Agribank Chi nhánh Mỹ Đình nằm trong hệ thống và chịu sự quản lý trực tiếp từ Agribank Việt Nam, hoạt động vì mục tiêu chung và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng do Agribank Việt Nam ban bố. Vì vậy, trong việc thực hiện mục tiêu của mình, bên cạnh sự tự chủ tương đối thì chi nhánh cần có sự hỗ trợ và phụ thuộc tương đối vào thể chế, chính sách cũng như các quy định của Agribank Việt Nam. Để thực hiện tốt chủ trương mở rộng cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh, có thể đưa ra một số kiến nghị với Agribank Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Agribank cần sớm ban hành chính thức quy trình quản lý tín dụng trên IPCAS, quy định cụ thể về công tác thẩm định, xây dựng chính sách tín dụng riêng đối với DNNVV. Trong đó, cần ban hành quy trình cho vay đối tượng khách hàng này bên cạnh quy trình cho vay DN nói chung, cùng với những chính sách ưu đãi cụ thể ưu tiên DNNVV. Điều này sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.
Thứ hai, mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đối với các cán bộ mới và cán bộ hiện đang làm việc tại ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD. Cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về phát triển cho vay các DNNVV, các buổi tập huấn để nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ và khả năng giao tiếp với khách hàng của CBTD, tổ chức các hội thi CBTD giỏi, tạo
cơ hội giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho các cán bộ.
Thứ ba, ưu tiên thành lập bộ phận cán bộ pháp chế ở chi nhánh để hỗ trợ CBTD trong công tác thẩm định tư cách pháp nhân khách hàng, thẩm quyền của người ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng cũng như hỗ trợ thực hiện việc thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn sao cho nhanh gọn, chi phí thấp nhất nhằm không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ tư, Agribank cần tăng cường phát triển chiến lược marketing, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới áp dụng trong toàn hệ thống và chỉ đạo các chi nhánh triển khai các sản phẩm đó một cách có hiệu quả trên diện rộng tới được các DNNVV.
Thứ năm, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo với các DNNVV nhằm tìm hiểu được nhu cầu, ưu thế cũng như các khó khăn của DN để có thể trao đổi, khắc phục khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa DN với ngân hàng, đồng thời nhân cơ hội này mở rộng mối quan hệ với các DNNVV.
Thứ sáu, Agribank cũng cần luôn có các biện pháp thanh tra, giám sát, trợ giúp các chi nhánh khi cần thiết. Yêu cầu các chi nhánh phải thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo tài chính khác. Mặt khác, Agribak Việt Nam cũng cần nhanh chóng tiếp thu ý kiến từ chi nhánh, trợ giúp, hỗ trợ các chi nhánh khi gặp khó khăn.
Thứ bảy, Agribank cần tiếp tục khai thác các nguồn tín dụng ưu đãi được ủy thác từ NHNN và các tổ chức khác, thành lập các quỹ cho vay DNNVV, phân bổ hợp lý cho các chi nhánh trong cùng hệ thống giúp các chi nhánh có thêm nguồn vốn để hỗ trợ các DNNVV.
3.3.4. Kiến nghị đối với các DNNVV Đối với các DNNVVnói chung
Một là, các DNNVV cần chấp hành nghiêm chỉnh luật DN, luật kế toán và các quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước; cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy và báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch, phản ánh đúng tình hình thực tế của DN. Hiện nay, chỉ những DN có cổ phiếu được niêm yết trên thị trường
chứng khoán mới thực hiện kiểm toán và công khai báo cáo tài chính. Như vậy, dẫn tới một thực trạng là các DN có các hành vi lừa đảo, khai khống báo cáo tài chính nhằm tạo ấn tượng tốt cho ngân hàng. Bởi vậy, tất cả các DN nên thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, cung cấp thông tin báo cáo chính xác và kịp thời cho các TCTD khi có yêu cầu. Điều này sẽ làm tăng sự tin tưởng của ngân hàng đối với các DNNVV nhiều hơn.
Hai là, sử dụng vốn vay ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong hợp đồng tín dụng. Phối hợp với ngân hàng trong việc thẩm định kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Có thiện chí, hợp tác với ngân hàng trong việc sử lý TSĐB.
Ba là, chủ động trau dồi, nâng cao trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, tích cực tìm hiểu các thông tin về công nghệ, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng các sản phẩm hàng hóa làm ra phải có tính cạnh tranh và thị trường tiêu thụ.
Đối với hiệp hội DNNVV
Một là, tăng cường sự tiếp xúc của hiệp hội DNNVV với các hiệp hội, tổ chức kinh tế khác để mở rộng mối quan hệ trong hợp tác kinh doanh với các DN.
