Trong 3 năm trở lại đây, với mục tiêu, định hướng phát triển bán lẻ của Ban Lãnh đạo VietinBank, cùng với lộ trình chuyển đổi mô hình, hoạt động của các PGD đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên tại CN Hoạt động của các PGD chưa được CN quan tâm, chú trọng dẫn đến, quy mô hoạt động của PGD còn thấp, việc triển khai, áp dụng các SPDV còn hạn chế. Dư nợ là nguồn thu mang lại lợi nhuận chính cho hoạt động cho vay tại chi nhánh. Dư nợ bán lẻ tại chi nhánh đạt kết quả tương đối thấp, hiện đang là vấn đề bất cập mà cả khối bán lẻ và chi nhánh đang rất quan tâm. Để tăng trưởng được dư nợ bán lẻ hiệu quả chi nhánh cần đề ra những chính sách cụ thể
a. Cơ cấu lại danh mục sản phẩm
Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đồng thời dịch chuyển dần cơ cấu sang cho các sản phẩm bán lẻ, khách hàng nhiều tiềm năng với từng phân khúc khách hàng, tận dụng thương hiệu và mạng lưới rộng lớn để tăng cường bán chéo các sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thì phần đối với mảng ngân hàng bán lẻ.
Khai thác các khách hàng siêu vi mô tiềm năng hiện đang quan hệ tiền gửi tại chi nhánh, để bán chéo sản phẩm cho vay và các dịch vụ tiện ích kèm theo.
b. Quan tâm phát triển khách hàng mới và chăm sóc khách hàng hiện hữu
Chi nhánh giao chỉ tiêu cụ thể việc phát triển khách hàng mới và chăm sóc khách hàng hiện hữu đến từng phòng ban và cá nhân. Từ số lượng khách hàng, doanh số tăng thêm từ khách hàng hiện hữu, các sản phẩm bán thêm cho khách hàng
c. Triển khai bán lẻ trong bán buôn.
Với lợi thế từ ngân hàng bán buôn, chi nhánh có một lượng khách hàng lớn là các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp lớn...CN có lượng khách hàng là CBCVN tiềm năng khổng lồ tại các đơn vị này chưa được chú trọng khai thác. CN nên triển khai nghiên cứu các gói sản phẩm đa tiện ích cho từng đối tương tùy theo từng đặc điểm của doanh nghiệp để đưa ra các gói sản phẩm dịch vụ tiện ích cho phù hợp với từng đối tượng như: Tập đoàn, tổng công ty, Bệnh viện, trường học, chuỗi nhà hàng, khách sạn.. ..để bán chéo các sản phẩm dịch vụ được tối ưu nhất.