Dự báo tiềm năng thị trường

Một phần của tài liệu 0132 giải pháp mở rộng dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 103)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤNGÂN HÀNG ĐIỆN

1.1. Dự báo tiềm năng thị trường

Triển vọng phát triển của các dịch vụ NHĐT trong hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hải Dương nói riêng là rất lớn, nhất là trong xu thế hội nhập, tự do hoá tài chính và CNTT phát triển không ngừng như hiện nay. Đi cùng với triển vọng phát triển mạnh mẽ như vậy không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Có thể thấy BIDV Bắc Hải Dương đã đạt được những thành tựu nhất định cho dù là đơn vị gặp nhiều khó khăn về mặt địa bàn hoạt động và trình độ dân cư cũng như kinh tế. Để mở rộng dịch vụ NHĐT, cần phải có sự ủng hộ và đầu tư từ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, từ khách hàng đi cùng với sự nỗ lực của ngân hàng. Chính vì vậy, BIDV Bắc Hải Dương nói riêng và BIDV nói chung phải có chiến lược phù hợp, định hướng đúng đắn và thực hiện quyết liệt để đưa khách hàng tiếp cận với dịch vụ NHĐT hiệu quả nhất.

Trong khi đó, theo số liệu của NHNN, năm 2017 lượng giao dịch qua kênh Internet đạt 191 triệu giao dịch, tăng 52% so với năm 2016, với giá trị giao dịch đạt 13 triệu tỷ đồng, tăng 88% so với năm 2016; qua kênh điện thoại di động đạt 131 triệu giao dịch, tăng 34% so với năm 2016, với giá trị giao dịch đạt 690.000 tỷ đồng, tăng 127% so với năm 2016. Số lượng giao dịch năm 2018 thông qua Internet là 255 triệu lượt, tương ứng với giá trị 16 triệu tỷ đồng, tăng 19,5% so với 2017. Giá trị giao dịch thông qua điện thoại là 1,86 triệu tỷ đồng, tăng 169%. Việt Nam có nền tảng cho phát triển ngân hàng số như cả nước có 18.500 ATM, 294.000 máy POS/EFTPOS/EDC,

tăng tương ứng 4,5% và 13,5% so với năm 2017. Hiện nay đã có 41 ngân hàng triển khai các ứng dụng Mobile Banking,...

Thực tế cho thấy, các NH cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ trên nền tảng Internet (Internet Banking) và trên nền tảng điện thoại di động (Mobile Banking).

Cơ cấu dân số trẻ, đặc biệt thế hệ gen Y (những người sinh ra từ năm 1981 đến năm 2000) ở Việt Nam tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số đã khiến các NHTM cạnh tranh gay gắt trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ, phát triển các sản phẩm dịch vụ NHĐT dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ E- Bankings đặc biệt việc thanh toán bằng QR Code trên thiết bị di động đang là xu hướng mới và dự báo sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong thời gian tới, sau khi đã bùng nổ tại các thị trường lớn như Trung Quốc và Ản Độ.

Ở địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung và khu vực thành phố Chí Linh nói riêng, tốc độ số hóa các giao dịch ngân hàng diễn ra cũng rất nhanh. 100% các NHTM trên địa bàn tỉnh đã phát triển các ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Hiện nay, với dân số toàn tỉnh trên 1,8 triệu người và ở thành phố Chí Linh là 227.850 người (2019), trong đó tỷ lệ dân thành thị là 65,5% và tỷ lệ dân số nông thôn là 34,5%. Tỷ lệ dân số dưới 40 tuổi chiếm tới trên 80% dân số toàn thành phố. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh như 10 năm trở lại đây, dự báo các giao dịch và tiện ích NHĐT thời gian tới sẽ còn tiếp tục bùng nổ trên địa bàn thành phố Chí Linh và các khu vực lân cận.

1.2. Định hưởng và mục tiêu mở rộng dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDVBắc Hải D ương

Một phần của tài liệu 0132 giải pháp mở rộng dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 103)

w