III. KINH NGHIỆM TRONG MỞ RỘNG DỊCH VỤNGÂN HÀNG ĐIỆN
3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng tại Việt Nam
Với việc đẩy mạnh các kênh phân phối điện tử tại các nước trong khu vực và trên thế giới như vậy, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam nói chung và NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng như sau:
- Hành lang pháp lý:
Hệ thống pháp luật phải phù hợp, tạo cơ chế phát triển cho các dịch vụ NHĐT. Nếu so sánh hệ thống pháp luật về dịch vụ NHĐT của Việt Nam với một số nước phát triển thì có thể thấy Việt Nam còn ít quy định về vấn đề này. Quy định của pháp luật cần mang tính mở để các bên cung cấp và sử dụng dịch vụ NHĐT có thể cập nhật các tiến bộ khoa học. Hơn nữa, để đẩy mạnh kênh phân phối điện tử tại các NHTM trong nước, hệ thống pháp luật phải linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong kinh doanh.
- Trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng:
Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thành công dịch vụ NHĐT, các nước phát triển tốt dịch vụ này đều có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Do đó, BIDV cần phải đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ, cập nhật các tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cho phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng là điều kiện quan trọng để phát triển kênh phân phối điện tử. Tại các nước phát triển, họchú trọng tới nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật để không chỉ đẩy mạnh kênh phân phối dịch vụ NHĐT tại các thành thị mà còn mở rộng mạng lưới tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; cho nên cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của họ rất hiện đại và vữngchắc. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm này của các nước đó, đồng thời xây dựng hạtầng cơ sở đáp ứng yêu cầu để phát triển các kênh phân phối điện tử.
- Nâng cao chất lượng và tầm quan trọng của SPDV NHĐT:
Nhu cầu sử dụng kênh phân phối điện tử của khách hàng là yếu tố quan trọng trong phát triển kênh phân phối điện tử. Ở Việt Nam, phần lớn người dân vẫn có thói quen và thích sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hay mua bán. Họ thường mang tâm lý e dè khi tiếp cận các kênh phân phối điện tử hoặc có tư tưởng bảo thủ, không chú ý đến sự xuất hiện của các dịch vụ hiện đại này. Vì vậy mà BIDV cần tìm cách tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo các kênh phân phối điện tử, chứng minh cho khách hàng thấy được các tiện ích của dịch vụ, thay đổi tư tưởng, nhận thức và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình..
BIDV cần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ bởi hiện nay hầu hết các NHTM đều đã và đang triển khai dịch vụ NHĐT, do đó sẽ có sự cạnh rất lớn. Đặc biệt là giữa các NTHM trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài có ưu thế về công nghệ, dịch vụ, quản lý nên các NHTM trong nước phải không ngừng nỗ lực đổi mới, cung cấp các dịch vụ hiện đại và nhiều tiện ích hơn để thu hút khách hàng.
- Phát triển nguồn lực con người
Dịch vụ NHĐT đòi hỏi tính công nghệ cao, để có thể đáp ứng kỳ vọng của khách hàng thì việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao là rất quan trọng, quyết định đến vận hành của hệ thống. Kinh nghiệm của các nước khi phát triển dịch
vụ NHĐT cũng như đúc kết kinh nghiệm từ chính những dự án triển khai các dịch vụ NHĐT của BIDV đều cho thấy đầu tư cho con người phải thực hiện trước một bước. Bên cạnh đó, do công nghệ phải liên tục phát triển, được cập nhật và nâng cấp mới, đòi hỏi trình độ cũng như yêu cầu về năng lực của cán bộ kỹ thuật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
“Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được lý luận chung về mở rộng dịch vụ NHĐT. Chương 1 cũng nêu ra các chỉ tiêu đánh giá công tác mở rộng dịch vụ NHĐT và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trên tại các NHTM, qua đó làm tiền đề đưa ra các giải pháp mở rộng dịch vụ NHĐT và giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt sau này, đồng thời cũng đề cập tới kinh nghiệm phát triển và mở rộng dịch vụ NHĐT tại một số quốc gia..
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG