III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤNGÂN HÀNG ĐIỆN
1.2. Định hưởng và mục tiêu mở rộng dịch vụNgân hàng điện tử của BIDVBắc
Tầm nhìn chung của BIDV: BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Cụ thể trong đó có các mục tiêu chiến lược:
- Đạt vị trí Ngân hàng số 1 tại Việt Nam.
- Ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhất với hiệu suất sinh lời cao.
- Ngân hàng đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng: Cung cấp SPDV tiện ích nhất, chăm sóc khách hàng tốt nhất.
- Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực.
- Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất: Tiên phong áp dụng Basel II tiêu chuẩn và Basel II nâng cao vào năm 2020.
Dựa trên phân tích thị trường, phân tích SWOT đối với BIDV cũng như định hướng chung của toàn hệ thống, BIDV Bắc Hải Dương đặt ra định hướng mở rộng dịch vụ NHĐT như sau:
+ Tăng nền khách hàng: BIDV Bắc Hải Dương không ngừng mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Ngoài khách hàng cũ, BIDV chủ động tìm kiếm và đặt mối quan hệ với các khách hàng mới, đặc biệt là những đơn vị, công ty có số lượng nhân viên lớn vì đây là nguồn khách hàng tiềm năng trong tiếp thị dịch vụ.
+ Gia tăng số lượng sản phẩm cho từng khách hàng: Bên cạnh tăng trưởng khách hàng mới, BIDV Bắc Hải Dương quan tâm chăm sóc khách hàng hiện hữu, tích cực bán chéo sản phẩm, nhất là với khách hàng đang có quan hệ vay vốn hoặc tiền gửi để lấp đầy sản phẩm cho khách hàng, nâng tỷ lệ sản phẩm/đầu người. Đối với khách hàng tiềm năng nhưng chưa sử dụng sản phẩm, cần tích cực các hoạt động quảng bá các dịch vụ của ngân hàng.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm: Việc nâng cao chất lượng sản phẩm tại cấp độ Chi nhánh được hiểu là giảm thiểu thời gian tác nghiệp, chuyên nghiệp trong tư vấn, nhiệt tình trong giao tiếp, chính xác trong giao dịch, an toàn trong bảo mật thông tin và
ngoài ra, còn phải kể đến chính sách chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ.