Với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu 0154 giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 103)

Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển các DN ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các DNNVV. Tất cả những chính sách đưa ra đều nhằm giúp đỡ DNNVV vượt qua khó khăn trong thời kỳ kinh tế vĩ mô bất ổn, và trong đó đáng nói tới nhất là chính sách hỗ trợ lãi suất do các NHTM thực hiện và chính sách bảo lãnh tín dụng do Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên đến nay, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước:

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý cho DNNVV, tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích, định hướng các DNNVV hoạt động theo một khuôn khổ nhất định, từ đó có ý thức tuân thủ đúng quy chế hoạt động của nhà nước. Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật như luật DN, luật kinh doanh, luật cạnh tranh và các văn bản liên quan vẫn chưa được đồng bộ và hoàn chỉnh. Nhà nước cần ban hành thống nhất và hoàn thiện các chính sách thuế, chính sách thương mại, chính sách hỗ trợ DNNVV,...

Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể về chế độ kế toán tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính của DNNVV. Phải yêu cầu các DNNVV thực hiện đúng đắn, chính xác và minh bạch.

Nhà nước cần ban hành các luật cơ bản, tạo môi trường pháp lý cần thiết để các DNNVV dễ dàng thực hiện các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ giúp các ngân hàng dễ dàng trong việc xử lý TSĐB khi có rủi ro xảy ra. Đó là luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về cấp chứng thư sở hữu tài sản; ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện xử lý, phát mại TSĐB thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Có như vậy mới góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các NHTM khi cho vay và từ đó khuyến khích các ngân hàng trong việc cho vay đối với các DNNVV.

với DNNVV theo hướng ưu tiên hàng đầu về tính đơn giản của hệ thống thuế thông qua các quy định kê khai thuế điện tử, hoàn thiện quy trình hỗ trợ để giải quyết những vướng mắc về thuế, rút ngắn thời gian giải quyết hoàn thuế, khiêu nại về thuế nhằm giúp DNNVV giảm bớt gánh nặng về chi phí.

Thứ hai, cải cách mô hình tổ chức và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV ở địa phương để phát huy vai trò của tổ chức này trong việc giúp các DNNVV bị hạn chế về uy tín, tài sản thế chấp, các điều kiện vay vốn sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn. Hiện nay quỹ bảo lãnh tín dụng ở một số địa phương có quy mô vốn thấp, đối tượng được cung ứng dịch vụ bảo lãnh còn hạn chế. Đề nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng như sau: Quỹ bảo lãnh tín dụng Việt Nam thiết kế và vận hành theo mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng tập trung thống nhất. Thực hiện bảo lãnh cho tất cả các DN trong nền kinh tế, đặc biệt là các DN công nghệ cao và các DN kinh doanh mạo hiểm. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ nhằm giúp hỗ trợ các DNNVV sử dụng và phát triển công nghệ mới. Nhận tái bảo lãnh từ các quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Quỹ bảo lãnh địa phương hoạt động độc lập, không thực hiện hình thức ủy thác hoặc giao cho các tổ chức tài chính khác; các cán bộ làm việc tại quỹ phải là cán bộ chuyên trách, trừ một số thành viên hội đồng quản lý.

Thứ ba, xây dựng các trung tâm tư vấn hỗ trợ DNNVV

Một trong số những hạn chế của DNNVV là đội ngũ quản lý còn yếu kém, DN thường thiếu thông tin và khả năng tiếp cận thị trường còn kém. Vì vậy, việc thành lập các trung tâm tư vấn hỗ trợ DNNVV là hết sức cần thiết, đóng vai trò quan trọng nhằm hỗ trợ giúp các DNNVV:

- Tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng DNNVV nhằm cung cấp các kiến thức liên quan đến kỹ thuật công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý DN với các chương trình từ thấp đến nâng cao.

- Đào tạo nâng cao trình độ quản lý điều hành và tay nghề người lao động. Ngoài việc tổ chức mạng lưới các cơ sở dạy nghề cho người lao động trong các DNNVV trên cả nước, một việc hết sức chú trọng là tổ chức đào tạo kiến thức kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường cho đội ngũ quản lý DNNVV.

- Hướng dẫn xây dựng dự án, phương án SXKD khả thi. Việc xây dựng phương án SXKD đóng vai trò rất quan trọng giúp các DN biến các ý tưởng kinh doanh thành những hoạt động thực tế thành công về phương diện tài chính. Nhưng việc tự mình lập phương án SXKD để đệ trình với cơ quan hữu quan là một điều hết sức khó khăn mà nhiều DNNVV khó có thể làm được. Vì vậy, rất cần phải có hoạt động tư vấn về lĩnh vực này.

Thứ tư, giải quyết thị trường đầu ra cho các DNNVV theo hướng sau:

- Cần tập trung thúc đẩy đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà ở cho người có thu nhập thấp, các dự án sản xuất, kinh doanh có chọn lọc,.). Bởi đây là khu vực đầu tư đang bị giảm sút, nhưng lại là khu vực đầu tư có hệ số sinh lời cao và vòng quay vốn nhanh.

- Cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống kinh tế, điều chỉnh mô hình tăng trưởng phù hợp, đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư, chi tiêu công, có chính sách thích hợp để tăng tổng cầu thị trường trong nước. Đưa ra các chính sách kích thích thích tiêu dùng nói chung, cũng như kích thích tiêu dung có định hướng như các chương trình liên quan đến giáo dục, y tế, nhà ở và các nhu cầu cấp thiết khác của đại bộ phận người dân với những ưu đãi không chỉ về lãi suất mà còn cả chính sách khác. Đối với những mặt hàng cần phải kích cầu có thể xem xét giảm thuế,.

- Cần xem xét các mức giảm thuế Giá trị gia tăng đầu ra cho từng loại mặt hàng cụ thể trên cơ sở mức độ tồn kho và mức độ thiết yếu cũng như tính lan tỏa đối với các mặt hàng khác, nhằm giảm gánh nặng tồn kho, tạo điều kiện cho DN có thêm nguồn lực sản xuất.

Một phần của tài liệu 0154 giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 103)