Với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0154 giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 105)

Thứ nhất, NHNN cần tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), tăng cường cơ sở vật chất, chấn chỉnh hoạt động của trung tâm từ khâu cập nhật dữ liệu, cung cấp số liệu, đảm bảo kịp thời, chính xác tin cậy nhằm hỗ trợ công tác thẩm định của các NHTM, hạn chế rủi ro thông tin trong quá trình tác nghiệp, hướng tới mục tiêu mở rộng cho vay đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng.

Thứ hai, hoàn thiện các văn bản luật liên quan đến hoạt động của các NHTM và tín dụng ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng ngân hàng. Cụ thể:

- NHNN cần hoàn thiện môi trường pháp lý, ban hành các quy định hợp lý về lãi suất, về dự trữ bắt buộc, trần lãi suất, biên độ dao động, tỷ giá giúp các NHTM hoạt động ổn định tránh có những biện pháp can thiệp cứng nhắc tới hệ thống NHTM.

- NHNN cần nhanh chóng chỉnh sửa và hoàn thiện các văn bản pháp luật về quy chế cho vay, bảo lãnh, TSĐB,... tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho các NHTM. Các văn bản cẩn sửa đổi theo hướng tăng tính chủ động cho các NHTM.

- Hoàn thiện khung pháp lý về giao dịch bảo đảm nói chung và bảo đảm tín dụng nói riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Tạo cơ chế mở, linh hoạt cho hoạt động của các NHTM, đồng thời khuyến nghị các NHTM mở rộng biên độ giao dịch bảo đảm và chấp nhận đa dạng hóa hơn nữa các loại tài sản có thể dùng để đảm bảo.

- Giảm thiểu các thủ tục hành chính theo xu hướng áp dụng rộng rãi và tăng cường vai trò của dịch vụ công trong lĩnh vực: đăng ký tài sản, công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm, định giá TSĐB.

- Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo đảm tín dụng, cơ chế xử lý TSĐB theo hướng: minh bạch hóa cơ chế và quá trình xử lý; tạo ra thế cân bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền và đào tạo pháp luật cho các DNNVV để họ được tăng cường năng lực nhằm thích ứng tốt hơn với thời kỳ mới.

Thứ ba, NHNN Việt Nam cần xây dựng hệ thống đăng ký tài sản thế chấp, cầm cố tiến tới nối mạng trên toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV vay vốn, cũng là giúp các NHTM phòng chống các hành vi lạm dụng, lừa đảo trong hoạt động thế chấp. Đồng thời, thành lập trung tâm phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thuận lợi hơn trong việc định giá lại, rao bán những tài sản đó, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các NHTM trong việc bán TSBĐ thu hồi vốn.

Thứ tư, NHNN cần tiếp tục thu hút các nguồn vốn, tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho DNNVV từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ phân phối qua các ngân hàng. Đồng thời, NHNN cũng nên có những chính sách hỗ trợ vốn cho các NHTM phục vụ hoạt động cho vay DNNVV như mở rộng cho vay tái cấp vốn,...

Thứ năm, cần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của NHNN với các NHTM nhằm phát hiện xử lý các sai phạm của các NHTM khi thực hiện các quy định của NHNN như về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cho vay bảo lãnh đối với một khách hàng so với vốn tự có của ngân hàng nhằm đảm bảo các ngân hàng thực hiện kinh doanh đúng pháp luật, tránh rủi ro đối với hệ thống NHTM.

Một phần của tài liệu 0154 giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w