> Đảm bảo tăng trưởng tín dụng kết hợp với việc duy trì cơ cấu tín dụng hợp
3.3.3 Đối với các Bộ, Ngành khác (Bộ tài chính, Tổng cục thống kê )
3.3.3.1 Kiến nghị Bộ Tài chính hồn thiện chuẩn mực kế tốn Việt Nam
Kết quả phân tích XHTD chịu ảnh hưởng nhiều bởi các chuẩn mực kế toán mà một quốc gia đang áp dụng, chẳng hạn như các chuẩn mực kế toán về nợ, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tiêu chuẩn cơng nhận chi phí, doanh thu. Đây là những tiêu chuẩn trong đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Do đó trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần tiếp tục hồn thiện các quy định và chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong công tác xếp hạng doanh nghiệp.
Ngồi ra, Bộ Tài chính cần quy định trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và nên thống nhất phương pháp (trực tiếp hay gián tiếp) để số liệu phân tích của ngân hàng đảm bảo tính chính xác và tin cậy.
3.3.3.2 Kiến nghị Tổng cục thống kê xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành
Các chỉ tiêu trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính
của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số trung bình ngành để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện các nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Điều này khơng những tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc XHTD mà cịn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình.
Ket luận các vấn đề nghiên cứu của chương III: Trong chương này, đề tài
nghiên cứu đã cố gắng xây dựng mơ hình chấm điểm XHTD áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp dựa trên những phân tích mơ hình đang áp dụng tại Vietcombank. Đề tài nghiên cứu có tham khảo những tiến bộ của các mơ hình chấm điểm của các cơng trình nghiên cứu, các tổ chức tín nhiệm quốc tế và trong nước làm cơ sở đề xuất cho những sửa đổi bổ sung góp phần hồn thiện hệ thống XHTD của Vietcombank.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập quốc tế, Ngân hàng ngày càng khẳng định được vị trí, vai trị của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Đối với Việt Nam, nền kinh tế thị trường và u cầu của q trình đổi mới đất nước địi hỏi hệ thống ngân hàng cần phải ln ln hồn thiện các hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có hoạt động tín dụng. Việc hồn thiện và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng địi hỏi mang tính chất cấp bách cho cả ngân hàng và nền kinh tế, nó khơng chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà cịn phục vụ trực tiếp cho cơng cuộc đổi mới đất nước.
Thực tiễn cho thấy thất bại của NHTM trong hoạt động tín dụng gắn chặt với thiếu hiểu biết về khách hàng. Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của NHTM là sử dụng mơ hình phân tích chấm điểm xếp hạng tín dụng của mỗi khách hàng một cách thường xuyên. Do vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được các NHTM quan tâm nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích dự phịng rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước Basel và Ngân hàng Nhà nước.
Đề tài nghiên cứu này nhằm tiếp cận cơ sở lý luận hiện đại về xếp hạng tín dụng. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ cho thấy được những thành tựu cũng như những hạn chế tồn tại của hệ thống xếp hạng tín dụng đang được sử dụng tại Vietcombank, qua đó, đề tài nghiên cứu đề xuất những giải pháp góp phần hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng này bằng cách tiếp thu những tiến bộ trong kinh nghiệm xếp hạng tín dụng của các tổ chức tín nhiệm quốc tế, các NHTM và tổ chức kiểm toán trong nước.