Thương mại và Tổ chức kểm toán ở Việt Nam
XHTD là một trong những phương pháp quan trọng được các NHTM sử dụng để quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác nhau thì NHTM cũng cần tham khảo thơng tin xếp hạng tín nhiệm được công bố của các NHTM và tổ chức kiểm tốn trong nước.
1.5.2.1 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của CIC
Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC) thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam tiến tới tiêu chuẩn hóa đánh giá các chỉ tiêu tài chính có thể áp dụng cho các NHTM trong nước. CIC hiện đang sử dụng các chỉ tiêu tài chính để chấm điểm theo hướng dẫn tại quyết định 57/2002/QĐ- NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN bao gồm: tính thanh khoản, cân nợ, thu nhập, tình hình hoạt động qua ba năm tài chính liên tục.
Các Doanh nghiệp niêm yết được xếp hạng cũng được phân theo quy mô, nguồn vốn kinh doanh, số lao động, doanh thu thuần, chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước. Ngoài ra, kết quả khảo sát tổng hợp các yếu tố: bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, tình hình dư nợ ngân hàng, các thơng tin phi tài chính,... cũng được coi là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của doanh nghiệp. Kết quả đánh giá này được CIC cung cấp cho các tổ chức tín dụng làm cơ sở cho việc ra các quyết định tín dụng. Tuy nhiên, mơ hình này cịn nhiều hạn chế do khơng đánh giá cao các chỉ tiêu phi tài chính dẫn tới độ chính xác khơng cao.
1.5.2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) xây dựng hệ thống XHTD theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng chủ quan của chỉ tiêu tài chính bằng cách thiết kế các chỉ tiêu phi tài chính. Đây là một trong những NHTM tại Việt Nam đi đầu trong áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
Các chỉ iêu tài chính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theo tính tốn từ dữ liệu thơng tin tín dụng của BIDV. Các chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng nhằm bổ sung cho các chỉ
tiêu tài chính. Mỗi chỉ tiêu đánh giá có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm: 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại.
Doanh nghiệp được phân loại theo ba nhóm quy mơ: lớn, vừa và nhỏ. Mỗi nhóm quy mơ sẽ được chấm điểm theo hệ thống gồm mười bốn chỉ tiêu tài chính tương ứng với bốn nhóm ngành nơng - lâm - ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng, công nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu tài chính gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh tốn tức thời), nhóm chỉ tiêu hoạt động (vịng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định), nhóm chỉ tiêu cân nợ (tổng nợ so với tổng tài sản, nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu), nhóm chỉ tiêu thu nhập (lợi nhuận gộp so với doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản bình quân, lợi nhuận trước thuế và lãi vay so vơi chi phí trả lãi).
Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính gồm bốn mươi chỉ tiêu đánh giá thuộc năm nhóm gồm: khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt động khác...
Chỉ tiêu phi tài chính Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi Doanh nghiệp khác
Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 6% 7% 5%
Trình độ quản lý 25% 20% 25%
Quan hệ với ngân hàng 40% 40% 40%
Các nhân tố bên ngoài 17% 17% 18%
Các đặc điểm hoạt động khác 12% 16% 12%
Bảng 1.5: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD I
doanh nghiệp của BIDV (Đơn vị: %) Báo cáo tài chính
được kiểm tốn chưa được kiểm tốnBáo cáo tài chính
Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%
Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 70%
(Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam)
Bảng 1.6: Hệ thống ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp của BIDV
Điểm xếp hạng Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp
95-100 AAA Khả năng trả nợ đặc biệt tốt 90-94 AA Khả năng trả nợ rất tốt
85-89 A Khả năng trả nợ tốt
75-84 BBB Có khả năng trả đầy đủ các khoản nợ.
70-74 BB Có ít nguy cơ mất khả năng trả nợ. Đang phải đối mặt vớinhiều rủi ro tiềm ẩn có thể tác động giảm khả năng trả nợ 65-69 B Có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ
60-64 CCC
Đang bị suy giảm khả năng trả nợ. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra thì nhiều khả năng sẽ không trả được nợ
55-59 CC Đang bị suy giảm khả năng trả nợ
35-54 C Đang thực hiện các thủ tục phá sản hoặc các động thái tương tự nhưng việc trả nợ vẫn được duy trì
<35 D Mất khả năng trả nợ, các tôn thất đã thực sự xảy ra
(Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam)
Hệ thống XHTD của BIDV còn phân loại doanh nghiệp theo ba nhóm là: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp khác để tính điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính. Ngồi ra, doanh nghiệp cịn được phân thành hai loại là doanh nghiệp đã được kiểm toán và doanh nghiệp chưa được kiểm tốn.
Căn cứ vào tơng điểm đạt được đã nhân trọng số như trên, doanh nghiệp được XHTD theo 10 nhóm giảm dần từ AAA đến D như sau:
Bảng 1.7: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm
______________XHTD doanh nghiệp của Vietinbank (Đơn vị: %)______________
Chỉ tiêu phi tài chính nghiệp nhàDoanh
nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi Doanh nghiệp khác
Lưu chuyển tiền tệ_______________ 20% 20% 27%
Năng lực và kinh nghiệm quản lý 27% 33% 27%
Uy tín giao dịch với ngân hàng 33% 33% 31%
Môi trường kinh doanh___________ 7% 7% 7%
Các đặc điểm hoạt động khác______ 13% 7% 8%
______________(Nguồn: Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam)______________
25
1.5.2.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietinbank
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng xây dựng hệ thống XHTD áp dụng riêng cho cá nhân và doanh nghiệp. Vietinbank sử dụng kết hợp các chỉ tiêu định tính để chấm điểm bổ sung cho các chỉ tiêu định lượng, có hướng dẫn chi tiết để thực hiện chấm điểm XHTD nhằm hạn chế chủ quan trong đánh giá các chỉ tiêu. Tương tự như BIDV, hệ thống các chỉ tiêu tài chính được đánh giá trong mơ hình xếp hạng dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theo tính tốn từ dữ liệu hệ thống thơng tin tin tín dụng của Vietinbank.
Mơ hình XHTD áp dụng cho doanh nghiệp tại Vietinbank bao gồm 11 chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam, phân theo 4 nhóm ngành và 3
mức quy mơ doanh nghiệp.
Mỗi chỉ tiêu tài chính có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm: 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Mỗi nhóm chỉ tiêu phi tài chính cũng được phân thành năm mức như trên, nhưng trong từng nhóm chỉ tiêu phi tài chính lại bao gồm năm chỉ tiêu chi tiết với mức điểm 4, 8, 12, 16, 20. Tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số sẽ là kết quả để xếp loại.
Hệ thống XHTD của Vietinbank phân loại doanh nghiệp theo ba nhóm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp
Bảng 1.8: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm
XHTD doanh nghiệp của Vietinank (Đơn vị: %)
______________________________________________________BCTC được kiểm toán BCTC chưa được kiểm tốn Các chỉ tiêu tài chính______ _________55%_________ ___________40%___________ Các chỉ tiêu phi tài chính _________45%_________ ___________60%___________
______________(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)______________
Bảng 1.9: Hệ thống ký hiệu XHTD doanh nghiệp của Vietinbank
Bảng Xếp hạng _________________Đánh giá xếp hạng_________________
92,4 - 100 AA+ Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đạthiệu quả cao, ổn định. Triển vọng phát triển lâu dài. Rủi ro thấp.__________________________________________ 84,8 - 92,3 AA Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đạthiệu quả, ổn định. Triển vọng phát triển lâu dài. Rủi ro
thấp.____________________________________________ 77,2 - 84,7 AA- Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhấtđịnh, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhưng không ổn
định. Triển vọng phát triển tốt. Rủi ro thấp._____________ 69,6 - 77,1 BB+ Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và có hiệu quả trongngắn hạn, tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn. Rủi
ro trung bình._______________________________
62 - 69,5 BB
Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn. hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất do những biến động lớn. Rủi ro trung bình, khả năng trả nợ có thể bị giảm._______________________________ 54,4 - 61,9 BB-
Khả năng tự chủ tài chính thấp, dịng tiền biến động theo chiều hướng xấu, hiệu quả kinh doanh không cao, dễ bị tác động lớn từ những biến động nhỏ trong kinh doanh. Rủi ro cao._______________________________________ 46,8 - 54,3 CC+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, khơng ổn định, nănglực tài chính yếu, bị thua lỗ trong gần đây và đang phải
khó khăn để duy trì khả năng sinh lời. Rủi ro cao.________ 39,2 - 46,7 CC Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, năng lực tài chínhyếu kém, đã có nợ q hạn dưới 90 ngày. Rủi ro rất cao,
khả năng trả nợ kém._______________________________ 31,6 - 39,1 CC- Hiệu quả hoạt động kinh doanh rất thấp, bị thua lỗ, khơngcó triển vọng phục hồi, năng lực tài chính yếu kém, đã có
nợ q hạn. Rủi ro rất cao.___________________________ <31,6 C Tài chính yếu kém, bị thua lỗ kéo dài, có nợ khó địi. Rủiro đặc biệt cao, mất khả năng trả nợ.___________________
______________(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)______________
Vietinbank còn phân loại doanh nghiệp theo hai loại là: doanh nghiệp đã được kiểm toán và doanh nghiệp chưa được kiểm toán như sau:
Kết quả xếp hạng được phân thành 10 mức theo hệ thống ký hiệu giảm dần từ AA+ đến C như trình bày trong bảng sau:
So với hệ thống XHTD doanh nghiệp của BIDV thì mơ hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Vietinbank chú trọng đến các chỉ tiêu tài chính nhiều hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính vẫn tương đồng với nhau với độ lệch không quá cao.
Ket luận chương I: Trong chương này, đề tài nghiên cứu đã trình bày những
lý luận cơ bản về XHTD và các hướng dẫn về XHTD của NHNN. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày một số mơ hình XHTD doanh nghiệp của các tổ chức xếp hạng quốc tế và các NHTM trong nước, làm cơ sở so sánh để đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Vietcombank trong chương III của đề tài nghiên cứu này.