Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0128 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đông nam á chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 89)

- Môi trường văn hóa xã hội, hệ thống chính trị

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAYTIÊU DÙNG

3.3.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Việt Nam là một nước đang phát triển đang trên đà phát triển và hội nhập kinh tế với mức dân số trên 90 triệu dân với nhu cầu tiêu dùng cao, thì thị trường bán lẻ đang là một thị trường hết sức tiềm năng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả các ngân hàng thương mại cổ phần. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đã và đang ưu tiên các nguồn lực để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có dịch vụ cho vay tiêu dùng. Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi một hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng phải hoàn thiện theo và phù hợp với quốc tế. Nhưng trên thực tế, hệ thống các văn bản pháp luật quy định đến các hoạt động liên quan đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng của nước ta vẫn còn nhiều bất cập gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng, vì vậy luận văn đề xuất một số các giải pháp đối với ngân hàng nhà nước để hỗ trợ các ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong lĩnh vực bán lẻ nói chung và trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng như sau:

Một là, Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại. Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng mới chỉ quy định chung áp dụng cho mọi khoản vay, mọi đối tượng khách hàng mà chưa có quy định cụ thể nào điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng, hơn nữa các văn bản này còn chồng chéo, quy định chung chung và một số còn chưa theo thông lệ quốc tế. Khiến cho các ngân hàng khi triển khai luật vào hoạt động kinh doanh của mình còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí vi phạm pháp luật do hiểu sai, hiểu chưa đúng, đủ về các quy định của pháp luật. Chẳng hạn như:

thương mại điển hình là quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng có quy định cách tính nợ quá hạn, nợ xấu thì loại trừ các khoản vay quá hạn đã được cơ cấu lại của các ngân hàng trong khi thông lệ quốc tế thì không loại trừ các khoản này. Điều này dẫn đến việc nhiều ngân hàng thương mại lợi dụng để làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong kỳ báo cáo. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng các quy định về phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng một cách thống nhất, cụ thể và phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng chương trình khung về phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Làm tiền đề để các ngân hàng xây dựng quy trình về phòng ngừa và xử lý nợ xấu cho mình.

Các văn bản pháp luật về đánh giá, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng cá nhân cần được quy định cụ thể, đưa ra các tiêu chí xếp hạng nhằm hướng dẫn các ngân hàng xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất trên toàn hệ thống ngân hàng. Tránh tình trạng mỗi ngân hàng xây dựng một hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng riêng mà không tuân theo một quy chuẩn nào khiến cho chất lượng xếp hạng, đánh giá của các ngân hàng chưa cao.

Ngoài ra, ngân hàng nhà nước cần xây dựng hệ thống các văn bản quy định cụ thể đối với các khoản cho vay tiêu dùng của các ngân hàng bổ sung cho các văn bản quy định chung về hoạt động cho vay của các ngân hàng như hiện nay. Nhằm đảm bảo tính công bằng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại.

Hai là, Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại. Do hạn chế về nguồn lực, thời gian, kinh phí nên hàng năm Ngân hàng nhà nước chỉ thực hiện kiểm tra hoạt động cho vay một số ngân hàng thương mại, trong đó

lại chỉ chọn lựa kiểm tra một số hồ sơ vay vốn của một số Chi nhánh ngẫu nhiên của các ngân hàng thương mại thuộc diện kiểm tra. Vì việc kiểm tra mang tính xác suất và chủ yếu kiểm tra hồ sơ các món vay lớn của các ngân hàng trong khi các món cho vay tiêu dùng thường nhỏ, nên kết quả kiểm tra đôi khi vẫn chưa phản ánh hết được thực trạng hoạt động cho vay của các ngân hàng. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng. Đảm bảo công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng và giúp phát hiện các rủi ro cho hệ thống ngân hàng để kịp thời đề ra các giải pháp nhằm hỗ trợ các ngân hàng.

Ba là, tăng cường hỗ trợ các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.

Ngân hàng nhà nước luôn nghiên cứu triển khai các chinh sách hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong phát triển hoạt động cho vay của mình. Trong đó, phải đặc biệt kể đến một số hoạt động hỗ trợ nổi trội:

Hỗ trợ các ngân hàng trong việc thu thập thông tin khách hàng thông qua Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Trung tâm này đã hỗ trợ các ngân hàng rất nhiều trong việc đánh giá khách hàng nhờ vào tổng hợp thông tin lịch sử thông tin tín dụng của các khách hàng. Để nâng cao chất lượng thông tin do CIC cung cấp thì ngân hàng nhà nước cần có các chế tài bắt buộc các ngân hàng thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin tín dụng của các khách hàng mà các ngân hàng đang quản lý. Trong đó, quy định rõ chế tài xử phạt các ngân hàng thương mại không chấp hành, hoặc cố tình cung cấp các thông tin không đúng về thực trạng giao dịch tín dụng của khách hàng như cố tình không chuyển khách hàng sang nhóm nợ quá hạn mà vẫn để khách hàng ở nhóm nợ tiêu chuẩn... gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định, đánh giá các khách hàng khác.

Một phần của tài liệu 0128 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đông nam á chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w