Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu 0154 giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 83)

Các DNNVV ở các nước trên Thế giới nói chung đều chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số các DN và là khu vực có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp nguồn thu vào NSNN. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập cao vào nền kinh tế Thế giới, vì vậy đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh và việc phát triển khu vực DNNVV một cách mạnh mẽ, đúng hướng là cơ hội sử dụng tốt các lợi thế này.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khu vực này, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV. Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật DN, Luật đầu tư năm 2014; Ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ riêng cho khu vực DN này như nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV; Quỹ bảo lãnh DNNVV, Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV, Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010, 2016 -2020... Mới đây nhất, ngày 12/6/2017, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã chính thức được thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV. Đây là một luật quan trọng, thể hiện rõ vai trò của Chính phủ kiến tạo khi hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của khối DN tư nhân, góp phần hướng tới mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020.

Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. (Nghị quyết 14-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) ngày 18 tháng 03 năm 2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân).

Phát triển Phát triển DNNVV là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.

Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.

Phát triển DNNVV theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn Xã hội; phát triển DNNVV phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển DNNVV ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế Xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ DNNVV do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật,... làm chủ DN; chú trọng hỗ trợ phát triển DNNVV đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ, sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

Hỗ trợ phát triển DNNVV nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu 0154 giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 83)