Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0128 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đông nam á chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 78)

- Môi trường văn hóa xã hội, hệ thống chính trị

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAYTIÊU DÙNG

3.2.4. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhân sự là tài sản quý giá nhất của ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực, từ năm 2013, SeABank đã và đang từng bước đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực từ hội sở đến

các Chi nhánh. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực tại SeABank nói chung và tại SeABank Chi nhánh Đống Đa nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế: sự bất ổn trong cơ cấu nhân sự tại Chi nhánh, những hạn chế về năng lực trình độ chuyên môn và về các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh. Để khắc phục những hạn chế này, từng bước nâng cao hiệu quả công tác mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh. Luận văn đề xuất một số các giải pháp sau:

Thứ nhất, về tuyển dụng nhân sự.

Công tác tuyển dụng tại SeABank hiện nay gồm có 4 vòng là sơ loại hồ sơ, thi viết (nghiệp vụ, tiếng anh, IQ, EQ), phỏng vấn lần 1 tại hội sở và cuối cùng là phỏng vấn lần 2 tại Chi nhánh. Trong đó, phỏng vấn lần 2 tại Chi nhánh sẽ do Ban giám đốc Chi nhánh và trưởng phòng có nhu cầu bổ sung nhân sự phỏng vấn, đối với tuyển dụng CRO cá nhân sẽ do trưởng phòng khách hàng cá nhân phỏng vấn. Kết quả sẽ được chuyển về hội sở để làm các thủ tục ký hợp đồng thử việc với các ứng viên đạt yêu cầu. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực tại Chi nhánh chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khả năng tuyển dụng, lựa chọn nhân sự của các cấp lãnh đạo Chi nhánh.

Để nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng CRO cá nhân tại Chi nhánh thì Chi nhánh cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng gồm có số lượng cần tuyển, yêu cầu đối với vị trí cần tuyển trong đó xác định rõ các chỉ tiêu nào được ưu tiên, để tránh tuyển dụng theo cảm tính dẫn đến chất lượng tuyển dụng không tốt. Mặt khác, hiện nay hàng năm SeABank đều tổ chức chương trình “thực tập sinh tiềm năng“ nhằm tìm ra các ứng viên có khả năng làm việc tốt, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chi nhánh nên tận dụng chương trình này tiếp nhận các thực tập sinh đến thực tập tại Chi nhánh vừa giúp nâng cao doanh số bán hàng của Chi nhánh, vừa có thể đánh giá trực tiếp khả năng làm

Thứ hai, về chính sách đãi ngộ nhân sự.

Thực tế nhân sự tại Chi nhánh nhất là bộ phận Chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng cá nhân tại Chi nhánh thuờng xuyên có biến động nhân sự gây ảnh huởng không nhỏ đến công tác mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh. Bởi vì, khi một CRO cá nhân mới đuợc tuyển dụng sẽ cần thời gian để nắm bắt đuợc các quy định về sản phẩm, các chính sách, quy trình quy chế của ngân hàng và thời gian để nghiên cứu tìm hiểu các danh mục khách hàng vay vốn tiêu dùng tại Chi nhánh mà mình đang quản lý. Vì vậy, để tạo động lực làm việc cũng nhu để giữ chân các CRO cá nhân có năng lực làm việc, SeABank nói chung và Chi nhánh Đống Đa cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp. Một thực trạng hiện nay về luơng thuởng của các CRO cá nhân tại Chi nhánh là các cán bộ làm càng lâu tại Chi nhánh thì luơng lại thấp hơn so với luơng của các cán bộ mới đuợc tuyển dụng, do các cán bộ mới đuợc thỏa thuận luơng khi tuyển dụng, trong khi các CRO cá nhân cũ làm việc lâu năm mặc dù định kỳ có chính sách tăng luơng song mức tăng không đáng kể, không theo kịp xu huớng tăng luơng của thị truờng. Dan đến việc nhiều CRO cá nhân có năng lực, kinh nghiệm làm việc lâu năm tại Chi nhánh đã chuyển sang ngân hàng khác để huởng các mức đãi ngộ cao hơn. Để hạn chế tình trạng này, Ban giám đốc Chi nhánh cần định kỳ 6 tháng một lần hoặc hàng năm nên tiến hành xem xét, đánh giá lại năng lực làm việc của các CRO cá nhân thông qua đánh giá về thái độ làm việc, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đuợc giao, trình độ chuyên môn, làm cơ sở để đề xuất tăng luơng cho các CRO này và sàng lọc những cán bộ không có năng lực.

Thứ ba, về đào tạo nhân sự.

Chi nhánh cần tăng cuờng công tác đào tạo, bồi duỡng các kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến việc mở rộng tiêu dùng. Cần thuờng xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra đánh giá năng lực của các CRO cá nhân, căn cứ vào

kết quả kiểm tra để xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp hoặc cử đi học các khóa học tại trung tâm đào tạo của SeABank.

Tăng cường tổ chức các buổi tổng kết đánh giá kết quả mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh. Tại đây, các CRO cá nhân sẽ nêu lên các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tác nghiệp để cùng giải quyết, từ đó các CRO tự học thông qua kinh nghiệm thực tế của các CRO khác.

Thứ tư, về phân công chức năng, nhiệm vụ.

Chi nhánh cần thực hiện phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng CRO cá nhân theo hướng chuyên trách từng phân khúc khách hàng để theo dõi, quản lý và phát triển khách hàng.

Một phần của tài liệu 0128 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đông nam á chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w