Khái quát về Ngânhàng TMCP Ngoại thương V N CN Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 42)

2.1.1.1. Thông tin tổng quan

Ngày 26/02/2010, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam _ CN Thanh Hóa được thành lập theo quyết định số 88/HĐQT - TCCBĐT của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6/2010, cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanhcủa VCB Thanh Hóa đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. Vớihơn 6 năm xây dựng và trưởng thành, VCB Thanh Hóa đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, có bước phát triển đáng kể và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh- dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanhđối nội và kinh doanhđối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TCMP Ngoại thương Việt Nam — CN Thanh Hóa

Bộ máy tổ chức của VCB Thanh Hóa gồm có Ban giám đốc, 05 phòng nghiệp vụ và 05 phòng giao dịch với 115 nhân viên.

Ban Giám đốc

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức VCB Thanh Hóa

(Nguồn: Phòng HCNS- VCB Thanh Hóa)

> Các phòng/ ban:

- Ban Giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. - Phòng nghiệp vụ bao gồm 07 phòng: + Phòng Khách hàng bán buôn + Phòng Khách hàng bán lẻ + Phòng Ke toán + Phòng Quản lý nợ + Phòng Dịch vụ khách hàng + Phòng Ngân quỹ + Phòng Hành chính nhân sự - Phòng giao dịch: 05 phòng V PGD Cao Thắng. V PGD Hạc Thành. V PGD Đông Vệ. V PGD Quảng Xương

29

J PGD Yên Định

> Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Chức năng, nhiệm vụ chung của các phòng thuộc CN đó là tham mưu, hỗ trợ Ban giám đốc Chi nhánh (CN) trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanhvà quản lý rủi ro của CN trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:

- Phòng Khách hàng

Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc Chi nhánh trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanhđối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp phù hợp với định hướng của ngân hàng ngoại thương trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của ngân hàng ngoại thương. Và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong từng thời kỳ.

Nhiệm vụ cụ thể: Quan hệ khách hàng; Thẩm định tín dụng; Tài trợ thương mại, Quản lý nợ; Tác nghiệp và một số công tác khác.

- Phòng Dịch vụ khách hàng

Chức năng: Tham mưu cho Ban lãnh đạo CN trong Quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanhbán lẻ tại CN/phòng giao dịch(PGD) phù hợp với định hướng của ngân hàng ngoại thương trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của ngân hàng ngoại thương; Đầu mối khai thác, triển khai và bán các sản phẩm Thẻ và Dịch vụ ngân hàng điện tử cho các đối tượng khách hàng và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ được giao theo quy định của ngân hàng ngoại thương trong từng thời kỳ.

Nhiệm vụ cụ thể: Tư vấn khách hàng; Quan hệ khách hàng; Thẩm định tín dụng; Quản lý nợ; Nghiên cứu và phát triển thị trường; Tác nghiệp; Sản phẩm thẻ và Dịch vụ ngân hàng điện tử và một số công tác khác.

- Phòng Kế toán:Tham mưu Ban lãnh đạo CN trong công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ, quản lý hệ thống máy tính và điện toán, quản lý, kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ, quản lý nợ... tại CN.

- Phòng Ngân quỹ: Tham mưu Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác Quản lý, sử dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 1. Huy động vốnđảm... của CN tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển.2.839 3.183 4.165 112 130

- Phòng Hành chính nhân sự: Tham mưu cho Ban Giám Đốc chi nhánh trong công tác quản lý cán bộ, văn phòng, hành chính quản trị của chi nhánh

- Các Phòng giao dịch:

Thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và các nghiệp vụ khác theo quy định của NHNN, NHNT thuộc phạm vi được uỷ quyền của Tổng giám đốc/Giám đốc chi nhánh và các quy định của Quy chế này.

PGD phối hợp cùng Phòng Khách hàng hoặc Phòng Dịch vụ khách hàng nghiên cứu thị trường; tham mưu và hỗ trợ Ban giám đốc chi nhánh quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanhđối với phân khúc khách hàng bán lẻ hoặc KHDN tại địa bàn.

Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm... theo phân cấp, ủy quyền tại PGD bảo đảm an toàn kho quỹ của PGD tại nơi giao dịch, trên đường vận chuyển và kho bảo quản (trường hợp PGD được để tồn quỹ tiền mặt) theo quy định của ngân hàng ngoại thương.

PGD có đặt máy ATM, Kiosk Banking: Có trách nhiệm quản lý máy ATM, Kiosk Banking, tiếp quỹ ATM.

2.1.1.3. Nguồn lực của Ngân hàng TCMP Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Thanh Hóa

Để đáp ứng yêu cầu trong hoạt động kinh doanhtheo mục tiêu, định hướng mà ban giám đốc đề ra, VCB Thanh Hóa luôn quan tâm, chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đang có và thực hiện chính sách tuyển dụng lực lượng nhân sự trẻ với trình độ chuyên môn đầu vào cao, phù hợp. Ban lãnh đạo của Ngân hàng đã xác định rõ công tác tổ chức cán bộ là khâu quyết định đến sự thành bại của đơn vị. Vì vậy, trong những năm qua song song với công tác tuyển dụng, Ngân hàng còn bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của nhân viên qua việc tổ chức các lớp đào tạo nhân viên của mình.

VCB Thanh Hóa đã và đang quan tâm đến công tác tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao trên địa bàn. Công tác tuyển dụng tại CN là rất khắc khe và

đòi hỏi cao nên hầu hết nhân viên tuyển vào đều có trình độ đại học, đây là lực lượng lao động có chất lượng, đóng vai trò chủ chốt trong mọi hoạt động của VCB Thanh Hóa. Việc nâng cao trình độ cán bộ nhân viên sẽ giúp CN nâng cao hiệu quả công việc, cũng như nâng cao tính cạnh tranh của VCB Thanh Hóa với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác nhân viên trên 40 tuổi, những nhân viên có trình độ đại học và trên đại học dần chiếm tỷ lệ lớn trong CN, điều đó cho thấy CN đang dần tuyển chọn và giữ chân những người có kinh nghiệm cũng như năng lực thực sự.

2.1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Thanh Hóa

Với 9 năm đi vào hoạt động, ban đầu VCB Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, số lượng cán bộ nhân viên còn ít và chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên, hoạt động của CN đã nhanh chóng đi vào ổn định và đạt được nhiều kết quả khả quan. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của VCB Thanh Hóa như sau:

Bảng 2.1: Chỉ tiêu kinh doanhchính

2. Dư nợ cho vay 7.243 8.799 9.504 121 109

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam - CN Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 42)