- Môi trường văn hóa xã hội, hệ thống chính trị
b. Nguyên nhân khách quan
❖ Nguyên nhân từ phía khách hàng
Một là, khó khăn trong việc chứng minh tài chính.
Xuất phát từ thực tế các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, để giảm luợng thuế phải nộp cho ngân sách nhà nuớc mà nhiều doanh nghiệp chỉ kê phần luơng cơ bản của các nhân viên, còn rất nhiều các khoản phụ cấp, luơng kinh doanh... đuợc chi trả riêng gây khó khăn cho các khách trong việc cung cấp các chứng từ thu nhập cho ngân hàng và khiến cho ngân h àng khó xác
định được thu nhập thực tế của khách hàng. Hay đối với hoạt động cho thuê nhà, hầu hết các chủ thuê nhà đều chỉ ký hợp đồng cho thuê không qua công chứng, nhiều khách hàng thuê nhà không khai báo tạm trú dẫn đến các giấy tờ cung cấp cho ngân hàng có tính pháp lý còn kém. Nhiều khách hàng lợi dụng điểm này để làm giả các giấy tờ, chứng minh các nguồn thu nhập không đúng thực tế.
Hai là, tư cách đạo đức của khách hàng.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các khách hàng ngày càng am hiểu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Nên có nhiều trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo, tạo giấy tờ cung cấp giả nhằm chiếm đoạt vốn vay của ngân hàng để sử dụng sai mục đích vay vốn...Hoặc nhiều khách hàng cố tình trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng. Chính sự suy đồi về đạo đức của một bộ phận nhỏ các khách hàng đã khiến cho chất lượng cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chưa cao và gây khó khăn trong công tác thẩm định khách hàng.
Ba là, các khách hàng am hiểu các sản phẩm vay vốn của ngân hàng.
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày nay không còn xa lạ đối với người dân. Nên các khách hàng thường xem xét tìm hiểu rất kỹ các sản phẩm, các ưu đãi, chất lượng dịch vụ của nhiều ngân hàng để lựa chọn. Khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao, công tác phát triển khách hàng của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào các chương trình, chính sách sản phẩm của hội sở.
❖ Nguyên nhân từ phía nền kinh tế
Một là, tình hình kinh tế vĩ mô: các biến động của tình hình kinh tế vĩ mô của nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển cho vay tiêu dùng của các ngân hàng nói chung và SeABank Chi nhánh Đống Đa nói riêng. Khi các tình hình kinh tế vĩ mô ổn định sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp phát triển từ đó góp phần hạn chế thất nghiệp, gia tăng thu nhập cho các cán bộ nhân viên.
Khi các cán bộ nhân viên có nguồn thu nhập ổn định hoặc cao hơn sẽ có các nhu cầu về tiêu dùng cao hơn truớc và nhu cầu vay vốn tiêu dùng cũng tăng cao và nguợc lại, đặc biệt khi tình hình kinh tế vĩ mô biến động theo chiều huớng xấu còn ảnh huởng đến chất luợng tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh nhu nguy cơ rủi ro tín dụng của các ngân hàng sẽ tăng lên.
Hai là, hệ thống phát luật liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam nói chung và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều bất cập, mức độ đồng bộ chua cao. Chẳng hạn nhu các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng còn chua phù hợp với thông lệ quốc tế, chua có quy định chuẩn nào về hoạt động thẩm định, quy trình cho vay của ngân hàng mà các quy định này sẽ tùy thuộc vào năng lực và định huớng phát triển của từng ngân hàng đề ra.
Việc cải cách thủ tục hành chính của nuớc ta diễn ra còn chậm, nhiều cơ quan ban ngành tại địa phuơng còn chua phối hợp kịp thời với ngân hàng trong công tác xác minh tài sản, chủ sở hữu tài sản là các bất động sản và động sản gây tốn kém thời gian và chi phí cho ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
•
Căn cứ vào cơ sở lý luận về mở rộng cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thuơng mại. Trong chuơng 2, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng tiêu dùng tại SeABank Chi nhánh Đống Đa. Từ đó, nêu ra kết quả đạt đuợc, các điểm còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác mở rộng tín dụng tiêu dùng tại SeABank Chi nhánh Đống Đa. Đây là cơ sở để luận văn đề xuất các giải phát mở rộng tín dụng tiêu dùng của SeABank Chi nhánh Đống Đa trong chuơng 3.
CHƯƠNG 3