Hai là, nắm bắt thông tin hoạt động SXKD của các DNNVV thành viên, thu thập ý kiến của các DN hội viên và những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vướng mắc trong SXKD. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tháo gỡ, tạo môi trường SXKD thông thoáng.
Ba là, giúp các DNNVV có những thông tin đầy đủ về thị trường trong và ngoài nước, tổ chức các cuộc hội thảo, hội trợ triển lãm với mục đích trao đổi, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các DN.
Bốn là, cần tạo khung pháp lý đầy đủ và phù hợp, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và SXKD trong hành lang pháp luật cho các hội viện.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại Agribank Chi nhánh Mỹ Đình, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại và những nguyên nhân của tồn tại đó, đồng thời căn cứ vào định hướng hoạt động kinh doanh và phát triển trong hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng, trog chương 3 luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Agribank Chi nhánh Mỹ Đình. Cùng với đó là một số kiến nghị với Nhà nước, các Ban ngành có liên quan, kiến nghị đối với NHNN, với Agribank Việt Nam và với DNNVV cũng như hiệp hội DNNVV trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng cho các DNNVV đối với các NHTM nói chung và của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình nói riêng, để các giải pháp đưa ra mang lại hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, DNNVV đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trên cơ sở nhận thức đó, các cơ quan Nhà nước hay các ngân hàng đều có sự quan tâm, hỗ trợ về điều kiện pháp luật, điều kiện tục hay các chương trình, chính sách ưu đãi cho thành phần kinh tế này. Việc mở rộng tín dụng cho các DNNVV trở thành chiến lược của các NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh Mỹ Đình nói riêng giúp các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa khách hàng, danh mục đầu tư, phân tán rủi ro, tăng lợi nhuận, đồng thời hỗ trợ DNNVV trong hoạt động SXKD, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả.
Trong thời gian qua, chi nhánh Agribank Chi nhánh Mỹ Đình đã nỗ lực trong việc đa dạng hóa đối tượng khách hàng, hướng tới mở rộng tín dụng đối với DNNVV. Những kết quả khả quan đạt được trong hoạt động tín dụng cho DNNVV những năm qua đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng đối với DNNVV của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn từ chính bản thân ngân hàng và các DN, cũng như sự phát triển chưa hoàn thiện của môi trường pháp lý. Vì vậy, luận văn đã hệ thống hóa lý luận, phân tích thực trạng tại ngân hàng và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị với cơ quan Nhà nước, NHNN, Agribank Việt Nam, Agribank Chi nhánh Mỹ Đình cùng với các DNNVV nhằm mở rộng nguồn vốn tín dụng ngân hàng, hỗ trợ DNNVV phát triển qua đó khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức lý luận cũng như hoạt động thực tiễn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhiều đánh giá còn mang tính chủ quan. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo cũng như những ý kiến góp ý để luận văn có thể hoàn chỉnh và tiếp cận vấn đề một cách sâu sắc hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên khoa Ngân hàng - trường Học viện Ngân hàng và các anh chị tại phòng kinh doanh của
Agribank Chi nhánh Mỹ Đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Hoài Bắc đã hướng dẫn tôi tận tình, cho tôi kiến thức quý báu về cách nghiên cứu, tiếp cận vấn đề cũng như những nội dung của đề tài, nhờ đó tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Ngân hàng thương, NXB Thống kê, Hà Nội;
2. GS.TS Lê Văn Tư (2005), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội;
3. IFC (2009), Cẩm nang kiến thức Dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (“SME”);
4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Đình (2014, 2015, 2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015,
2016;
5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Nhà in Ngân hàng I, Hà Nội;
6. Nguyễn Khánh Ngọc, Vũ Quốc Toàn (2011), “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tín dụng nông thôn”, Tạp chí Ngân hàng, 06/2011(11), tr.53-57;
7. Nguyễn Thế Bính (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam”, tạp chí Phát triển và hội nhập, số 12 (22)-Tháng 09-10/2013;
8. Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng;
9. Peter.S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội; 10. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền (2007)., Giáo trình Marketing ngân hàng của
Học viện ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội;
11. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Ths. Nguyễn Quốc Anh, PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, Ths. Nguyễn Kim Trọng, Ths. Nguyễn Văn Thầy (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia, Hồ Chí Minh;
13. Tạp chí Ngân hàng các năm 2014 - 2015 - 2016;
14. UBND TP Hà Nội , Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP Hà Nội các năm 2014-2016; 15. http://www.sbv.gov.vn ; 16. http://www.agribank.com.vn ; 17. http://www.vneconomy.com.vn ; 18. http://www.scribd.com ; 19. http://www.business.gov.vn; 20. http://www.infotv.vn; 21. http://www.vnep.org.vn; 22. http://www/mpi.gov.vn.