Thực trạng chất lượng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2007-

Một phần của tài liệu 0038 giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 55)

j OdIWKiNITONW//)

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2007-

2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2007-2010

Vốn tín dụng của Vietcombank luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. Vietcombank cũng được biết đến là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành quan trọng như dầu khí, điện lực, sắt thép, xăng dầu, thủy điện và nông nghiệp v.v... Đồng thời, Vietcombank cũng là ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Vietcombank liên tục tăng trưởng, thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: TÍN DỤNG

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: NHTMCP Ngoại thương Việt Nam)

Hoạt động tín dụng của Vietcombank đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tính đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng đạt 176.814 tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2009. Dư nợ cho vay SMEs chiếm tỷ trọng 29,6% trên tổng dư nợ, đạt kế hoạch đề ra.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo Ngành kinh tế tại 31/12/2010 Khai khoáng Các ngành khác 11% Nhà hàng, khách sạn 2% Thương mại dịch vụ 22% Nông nghiệp, thủy hải sản 1%

Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

7%

Xây dựng

6%

Sản xuất và gia công chế biến Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 8% 36% 7%

(Nguồn: NHTMCP Ngoại thương Việt Nam)

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo Thành phần kinh tế tại 31/12/2010

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

5%

(Nguồn: NHTMCP Ngoại thương Việt Nam)

Hoạt động tín dụng của Vietcombank được đánh giá là phát triển cân đối hài hòa trong cơ cấu danh mục theo kỳ hạn, khách hàng, theo ngành và chú trọng quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng cũng thường xuyên được kiểm soát, đảm bảo cân đối giữa cho vay và khả năng nguồn vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, tối đa hóa lợi nhuận.

về cơ cấu cho vay

> Theo loại tiền: Tính đến cuối tháng 12/2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ VND đã gần bắt kịp tốc độ tăng trưởng dư nợ ngoại tệ, tương ứng 21,3% và 25,4%.

> Theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn có sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 28,5% so với cuối năm 200, trong khi dư nợ trung dài hạn chỉ tăng 20,9%, vì vậy, Vietcombank đã kiểm soát được tốc độ tăng trưởng trung dài hạn theo đúng hướng nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định về “tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn”.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn

31/12/2010 31/12/2009

(Nguồn: NHTMCP Ngoại thương Việt Nam)

Về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

Tỷ trọng dư nợ cho vay SMEs theo tiêu chí của Nghị định 90/CP và Nghị định 56/CP đều đạt kế hoạch đề ra - tương ứng đạt tỷ trọng 29,6% và 17,2%.

Tín dụng thể nhân đạt 19.158 tỷ đồng, tăng 38,9% so với năm trước, chiếm tỷ trọng dư nợ cho vay thể nhân là 10,9%.

Tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 31/12/2010 là 8.117 tỷ đồng.

Vietcombank thường xuyên chú trọng quản lý chất lượng tín dụng. Thông qua việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7 - Quyết định 493, chất lượng tín dụng của Vietcombank được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,83% thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nợ xấu 2010 cao hơn 2009 chủ yếu là do thay đổi phương pháp phân loại nợ, thể hiện quan điểm thận trọng hơn của Vietcombank.

Một phần của tài liệu 0038 giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w