1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài học cho Agribank Chi nhánh Mỹ Đình
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh Mỹ Đình
Có thể thấy khu vực DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, đóng góp khơng nhỏ vào tăng trưởng GDP, tạo phần lớn công ăn việc làm và tại nhiều vùng, miền thì nó là những trụ cột của kinh tế địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây trước những biến động kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt từ những loại hình kinh tế khác, DNNVV đã gặp phải khơng ít trở ngại từ những bước đầu khởi sự cho đến những khó khăn trong quá trình SXKD. Do đó, Chính phủ cần có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, bất lợi đối với những DN này. Đối với Việt Nam, hỗ trợ và tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng được coi là then chốt, đặc biệt là trong những điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn như hiện nay. Qua kinh nghiệm của Hàn Quốc về hỗ trợ khu vực DNNVV, luận văn đưa ra một số gợi ý đối với Agribank Chi nhánh Mỹ Đình như sau:
Thứ nhất, chi nhánh cần đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng thơng qua việc
thiết kế các gói sản phẩm tín dụng linh hoạt, phù hợp với mỗi loại hình DN, với hoàn cảnh trong từng thời kỳ của nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn như hiện nay, để kích thích hoạt động SXKD của nền kinh tế, cần nghiên cứu thiết kế các sản phẩm tín dụng theo chuỗi sản xuất, trong đó hỗ trợ đồng bộ cả DN sản xuất, DN trung gian và DN tiêu thụ theo một quy trình khép kín. Khi đầu ra được thông suốt, những khâu sản xuất, trung gian trước đó cũng trở nên hiệu quả hơn. Với việc cho vay rải rác ở từng khâu như hiện nay (ngân hàng A cho vay sản xuất nguyên liệu, ngân hàng B cho vay chế biến, xuất khẩu) thì rủi ro khoản vay này sẽ ảnh hưởng đến khoản vay kia. Việc triển khai sản phẩm tín dụng theo chuỗi sản xuất rõ ràng sẽ giúp giảm rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.
Thứ hai, chi nhánh có thể cung cấp thêm dịch vụ tư vấn kinh doanh, tư vấn
tài chính nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, đồng thời chủ động phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng. Qua đó, DNNVV có thể sử dụng các sản phẩm tín dụng của
ngân hàng một cách hiệu quả hơn, nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng, đảm bảo chất lượng của các khoản tín dụng dù trong thời điểm nền kinh tế biến động.
Thứ ba, chi nhánh phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, qua đó các
CBTD có thể đưa ra được những nhận định chính xác hơn, tránh được những rủi ro tín dụng. Việc tiếp xúc với khách hàng không phải là đơn giản, đòi hỏi CBTD phải thật nhạy cảm, nắm bắt được tâm lý của khách hàng. Đồng thời, các NHTM cũng phải xác định rõ ràng các yêu cầu đối với TSĐB để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Đối với các khoản nợ quá hạn, có thể xem xét, gia hạn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nợ nhằm tạo điều kiện phục hồi SXKD cho một số DN có khả năng phát triển và kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Thứ tư, chi nhánh cần chủ động, tăng cường hợp tác, liên kết với các tổ chức
khác như Hiệp hội DNNVV, hiệp hội các ngành nghề và các Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV,... trong việc tài trợ vốn cho DNNVV để tận dụng thêm sự hỗ trợ từ các cơ quan này và tìm kiếm, mở rộng thêm đối tượng khách hàng. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thành công trong việc giúp các DNNVV mở rộng nguồn vốn đều phát triển các công ty cho thuê tài chính nhằm tài trợ vốn trung, dài hạn cho các DNNVV; hình thành các tổ chức bảo lãnh tín dụng có sự kết hợp chặt chẽ của các phịng thương mại, hiệp hội DN, ngân hàng và chính quyền địa phương.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về DNNVV nhằm thấy được vai trò chủ động và quan trọng của DNNVV trong sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước. Các DNNVV tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế, chiếm ưu thế tuyệt đối về mặt số lượng, là khối DN năng động, có mặt ở hầu hết các thành phần kinh tế với đầy đủ các loại hình kinh doanh đa dạng. Các DNNVV khơng chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giải quyết việc làm cho dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Qua đó, trình bày khái quát về tín dụng ngân hàng, mở rộng tín dụng ngân hàng cũng như tính cấp thiết phải mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV về cả quy mô và chất lượng nhằm đem lại lợi ích cho DN, ngân hàng và nền kinh tế. Cùng với đó là những ý kiến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho các DNNVV và tổng hợp hệ thống các chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng tín dụng đối với các DNNVV. Ngoài ra, chương 1 cịn trình bày kinh nghiệm mở rộng, tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ nguồn vốn cho các DNNVV của một số nước trên Thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để khóa luận đánh giá thực trạng tín dụng đối với DNNVV của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình ở Chương 2 từ đó tìm ra hạn chế, ngun nhân của hạn chế để đưa ra các giải pháp cũng như đề xuất các kiến nghị ở Chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH