành viên về việc ban hành quy đinh phân cấp quyết định tín dụng trong hệ thống Agribank Việt Nam; Quyết định số 853/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 31/10/2014 của Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN; Quyết định số 827/QĐ-HĐTV-KHDN 02/11/2015 của Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về phân cấp quyết định tín dụng trong hệ thống Agribank Việt Nam;

- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010;

- Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Thơng tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014;

- Quyết định số 515/QĐ-HĐTV-HSX về Quy chế cấp tín dụng phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính Phủ;

Và một số văn bản khác có liên quan của Chính phủ, thông đốc NHNN Việt Nam và của Agribank Việt Nam.

2.2.3. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Chi nhánh Mỹ Đình

2.2.3.1. về quy mơ

• Số lượng khách hàng là DNNVV của ngân hàng

Một phần của tài liệu 0154 giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w