- Môi trường văn hóa xã hội, hệ thống chính trị
1.3.3. Bài học đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Na mÁ
- Chi
nhánh Đống Đa
Trên thế giới, hoạt động cho vay tiêu dùng đã ra đời từ khá lâu, nhưng tại Việt Nam hoạt động này mới phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Qua hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM của một số nước trên thế giới, Ngân hàng TMCP Đống Nam Á - Chi nhánh Đống Đa cần rút ra những kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, để phát triển cho vay tiêu dùng, đòi hỏi ngân hàng phải đa dạng
hóa danh mục sản phẩm, không ngừng nghiên cứu, cho ra mắt những sản phẩm
mới mang tính chuyên biệt, mang nhiều tiện ích. Bên cạnh đó, cần mở rộng đối
tượng cho vay tiêu dùng, ngoài các khách hàng có quan hệ tín dụng truyền thống,
có uy tín tốt, cần tìm kiếm thêm những khách hàng mới qua các kênh như các công ty kinh doanh bất động sản, các công ty tư vấn du học...
Thứ hai, ngân hàng nên quan tâm đến chất lượng khoản vay trước khi tính đến lợi nhuận, hướng đến sự phát triển bền vững. Vì vậy, công tác thẩm định, giám sát khoản vay, đặc biệt là mục đích sử dụng vốn cần được chú trọng, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Cần chú ý cơ sở đảm bảo tiền vay, đánh giá đúng giá trị TSBĐ, thường xuyên đánh giá lại TSBĐ theo định kỳ. Nguồn trả nợ của khách hàng phải rõ ràng và ổn định, thường xuyên theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ. Từ kinh nghiệm của các nước trên thế
của pháp luật để đưa ra những chính sách cho vay tiêu dùng cụ thể trong từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu hoạt động của mình. Bên cạnh các chính sách về lãi suất, đối tượng, thời gian cho vay,... Khi đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ, ngân hàng phải vừa đảm bảo an toàn mà vẫn nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, chi
phí. Tránh làm bỏ bước, sai quy trình, mang lại rủi ro cho ngân hàng.
Thứ tư, ngân hàng cần không ngừng phát triển nguồn nhân lực. Một cán bộ tín dụng không chỉ giỏi nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải có đạo đức tốt. Ngân hàng có thể gắn trách nhiệm của các nhân viên tín dụng với các khoản vay, phải có trách nhiệm hỗ trợ các khoản vay khó đòi.